Bộ luật tố tụng hình sự năm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay (Trang 70 - 77)

- Trung Quốc

2.1.2.4Bộ luật tố tụng hình sự năm

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được Quốc hội khố XI thơng qua ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ tư, cĩ hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 là sự kết tinh và thể hiện những tư tưởng mới về cải cách tư pháp hình sự, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, cũng như đáp ứng quá trình hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.

Những tư tưởng mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được thể hiện trên các lĩnh vực: Bảo đảm hiệu quả quyền con người, quyền dân chủ trong hoạt động tố tụng hình sự; tăng cường chất lượng hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng; phân định rõ ràng hệ thống thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm nâng cao tính hiệu quả và hiệu lực của cơng tác phịng chống tội phạm.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được chia làm tám phần, gồm 37 chương với 346 điều. Dưới đây là những nội dung cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự quy định về thực hành quyền cơng tố:

a. Về chức năng, nhiệm vụ chung của Viện kiểm sát và của Viện trưởng, Phĩ Viện trưởng, Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự

- Nguyên tắc thực hành quyền cơng tố (Điều 23):

+ Viện kiểm sát thực hành quyền cơng tố trong tố tụng hình sự, quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước Tồ án;

+ Viện kiểm sát thực hành quyền cơng tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng

người, đúng tội, đúng pháp luật, khơng để lọt tội phạm và người phạm tội, khơng làm oan người vơ tội.

- Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng Viện kiểm sát trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động tố tụng hình sự (Khoản 1 Điều 36):

+ Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động thực hành quyền cơng tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự;

+ Quyết định phân cơng Phĩ Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thực hành quyền cơng tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự;

+ Kiểm tra các hoạt động thực hành quyền cơng tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của Phĩ Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên;

+ Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định đã cĩ hiệu lực pháp luật của Tồ án theo quy định của pháp luật;

+ Quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ các quyết định khơng cĩ căn cứ và trái pháp luật của Phĩ Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên;

+ Quyết định rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định khơng cĩ căn cứ và trái pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới;

+ Quyết định thay đổi Kiểm sát viên;

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát. Khi Viện trưởng Viện kiểm sát vắng mặt, một Phĩ Viện trưởng được Viện trưởng ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng. Phĩ Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và nhiệm vụ được giao.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng và Phĩ Viện trưởng trong hoạt động thực hành quyền cơng tố (Khoản 2 Điều 36):

Khi thực hành quyền cơng tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự, Viện trưởng Viện kiểm sát cĩ những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

+ Quyết định khởi tố vụ án, quyết định khơng khởi tố vụ án; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này;

+ Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên;

+ Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn; quyết định gia hạn điều tra, quyết định gia hạn tạm giam; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can;

+ Quyết định phê chuẩn, quyết định khơng phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra;

+ Quyết định hủy bỏ các quyết định khơng cĩ căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra;

+ Quyết định chuyển vụ án;

+ Quyết định việc truy tố, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quyết định trưng cầu giám định;

+ Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, quyết định phục hồi điều tra, quyết định xử lý vật chứng;

+ Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm các bản án, quyết định của Tồ án; + Cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.

Khi được phân cơng thực hành quyền cơng tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự, Phĩ Viện trưởng Viện kiểm sát cĩ những nhiệm vụ và quyền hạn như của Viện trưởng.

- Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên được phân cơng thực hành quyền cơng tố (Điều 37):

+ Đề ra yêu cầu điều tra; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người cĩ quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án;

+ Tham gia phiên tồ; đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát liên quan đến việc giải quyết vụ án; tranh luận với những người tham gia tố tụng tại phiên tồ;

+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo sự phân cơng của Viện trưởng Viện kiểm sát.

b. Về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Viện kiểm sát khi thực hành quyền cơng tố

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành cơng tố trong giai đoạn điều tra (Điều 112):

+ Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này;

+ Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra; khi xét thấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này;

+ Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định của Bộ luật này; nếu hành vi của Điều tra viên cĩ dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự;

+ Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khác, quyết định phê chuẩn, quyết định khơng phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật này;

+ Hủy bỏ các quyết định khơng cĩ căn cứ và trrái pháp luật của Cơ quan điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can;

+ Quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

- Về các quy định liên quan đến trách nhiệm của Viện kiểm sát trong các hoạt động tố tụng cụ thể:

+ Giải quyết tố giác và tin báo về tội phạm (Khoản 1,4 Điều 103): Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cĩ trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát cĩ trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu cĩ liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra cĩ thẩm quyền.

