Khi nói về truyện Vợ nhặt, Kim Lân đưa ra ý kiến về chân lý của văn chương : “Trong văn phải có cái tâm” [16, tr.35]. Đối với Kim Lân cái tâm là lòng thương xót con người hay con vật (Vợ nhặt, Con chó xấu xí…), là sự thẳng thắn ghét cay ghét đắng sự khuất tất ám muội (Con chó xấu xí…). Theo Kim Lân, cái tâm là cái tâm đạo lý, nhân ái. Cái tâm ấy đã khiến cho cụ Cả Lẫm (Ông Cản Ngũ) không dùng miếng võ hiểm độc để tiêu diệt đối thủ vì cụ Cả Lẫm phân vân: “Có nên vì một keo vật mà làm hại một người bấy lâu vì dân, vì nước được không” [54, tr.303]. Cụ đã nhận cái thua về mình bởi một duyên cớ rất đẹp:
“Trong cái buổi còn đang nước mất nhà tan này, có nên vì hơn thua một keo vật mà đánh một người nghĩa khí, một người vì dân, vì nước như ông bác đây thành một người tàn phế, bỏ đi được không?” [54, tr.303]. Điều cần nói thêm ở đây, trong cái tâm đạo lý, nhân ái chung mà mọi người cần có, cái tâm của Kim Lân có riêng một độ sâu thấm thía. Vì cái tâm này, Kim Lân đã không để cho anh chàng hiệp sĩ gỗ (Anh chàng hiệp sĩ gỗ) giết một cô gái lương thiện theo ý mụ
phù thuỷ khi hứa biến anh ta thành người thật để thực hiện ước mơ cứu nạn cho
đời. Dù chỉ là một con rối nhưng anh chàng hiệp sĩ gỗ lại giàu lòng trắc ẩn. Khi âm thanh của cuộc sống bất công, nghèo khổ của những người bất hạnh theo gió
đêm những ngày cuối năm lọt vào chiếc thùng gỗ, người anh chàng hiệp sĩ gỗ
bỗng sôi lên:
Anh muốn hoá thành người thực, và thanh gươm của anh thành một thanh gươm thực. Anh sẽ mang thanh gươm báu ấy ra khỏi cái hòm bé nhỏ này bước vào cuộc đời đầy khổ cực, bất công của xã hội bên ngoài kia. Anh sẽ vung thanh gươm ấy lên như khi anh vung gươm diễn trò trên sân khấu, san bằng mọi bất công, oan trái ở trên đời. Anh sẽ làm cho trên mặt đất này không còn tiếng khóc thảm thiết như tiếng khóc của ông lão mù mất chó [54, tr.317].
Như vậy, điều cần thiết đối với anh chàng hiệp sĩ gỗ là trái tim con người - cái tâm con người. Với hai cách nói bằng chính luận và bằng nghệ thuật, Kim Lân đã nhấn mạnh điều kiện tiên quyết đối với con người là lòng yêu thương con người, yêu thương cuộc sống con người. Nhà văn lại cần hơn thế. Bởi có cái tâm yêu thương con người và cuộc sống con người mới thực sự rung động trước những cảnh đời bất hạnh, khổ cực mới thật sự căm giận bất công tàn bạo. Đó là cơ sởđể sáng tạo ra những tác phẩm đạt tới tính nhân đạo chủ nghĩa và tinh thần nhân văn cao đẹp.
Có thể nói, cái tâmcủa Kim Lân là sự phản ứng tích cực trước cảnh ngộ và thân phận. Nhà văn đã từng trực tiếp chứng kiến những điều “nhăng nhít, vô lý” của cuộc đời, trực tiếp chịu đựng sự lạnh lùng nghiệt ngã của ngay những người cùng chung một dòng máu. Kim Lân đã đi từ cảm thương cho mình đến cảm thương đối với người. Trong truyện ngắn Đứa con người vợ lẽ, Tư (nhân vật mang dấu ấn rõ rệt của tác giả tự truyện) không oán hận ông anh cả mà buồn nhiều về cái đói, cái khổ đày đoạ mình, Tư thương mình, Tư thương mẹ. Như
một ẩn dụ, anh chàng hiệp sĩ gỗ trong thùng đựng các con rối của ông lão múa rối rong, vào một đêm gần tết “nghe tiếng khóc của ông lão mù loà ấy, bỗng sinh ra nghĩ ngợi”. Tiếng khóc của ông lão “sói vào mặt anh, kể lể những đau khổ
cùng cực” [54, tr.315]. Và không chỉ có mỗi ông lão ăn mày mù:
Mấy hôm nay anh chàng hiệp sĩ còn nhận ra dưới gốc đa đen ngòm và lạnh lẽo kia… còn có nhiều tiếng khóc tiếng rên rỉ, than thở khác nữa. Càng gần ngày giáp tết tiếng rền rĩ từ trong bóng tối cây đa đưa ra càng nhiều. Đó là những người ăn mày, những đứa trẻ vô thừa nhận, những người già ốm yếu không có con cái, cửa nhà; ban ngày lang thang đầu đường xó chợ kiếm ăn, ban đêm lại kéo nhau về nằm vạ nằm vật dưới bóng cây đa này [54, tr.317].
