Dạng cấu trúc trần thuật đảo lộn trình tự thời gian

Một phần của tài liệu Cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân (Trang 96 - 114)

theo trật tự từ trước đến sau, từ mở đầu đến kết thúc. Cách tổ chức sự kiện này thường hướng đến sự thể hiện ý nghĩa của chuỗi sự kiện trong mối quan hệ nhân quả. Kim Lân cũng kế thừa cách tổ chức trần thuật này. Bên cạnh đó, có một số

lượng đáng kể truyện ngắn của ông mở đầu thời điểm trần thuật ở nhiều thời

điểm khác nhau của thời gian cốt truyện. Ở những trường hợp như vậy, mạch tự

sự của tác giả sẽ không xuôi chiều mà có sự trởđi trở lại, có sự xen kẽ giữa hiện tại và quá khứ. Sự xáo trộn thời gian này thường gắn với quy luật tâm lí, với việc hướng người đọc đến việc đi tìm nguyên nhân, cội nguồn của hiện tại… Dạng cấu trúc trần thuật đảo lộn trình tự thời gian trong truyện ngắn Kim Lân mang

đặc điểm khá đa dạng. Mạch tự sự có thể mởđầu từ hiện tại rồi trở về quá khứ, từ

quá khứ gần đến quá khứ xa rồi trở về hiện tại. Hoặc mạch tự sự không xuôi chiều mà có sự trởđi trở lại, xen kẽ giữa quá khứ và hiện tại…

3.2.4.2. So với các dạng cấu trúc trần thuật khác, sựđa dạng và mức độ rõ ràng của dạng cấu trúc trần thuật đảo lộn trình tự thời gian được thể hiện ít hơn. Nhưng với con số 10/28truyện là một con sốđáng kểđể định hình nên một dạng cấu trúc trần thuật khác của nhà văn Kim Lân.

Ở nhóm truyện thứ nhất (gồm các truyện: Nên v nên chng, Ch

Nhâm…), mạch tự sự không xuôi chiều mà đi từ hiện tại trở về quá khứ, từ quá khứ gần đến quá khứ xa. Trong truyện Nên v nên chng, mạch trần thuật bắt

đầu từ sự kiện anh Thế chị Hoà xây dựng gia đình trong một hoàn cảnh hết sức cảm động và được mọi người vun vén rất nhiệt tình. Từ sự kiện này, mạch tự sự

trở về quá khứ gần với câu chuyện về các tên “anh cu Ế” trong những ngày tháng sống tủi nhục. Từ quá khứ gần, mạch trần thuật trở về quá khứ xa với nhiều chuyện: chuyện “một năm đói mẹ Thếđem bốn đứa con nhỏ lên đất Triều Dương kiếm việc”, chuyện đồng chí Vân giúp Thế kể khổ, chuyện hai lần lấy vợ không thành của Thế. Ở phần hai của truyện, mạch tự sự cũng trở về quá khứ với các câu chuyện: chuyện bố mẹ Hoà đem con tìm đất kiếm sống, chuyện bố Hoà và em Hoà bị giết, chuyện mẹ Hoà thương chồng thương con khóc cho đến chết, chuyện Hoà dũng cảm kể tội thằng Khang… Tương tự, ở truyện Ch Nhâm, mạch tự sự mở đầu bằng việc giới thiệu câu chuyện chị Nhâm vì địa chủ phải

trốn lên rừng 27 tháng. Tiếp đó, mạch truyện trở về quá khứ hai mươi năm trước với câu chuyện hai vợ chồng ông lão đánh dậm có hai cô con gái là Nhâm và Cấn. Sau những sự kiện về quãng đời bất hạnh của Nhâm và gia đình, truyện kết thúc bằng sự kiện Dung và Nhâm trở thành vợ chồng. Họ thoát khỏi cảnh đời khốn khổ, trở thành chủ nhân của cuộc đời mình.

Ở hai truyện Nên v nên chng, Ch Nhâm, với việc tổ chức mạch tự sự từ

hiện tại trở về quá khứ, tác giảđã làm nổi bật quá khứ đau thương của những số

phận bất hạnh. Sựđối lập giữa hiện tại cuộc đời mới với quá khứ bất hạnh đã làm nổi bật chủ đề tác phẩm: chỉ có cách mạng mới thay đổi được số phận bất hạnh của người nông dân, chỉ có cách mạng mới đem lại hạnh phúc cho họ.