+ Về quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc khởi tố vụ án hình sự (Điều 109): Viện kiểm sát thực hành quyền cơng tố trong việc khởi tố vụ án hình sự, bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện đều phải được khởi tố, việc khởi tố vụ án cĩ căn cứ và hợp pháp. Trong trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phịng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển…khơng cĩ căn cứ thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố đĩ; nếu quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan đĩ khơng cĩ căn cứ, thì Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định đĩ và ra quyết định khởi tố vụ án. Trong trường hợp quyết định khởi tố vụ án của Hội đồng xét xử khơng cĩ căn cứ thì Viện kiểm sát kháng nghị lên Tồ án cấp trên.

+ Về trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc xem xét, phê chuẩn bắt khẩn cấp (Điều 81): Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát phải trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt trước khi xem xét, phê chuẩn hoặc khơng phê chuẩn việc bắt khẩn cấp. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định khơng phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định việc khơng phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt.

+ Về trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc xem xét, phê chuẩn gia hạn tạm giữ (Khoản 2 Điều 87): Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu xét thấy quyết định tạm giữ khơng cĩ căn cứ hoặc khơng cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và nguời ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

+ Về việc Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can (Điều 126, 127): Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi các quyết định này và các tài liệu cĩ liên quan cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 3 ngày, kể từ khi nhận được các quyết định

trên, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ các quyết định trên. Nếu trong quá trình điều tra vụ án, Viện kiểm sát phát hiện thấy cĩ người đã thực hiện hành vi phạm tội mà chưa được khởi tố thì yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can. Sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra mà Viện kiểm sát phát hiện cĩ người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra. Khi tiến hành điều tra, nếu cĩ căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can khơng phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc cịn hành vi phạm tội khác thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.

+ Về việc gia hạn thời hạn điều tra, gia hạn thời hạn tạm giam (Điều 119, 120): Viện kiểm sát cấp huyện được gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, được gia hạn tạm giam lần thứ nhất và lần thứ hai đối với tội phạm nghiêm trọng và gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm rất nghiêm trọng. Viện kiểm sát cấp huyện được gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, được gia hạn tạm giam lần thứ nhất và lần thứ hai đối với tội phạm nghiêm trọng và gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm rất nghiêm trọng.

+ Về việc hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người cĩ quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (Khoản 3 Điều 131, Khoản 6 Điều 135, Điều 137): Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên cĩ thể hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người cĩ quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

+ Về thực nghiệm điều tra (Khoản 3 Điều 153): Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát cĩ thể tiến hành thực nghiệm điều tra.

+ Về đình chỉ điều tra (Điều 164): Việc đình chỉ điều tra thuộc trách nhiệm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát khơng ra quyết định đình chỉ điều tra. Trong trường hợp Viện kiểm sát phát hiện thấy cĩ căn cứ đình chỉ điều tra trong khi điều tra mà Cơ quan điều tra khơng đình chỉ điều tra thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra cĩ căn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra khơng cĩ căn cứ thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố.

+ Về đình chỉ vụ án (Điều 169): Trong trường hợp quyết định đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát cấp dưới khơng cĩ căn cứ và trái pháp luật, thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên cĩ quyền hủy bỏ quyết định đĩ và yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới ra quyết định truy tố.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành cơng tố trong giai đoạn xét xử:

+ Về việc hỏi bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự… (Điều 209, 210, 211): Quy định rõ nội dung hỏi bị cáo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội của bị cáo; quy định rõ trách nhiệm của Kiểm sát viên trong việc hỏi người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự… về những điểm mà họ trình bày chưa đầy đủ hoặc cĩ mâu thuẫn; quy định rõ trách nhiệm của Kiểm sát viên về việc hỏi người làm chứng.

+ Về những yêu cầu trong việc luận tội của Kiểm sát viên (Điều 217): Luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ vào tài liệu chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tồ và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tồ.

+ Về đối đáp (Điều 218): Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác cĩ quyền trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình. Kiểm sát viên phải đưa ra lập luận của mình đối với

từng ý kiến. Chủ toạ phiên tồ cĩ quyền đề nghị Kiểm sát viên đáp lại những ý kiến cĩ liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đĩ chưa được Kiểm sát viên tranh luận.

+ Về kháng nghị quyết định của Tồ án cấp sơ thẩm (Điều 239): Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 7 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày, kể từ ngày Tồ án ra quyết định.

+ Về thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (Điều 275): Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cĩ thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong thủ tục rút gọn (Điều 319): Sau khi khởi tố vụ án, theo đề nghị của Cơ quan điều tra hoặc xét thấy vụ án cĩ đủ các điều kiện quy định tại Điều 319 thì Viện kiểm sát cĩ thể ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn. Thủ tục rút gọn rút ngắn thời hạn điều tra là 12 ngày (ra quyết định truy tố là 4 ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát nhận

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay (Trang 70 - 77)