Anh chàng hiệp sĩ gỗ cũng nhìn thấy “những ánh đèn đỏ úa đang lừđừ qua lại dưới mấy cái xóm nghèo ngoài bến sông” - những “ánh đèn quỷ quái” của những người đi đòi nợđêm ba mươi tết và nghe “tiếng chửi bới cứ rú lên những tiếng nanh ác, sắc nhọn như mũi dao đâm vào da thịt” của họ, “tiếng than thở
đàn bà trốn nợ ôm nhau nằm dưới gốc đa, trong “đêm tối thăm thẳm” và “lạnh buốt”. Tiếng đứa bé “thanh thanh, run rẩy như tiếng chim non”.Đứa bé chỉ dám khe khẽ nói với mẹ nó những điều đang xảy ra mà nó không hiểu và những ước mơ của nó. Tất cả những điều ấy làm cho anh chàng hiệp sĩ gỗ“tối sầm cả tâm trí”. “Ý muốn hoá thành người thật lai càng nung nấu, day dứt trong người anh chàng hiệp sĩ gỗ” [54, tr.318].
Đọc truyện của Kim Lân, người đọc thường bắt gặp hình ảnh những con người trong cảnh đói khổ, phải tha phương cầu thực. “Mạch kể chuyện của Kim Lân dường như bắt rất nhạy vào những cảnh thương tâm: cảnh bỏ nhà xiêu dạt vì công nợ, thuế khoá, cảnh ăn xin, cảnh chết đường, chết chợ, cảnh bị áp bức,
đoạ đày…” [2, tr.56]. Ông Tư Mủng (Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê) là một nhân vật như thế. Ông là người làm ruộng không có đất. Từđời ông nội,
đến đời ông… cả gia đình bỏ làng quê, mồ mả ông cha, siêu bạt khắp nơi:
Trên đường đi đã có người chết, có người đi ở, có người bán làm lẽ thứ tư, thứ năm cho nhà người. Ốm đau, đói rét rơi rụng dần suốt dọc đường. Người ông nội chỉ cái da bọc xương, gục đầu trên cây gậy lết theo con cháu. Người ông vẫn rền rĩ mấy câu như mấy câu tụng niệm, khấn khứa:“…Cố lên! Các con ơi! Thái Nguyên, Bắc Giang đất rộng người thưa …”
Mấy người còn xót lại trong gia đình vẫn lùi lũi dắt díu nhau đi. Con đường tìm đất nắng, mưa kiền kiệt. Cho đến một buổi chiều, người ông chết cóng trong túp lều nát, chơ vơ giữa đồng.
Gia đình lúc ấy chỉ còn ba người. Chiều hai mươi tám tết, đồng không mông quạnh, mưa gió mù mịt bốn bề. Ba bốn con người ngồi thầm bên xác người ông suốt đêm hôm ấy [54, tr.378 - 379].
Trong truyện ngắn Người chú dượng, nhân vật ông Mộc cũng “vốn không phải là người ởđây” (người sở tại) mà đã người “nông dân vùng xuôi không thể
sống nổi trên mảnh đất quê hương của mình” [54, tr.484 - 485]. Ông cũng giống như những người khác “siêu dạt lên vùng bán sơn địa này phá rừng vỡ bãi, nửa sống bằng nghề làm ruộng, nửa sống bằng nghề sơn tràng, luồn rừng đốt than, lấy nâu, lấy vỏ…” [54, tr.485]. Những ngày đầu lên đến trai Han này, ông Mộc
còn trẻ. Các bạn thường gọi là “anh đỏ Mộc”. Vợ chồng anh “vào làm thuê cho nhà ông bạ Dưỡng bên làng Vầu. Chồng cày mùa, vợđi cấy, tát nước gánh phân, làm cỏ và trông nom mấy chục đõ ông mật” [54, tr.485]. Vợ chồng anh đỏMộc
đang sống yên ổn thì thằng con trai ông bạ Dưỡng “tán tỉnh”, “thí dỗ” chị đỏ
Mộc. Từđó, cuộc đời anh đỏ Mộc trở nên oan nghiệt và đắng cay: một mình “gà trống nuôi con”, bị người đời coi là kẻ bất lương phải xa lánh, phải đề phòng…
Nạn đói năm 1945 đã tác động đến sáng tác của nhiều nhà văn như: Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… Trong các tác phẩm của các nhà văn này, cái đói đã vít đầu con người xuống, làm cho họ mất cả nhân cách (Một bữa no - Nam Cao). Kim Lân cũng nhận thấy những hậu quả xấu xa của cái đói. Kim Lân đã xúc động sâu sắc bởi thảm hoạ huỷ diệt của cái đói mà những kẻ nghèo khổ phải gánh chịu. Đọc Vợ nhặt, có lẽ tất cả những ai đã trải qua nạn đói năm 1945 ở miền Bắc đều thấy hiện lên không phải là những dòng chữ mà là những cảnh rất thật:
Những gia đình từ vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngã rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm
đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường.