Ở nhóm truyện thứ hai (gồm các truyện: Thượng tướng Trn Quang Khi - Trng vt, Người chú dượng, Bà m Cn…), cấu trúc trần thuật lại mang một

đặc điểm khác: mạch tự sự không xuôi chiều mà có sự trởđi trở lại, có sự xen kẽ

giữa hiện tại và quá khứ. Trong truyện Thượng tướng Trn Quang Khi - Trng Vt, mạch tự sự bắt đầu từ thời điểm một đêm cuối xuân Tần ru con ngủ

với bao tâm trạng ngổn ngang. Tiếp đó, mạch tự sự có sự trở đi trở lại, xen kẽ

giữa nhiều câu chuyện của quá khứ với hiện tại: chuyện tình giữa Tần và Đức Thái Tông Trần Cảnh; chuyện về chàng đô vật Trạng Sặt; chuyện về hai ông đô Voi, đô Nghê thời Lý; chuyện cha con Đức Thái Tông Trần Cảnh nhận ra nhau… Như vậy, ở truyện ngắn này, sự trở đi trở lại xen kẽ của quá khứ nhằm hướng người đọc đến việc giải thích nguyên nhân, cội nguồn của hiện tại . Đó là sự dở

dang của cuộc đời Tần; sự say mê, hiểu biết cặn kẽ của Đức Thái Tông Trần Cảnh với môn võ vật… Nói cách khác, việc xáo trộn trật tự cốt truyện trong truyện ngắn này đã mở hướng đưa thêm vào tác phẩm một số cốt truyện khác: cốt truyện của câu chuyện tình giữa cô gái tên Tần với Đức Thái Tông Trần Cảnh, cốt truyện của câu chuyện về hai ông tướng Đá Rãi…

Tương tự, trong truyện Bà m Cn, sự xen kẽ giữa hiện tại và quá khứ trong mạch tự sự cũng mang ý nghĩa đi tìm nguyên nhân hoàn cảnh hình thành nên tính cách “khó hiểu” của bà mẹ Cẩn. Đó là quá khứđau khổ, dở dang vềđường chồng

con. Ngoài ra, ởđây mạch tự sự còn nhằm hướng người đọc đến sựđồng cảm với nhân vật.

Ở truyện Người chú dượng, với kiểu người trần thuật xưng tôi vừa là người dẫn truyện vừa là một nhân vật, Kim Lân có chín lần hồi ức. Theo mạch hồi ức, mạch tự sự không xuôi chiều mà có sự trởđi trở lại, xen kẽ giữa quá khứ và hiện tại. Mỗi khi hồi ức hiện ra, mạch tự sự lại chuyển sang một câu chuyện thuộc về

quá khứ: chuyện cái bến Mảng - thủ đô Lửa với bao con người thân thiết mà nhân vật tôi đã từng gắn bó; chuyện cái lối đi qua làng U, làng Ngò; chuyện thân một cây trám và những cụm sau sau xơ xác; chuyện vợ chồng ông phán già; chuyện về trại Han những ngày kháng chiến; chuyện dì Bản; chuyện ông Mạc và con dao rừng vỏ gỗ… Những câu chuyện xuất hiện theo kí ức của nhân vật tôi có khi vài trang, có khi là một đoạn. Đó là những thông tin ngắn gọn về quá khứ

nhân vật. Cũng có khi, chỉ mấy dòng ngắn ngủi mà Kim Lân đã có cả hình ảnh gợi nhớ của hiện tại và một câu chuyện thuộc về quá khứ:

Tôi đã đến dẫy tường đổ, trơ vơ bên sườn một quả đồi sỏi đỏ. Cái nhà này tôi biết. Đấy là nhà vợ chồng một ông phán già ở Hà Nội có con cùng làm một cơ quan với vợ tôi. Anh con giai ấy ốm, rồi chết từ hồ còn kháng chiến. Vợ chồng ông phán tôi có gặp mấy lần ở Hà Nội, tôi có lại nhà chơi. Bây giờ vợ chồng ông

ở với người con gái đã luống tuổi làm trong một hợp tác xã đan len gần chợ Cửa Nam [54, tr.453].

3.2.4.3. Ở dạng cấu trúc trần thuật này, chúng tôi nhận thấy mạch tự sự

thường diễn ra theo hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, mạch từ sự bắt đầu từ

thời điểm hiện tại sau đó trở về quá khứ rồi kết thúc ở hiện tại. Ở trường hợp này, mạch tự sự thường trở về một khoảng dài của quá khứ. Trường hợp thứ hai, mạch tự sự có sự trởđi trở lại, xen kẽ giữa hiện tại và quá khứ với những khoảnh khắc nhớ ở nhiều thời điểm khác nhau. Trong cả hai trường hợp, mạch tự sự có thể

diễn ra theo mạch hồi ức nhân vật, theo hướng đi tìm nguyên nhân cội nguồn của hiện tại hay theo hướng truyện lồng truyện… Ở cả hai trường hợp trên, tác giả

thường hướng đến sự so sánh, đối lập giữa quá khứđau buồn bất hạnh với hiện tại về sự đổi đời của nhân vật trong cuộc sống mới. Có thể nói, ở dạng cấu trúc

trần thuật này, Kim Lân có những nét tương đồng và khác biệt với Nam Cao. Trong truyện ngắn Nam Cao, mạch tự sự cũng có sự trở về của những khoảng dài quá khứ nhân vật. Nhưng trong truyện ngắn Nam Cao, quá khứ nhân vật thường là quá khứ êm đềm, trong sáng, đáng nhớ hơn so với hiện tại (Đời tha, Trăng sáng, Chí Phèo…). Những quá khứ này thường đặt Trong sự so sánh đối lập với tương lai bế tắc do hoàn cảnh xã hội tạo ra. Ở truyện ngắn của Nam Cao, sự trở

về của quá khứ trong mạch tự sự thường nhằm chuyển sự chú ý của người đọc từ

sự việc sang nội tình bên trong của nhân vật. Đó là những bi kịch của con người trong xã hội cũ…

KẾT LUẬN

Kim Lân đến với văn học bằng sự say mê ham thích và ý chí vượt lên số

phận. Ông viết văn với một tâm niệm chân thành: đòi cho mình một chỗ đứng, một nhân phẩm trong cuộc sống quẩn quanh ở nông thôn bấy giờ. Chính vì tâm niệm chân thành, đẹp đẽ ấy mà hầu hết các sáng tác của Kim Lân đều tập trung vào hai mảng đề tài lớn: cuộc sống, tâm tư tình cảm của người nghèo khổ và những sinh hoạt văn hoá cổ truyền, những thuần phong mỹ tục ở nông thôn.

Trước cách mạng tháng tám, Kim Lân bước vào làng văn với những truyện ngắn mang tính tự truyện đăng trên báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ

nhật. Ở giai đoạn sáng tác này, ý thức trách nhiệm của nhà văn đối với ông còn mơ hồ. Ông thường viết về bản thân và cái mình thích. Tuy nhiên, với tấm lòng của người vốn là con đẻ của đồng ruộng, Kim Lân đã hướng ngòi bút vào cuộc sống và con người của quê hương. Ông tập trung phản ánh cuộc sống nông thôn cùng với những cảnh đời nghèo khổ, lam lũ của người nông dân. Bên cạnh đó, Kim Lân còn có một số tác phẩm viết về những thú vui, trò chơi nơi thôn dã như: chọi gà, thả chim, chó săn, đánh vật… Có thể nói, những truyện ngắn viết về

những sinh hoạt văn hoá cổ truyền của ông đã tạo được những ấn tượng sâu sắc

đối với người đọc. Đây là những trang viết thể hiện rất rõ vốn hiểu biết tường tận, phong phú của nhà văn về những giá trị văn hoá truyền thống.

Sau cách mạng tháng tám, nhà văn ý thức hơn về trách nhiệm của mình đối với cuộc sống và xã hội. Ông tiếp tục viết về những cảnh đời khốn khó, tội nghiệp. Ông đi sâu vào thể hiện những thay đổi tình cảm, nhận thức, sự đổi đời của người nông dân nhờ cách mạng, những hoạt động phục vụ cách mạng bình thường nhưng đáng quí của họ. Với một tầm nhìn, tầm nghĩ mới, Kim Lân đã sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị như: V nht, Làng

Cả đời văn, Kim Lân chủ yếu viết truyện ngắn. Hơn ba mươi truyện ngắn là con số không nhiều so với các nhà văn cùng thời nhưng ông đã có những đóng góp đáng kể cho đề tài nông thôn, thể tài truyện ngắn và nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Thành công của Kim Lân xuất phát từ tài năng bẩm sinh, vốn sống đầy

đặn, phong phú, khả năng quan sát và thể hiện độc đáo. Mỗi tác phẩm của ông là một sự phát hiện, khẳng định bản chất tốt đẹp của con người. Ông luôn hướng ngòi bút của mình tới điều thiện, cố gắng tìm tòi để nhận ra những biểu hiện tốt

đẹp của cuộc sống và của con người với tấm lòng bao dung, nhân ái tràn đầy. Bởi vậy, đọc truyện Kim Lân, người đọc luôn cảm nhận được ở tác phẩm của ông thường toát lên cảm hứng ca ngợi những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, cảm hứng yêu thương trân trọng con người và cuộc sống của con người. Nguồn mạch cảm hứng ấy xuất phát từ cái tâm của con người nhân ái, cái tâm của người cầm bút. Cái tâm ấy bình dị, chất phác mà sâu sắc như con người ông. Trong văn Kim Lân, người đọc không bắt gặp những câu chữ được đánh bóng mạ kền. Ông có cái nhìn, lối nghĩ và cách diễn đạt của người vốn bình dị chất phác. Văn của ông không ồn ào mà chân chất, trong sáng mà chững chạc.