Không khí vẫn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây gây của xác người (…) Dưới những gốc đa, gốc gạo sù sì bóng những người đói dật dờđi lại như
những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ gào lên từng hồi thê thiết [54, tr.198 - 200] .
Cả mặt đất bầu trời ngập tràn hình ảnh cái chết, màu sắc cái chết, mùi vị cái chết. Có lẽ trong văn học Việt Nam hiện đại chưa có một tác giả, tác phẩm nào viết về nạn đói năm 1945 vừa giản dị, vừa chân thật, vừa đạt đến độ sâu sắc thấm thía nhưVợ nhặt của Kim Lân. Những trang viết về những con người nghèo khổ
trong cảnh đói khát của Kim Lân gợi lên ở người đọc một cảm nhận: hình như
những cảnh những người trong các truyện với những cảnh những người trong cuộc đời thực mà nhà văn đã từng chung sống, đã từng gặp,… cứ trộn lẫn vào
quê nhà văn và cuộc đời những con người nghèo khổ trong nạn đói năm 1945 hoà nhập vào nhau, thực - hư - hư - thực hiện lên trong tâm tưởng của tác giả khi cầm bút. Người đọc có thể xâu chuỗi các nhân vật loại này vào chung một nguồn mạch cảm thương trắc ẩn của tác giả. Từ Tư(Đứa con người vợ lẽ), ông Mộc gù
(Người chú dượng), ông Tư Mủng (Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê),
đến Tràng, đến người Vợ Nhặt (Vợ nhặt),… Kim Lân viết về họ mà như để nói về mình và viết về những điều của mình cũng là để nói về những điều của họ. Những con người mà Kim Lân quen thuộc và hiểu sâu sắc là những con người của quê hương và những con người trong cuộc kháng chiến của dân tộc. Trong sáng tác của Kim Lân, những con người ở quê hương được khắc hoạ nhiều trong các truyện trước năm 1945, những người kháng chiến được thể hiện nhiều trong các truyện viết sau năm 1945. Kim Lân từng quan niệm: “Điều quan trọng là văn chương phải thật, phải giản dị. Văn của tôi đã nói được tiếng nói và sự suy nghĩ
của tôi” [16, tr.39]. Nhà văn không thể có sự phân loại một cách đơn giản: người này tốt, người kia xấu. Trong mỗi con người, Kim Lân thấy cả mặt tốt và mặt xấu (đúng hơn là mặt chưa tốt). Tính không hoàn thiện là tất yếu trong phẩm chất tinh thần của con người. Do đó, con người có khả năng cải tạo và tự cải tạo. Tuy nhiên, ở con người, mặt tốt là bản chất, hay ít ra cũng được xem là bản chất và mặt tốt của con người luôn được trân trọng, được làm đích để hướng tới, để vươn lên. Mạnh Tử quan niệm: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Nhà phật cũng cho rằng: mỗi chúng sinh đều có phật tính. Kim Lân là người sinh ra và lớn lên ở
vùng đất có bề dày hàng nghìn năm lịch sử như Kinh Bắc (Từ sơn, Bắc Ninh), trong máu thịt của ông, cùng với tính chất của dòng sữa mẹ có cả tính truyền thống văn hoá dân tộc “thương người như thể thương thân”, có cả lòng nhẫn nại, ý chí vươn lên và niềm tin mãnh liệt vào cái thiện.
Trong cuộc sống, đói nghèo gây nên bao hậu quả nghiêm trọng. Nhân vật trong truyện của Kim Lân cũng có kẻ vì miếng ăn (vật chất nói chung) mà mượn
đền chùa là chốn thiêng liêng thờ phật, lợi dụng lòng tín ngưỡng của nhân dân để
làm “thầy cúng” “đuổi tà” vào dịp mở đầu một năm (Đuổi tà). Tuy vậy, công việc này dù sau cũng làm cho nhiều người vui, thêm chút hưng phấn bước vào
năm mới. Cũng có kẻ vì chút tài sản riêng mà phải ngày đêm dằn vặt, hao tâm khổ trí, gây buồn phiền lục đục trong gia đình, để hàng xóm chê bai là người bảo thủ chậm tiến, cản bước đi của phong trào hợp tác (Ông Cả Luốn gốc me)... Nhưng ông tự Năm (Đuổi tà) phải làm tự chùa khi đã cùng đường sau ba, bốn lần
đổi nghề: dạy học, bốc thuốc, “tìm đất tìm cát”, xem bói toán độ thân. Ông Cả
Luốn cũng không hoàn toàn là người không biết điều. Suy nghĩ của ông là suy nghĩ của người nông dân trên luống cày của họ. Suy nghĩ đó cũng là sản phẩm của một nền sản xuất tiểu nông cá thể ngàn đời tạo nên. Cái đáng trách của nhân vật là ở mức độ tính toán “quá kỹ”. Nhân vật này còn có thêm một số biểu hiện của lòng tham (cày chiếm cả ruộng người khác vừa gỡ mìn và dây thép gai xong) và tính gia trưởng của người có thứ bậc trong dòng họ… Nhân vật ông Cả Luốn thật sự là điển hình sắc nét cho lớp nông dân hữu sản sau cách mạng tháng tám. Có thể nói, đây là một khám phá của Kim Lân trong thời kỳ đầu cách mạng xã hội chủ nghĩa:
Nét tâm lý căn bản này, chỉ cần bước vào thời kỳ đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa là lập tức bộc lộ rõ rệt. Nhà văn đã thấy ngay những nét đó: ở ông Cả Luốn gốc me trong truyện ngắn cùng tên, nhà văn đã khá tinh tế nhận thấy có một tương quan nào đó giữa thói gia trưởng và óc tư hữu trong tâm lý người nông dân này [2, tr.58].
Căn bệnh tư hữu gần như đã trở thành mãn tính nhưng ông Cả Luốn chưa bao giờ có chút ý nghĩ chống lại phong trào phát triển của hợp tác xã. Sau những ngày đêm dằn vặt, ông đã nộp đơn cho ban chủ nhiệm. Động lực thúc đẩy ông Cả
Luốn nộp đơn vào hợp tác xã mặc dù nhà văn không nói đến nhưng người đọc ai cũng hiểu: con người lúc nào cũng biết sống hài hoà giữa cái riêng và cái chung, cùng chung sống với làng với nước. Ngoài ra, có thể nói, sự chuyển biến này ở
ông Cả Luốn có một phần là do sự thôi thúc bởi lòng tự trọng của người có thứ
bậc trong dòng họ trước mặt con cháu. Như vậy, ngòi bút của Kim Lân đã khắc hoạ những biểu hiện tích cực của con người mà cái tâm nhà văn nhìn thấy và chỉ
Đọc truyện của Kim Lân, người đọc luôn bắt gặp những con người vươn lên, hướng tới. Đói, đi tìm đất để sống, có người chết, người sống vẫn tiếp tục đi. Không có sự lùi bước và không có sự rũ gục chờ chết. Trong truyện Vợ nhặt, người đàn bà với “cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt” đã bỏ qua mọi điều tiếng mạnh bạo “sưng sỉa” đòi cho được cái ăn để giữ lấy sự
sống và sau đó đã trở thành vợ của Tràng. Về truyện ngắn này, Kim Lân có lần thổ lộ:
Khi đói người ta không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con
đường sống. Dù ở trong tình huống bi đát đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng ở tương lai, vẫn mong muốn sống, sống cho ra người [54, tr.618].
Chính điều này đã làm cho nhà văn Kim Lân khác với một số nhà văn khác, khi tập trung khắc hoạ cái thấp hèn, cái nhỏ bé của con người. Nguồn gốc tạo nên sự khác biệt và thành công của Kim Lân là tấm lòng của nhà văn:
Kim Lân đã hội tụ cả hai điều kiện: tài năng văn xuôi và vốn sống. Vốn sống ấy, tài năng ấy, và sau này ta sẽ nói kỹ hơn - tấm lòng của nhà văn đã giúp ông không bước lạc sang bên kia cái sợi tóc mỏng manh nó phân chia chân thực và giả tạo, bóp méo; yêu thương và khinh bạc, mỉa mai. Kim Lân đã rất giỏi khi tả người vợ của anh Tràng có cong cớn, rất cong cớn nữa nhưng không nanh nọc, có trơ trẽn, rất trơ trẽn, nhưng không đĩ thoã. Và cái cong cớn, sưng sỉa,
đanh đá trơ trẽn kia, nó có thể sinh ra từ dốt nát, đói nghèo, tăm tối chứ tuyệt đối