Kim Lân từng quan niệm: trong truyện ngắn, chi tiết vô cùng quan trọng. Truyện của ông đầy ắp những chi tiết. Trước khi viết, nhà văn chuẩn bị rất kỹ chi tiết, cốt truyện và nhân vật. Để khắc hoạ chân thật, giản dị hình ảnh con người và cuộc sống của con người, nhà văn thường vận dụng các kiểu trần thuật trong phương thức trần thuật khách quan và phương thức trần thuật chủ quan.

Ở phương thức trần thuật khách quan, kiểu trần thuật lạnh lùng là kiểu trần thuật được sử dụng nhiều nhất. Với những đặc điểm của kiểu trần thuật này, tác giả để cho nhân vật, sự kiện tự nó hiện ra và diễn biến như trong đời sống thật. Nhà văn tách khỏi câu chuyện, tạo cho người đọc cảm giác Như được tiếp xúc trực tiếp với các nhân vật và các sự kiện. Từ đó, người đọc có thể cảm nhận,

đánh giá theo cách của riêng mình. Bên cạnh đó, trong một số truyện ngắn, khi cần thiết, tác giả lại hoà mình vào nhân vật để bộc lộ thế giới nội tâm của nhân vật. Ở những trường hợp này, lời nói nửa trực tiếp được sử dụng nhằm khai thác triệt để tâm lý nhân vật. Ngoài ra, trong một số truyện ngắn như: Đứa con người v l, Cô Va, V nht, Làng… người đọc bắt gặp rất nhiều yếu tố tự truyện. Đó là nét tương đồng giữa những dấu vết về hoàn cảnh, những trải nghiệm, những ấn tượng của nhà văn với thế giới nhân vật mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm. Ở

Sự vận dụng sáng tạo này đã mang đến cho truyện ngắn Kim Lân sựđa dạng về

phương thức trần thuật và mang đến cho chủ thể trần thuật một tư cách xuất hiện mới.

Ở phương thức trần thuật chủ quan, truyện ngắn Kim Lân trần thuật chủ yếu với hai kiểu trần thuật: kiểu người trần thuật xưng tôi đóng vai trò dẫn truyện và kiểu người trần thuật xưng tôi vừa là người dẫn truyện vừa là một nhân vật. Ở

kiểu người trần thuật xưng tôi đóng vai trò người dẫn truyện, người trần thuật là một hình tượng giả định đóng vai trò người dẫn truyện và thường bộc lộ quan

điểm của tác giả. Ở kiểu người trần thuật xưng tôi vừa là người dẫn truyện vừa là một nhân vật, do khoảng cách giữa người trần thuật và câu chuyện được rút ngắn nên tạo điều kiện thuật lợi cho việc miêu tả trực tiếp các biến cố, sự kiện xảy ra cũng như khả năng thâm nhập vào chiều sâu thế giới nội tâm của nhân vật. Ngoài ra, ở một số truyện, hai kiểu trần thuật trên còn được vận dụng trong sự kết hợp với kiểu trần thuật uỷ thác cho nhân vật. Phương thức trần thuật liên chủ quan này đã góp phần rất lớn vào việc thể hiện chủđề tác phẩm và cảm hứng của nhà văn.

Góp vào đặc điểm của nghệ thuật trần thuật, cấu trúc trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân cũng là một yếu tố quan trọng trong sáng tạo nghệ

thuật của nhà văn. Trong những sáng tác của mình, Kim Lân thường sử

dụng nhiều dạng cấu trúc trần thuật: dạng tự sự theo trình tự thời gian, dạng tự sự hay rẽ ngang với những kiểu rất riêng, dạng tự sự theo quá trình tâm lí và dạng tự sựđảo lộn trình tự thời gian. Các dạng cấu trúc trần thuật này

được sử dụng, kết hợp với nhau rất linh hoạt, hợp lí và đa dạng. Bên cạnh

đó, việc thâm nhập, khám phá thế giới hình tượng nhân vật từ nhiều điểm nhìn trần thuật cũng góp phần tạo nên sự hấp dẫn, nét độc đáo trong cách tự

sự của nhà văn.

Trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, Kim Lân thuộc lớp nhà văn viết không nhiều. Kim Lân viết không nhiều cũng bởi ông rất thận trọng với mình và

Một phần của tài liệu Cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân (Trang 96 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)