3.2.1.1. Nhân vật và sự kiện là hai yếu tố không thể thiếu trong tác phẩm tự
Truyện là một chuỗi sự kiện diễn ra liên tục trong không gian, thời gian có ý nghĩa đối với tác giả và người đọc. Hình thức tổ chức trần thuật cơ bản nhất trong tác phẩm tự sự là liên kết các sự kiện lại thành truyện. Cách tổ chức, sắp xếp hệ
thống sự kiện, biến cố theo trình tự diễn biến từ trước đến sau, từ mởđầu đến kết thúc là cách tổ chức trần thuật thường gặp trong các sáng tác truyện dân gian. Khảo sát truyện ngắn Kim Lân, chúng tôi nhận thấy số lượng tác phẩm tổ chức Trần thuật theo trình tự diễn biến thời gian chiếm số lượng khá lớn (17/28 truyện). Tuy nhiên, các truyện ngắn tổ chức trần thuật theo trình tự thời gian của Kim Lân vẫn có những đặc điểm riêng của nó.
3.2.1.2. Trong tác phẩm tự sự việc tổ chức, sắp xếp hệ thống sự kiện là vô cùng quan trọng. Sự sắp xếp
này sẽ tạo ra hình thức tổ chức sơđẳng nhất của truyện. Đó là cốt truyện. Cốt truyện là cái sườn của các sự
kiện, biến cố. Cốt truyện là cái dựa vào đó người đọc có thể tóm tắt được. Nó là phương tiện để nhà văn bộc lộ
tính cách nhân vật và tái hiện các xung đột của xã hội. Khi đề cập đến khái niệm cốt truyện, người ta thường đề
cập đến các thành phần chính của cốt truyện là: thắt nút, phát triển, cao trào và mở nút. Có thể chia cốt truyện
thành hai loại: cốt truyện sự kiện và cốt truyện tâm lí.
Khảo sát truyện ngắn Kim Lân, chúng tôi nhận thấy truyện của ông được xây dựng dựa trên hai loại cốt truyện: cốt truyện sự kiện và cốt truyện tâm lý. Ở
các truyện ngắn Chó săn, Con Mã Mái, Đôi chim thành, Anh chàng hiệp sĩ
gỗ,… tác giả kết cấu các sự kiện theo trình tự từ trước đến sau. Đây là đặc điểm mang đến cho người đọc cảm giác về sự mới mẻ qua từng chi tiết và đoạn cuối của truyện thường là yếu tố quan trọng của cốt truyện. Trong tất cả các truyện ngắn ở dạng cấu trúc trần thuật này, điểm mởđầu và điểm kết thúc của mạch tự
sự thường trùng với điểm mở đầu và kết thúc của thời gian cốt truyện. Trình tự
diễn biến thời gian trong cốt truyện thường được giữ nguyên, mạch tự sự thường diễn ra theo trật tự từ trước tới sau hoặc từ mởđầu đến kết thúc. Có thể xem dạng cấu trúc trần thuật này ở truyện ngắn Kim Lân là một đặc điểm gần với cấu trúc trần thuật trong truyện dân gian.
ao ước có được một tông gà hay, “nuôi cho bỏ công vầy vỗ”. Chính sự tài hoa của Cả Chuẩn đã giúp ông nhận ra cái hay của con Mái Ô sò. Cả Chuẩn không ngại tai tiếng khi giao du với Cả Cúi để có được con Mái Ô sò. Sau một thời gian vầy vỗ, Cả Chuẩn đã có được một đàn gà như ý muốn mà trong đó nổi bật nhất là con Ô Mã Mái và con Xám Miến Hồng. Đôi gà này mỗi con có một nét đặc biệt, nét hay riêng. Sau cái chết của con Xám Miến Hồng Cả Chuẩn dốc hết công sức vào việc chăm sóc con Ô Mã Mái. Trong một lần so cựa với con Hoa Mơ, cả Hoa Mơ và Mã Mái đều chứng tỏ tài nghệ của mình qua những hồi đấu giằng co. Con Mã Mái đã có lúc “biệng siệng” sau những cú ra đòn của con Hoa Mơ. Rồi trong tư thếấy, con Mã Mái cáu tiết phóng liền một đòn, hai đòn, rồi ba đòn. Con Hoa Mơ của Tư Méo “há mỏ kêu “quác” một tiếng lớn, ngã chúi xuống, nằm thẳng cẳng, chân cánh giãy lên đành đạch”. Truyện kết thúc bằng hình ảnh Cả Chuẩn ôm con Mã Mái vào đình lấy giải. Ở truyện Đôi chim thành, mạch tự sự cũng
được mở đầu bằng cuộc gặp gỡ của “các tay ăn chơi sành sỏi” ở nhà Trưởng Thuận nhân ngày không có hội. Sau một hồi bình phẩm về đôi chim thành, mọi người được chứng kiến tận mắt cảnh đôi chim thành “lượn vòng”, “tít đuôi”, “vần thượng”… Sau một cơn mưa bất chợt, đôi chim thành biến mất khiến Trưởng Thuận lửđử sốt đến năm hôm. Truyện kết thúc bằng hình ảnh đôi chim trở về trong sự vui sướng tột độ của Trưởng Thuận:
Ông dụi mắt nhìn lên nóc nhà. Quả đôi chim quý báu của ông thật. Chúng nó đang há hốc mỏ ra thở; lông cánh phờ phạc, nom gầy tọp đi. Hai mắt sáng lên vì sung sướng. Cặp môi héo của ông nở một nụ cười rất tươi.
- Tao biết tông chim này tinh lắm, mất thế nào được. Còn về nữa cho mà xem [54, tr.43].
Cũng như truyện Đôi chim thành, truyện Chó săn mởđầu với những dòng giới thiệu về nhân vật chính:
Cả Nội đi săn từ năm mười bốn mười lăm tuổi đầu. Hồi còn mồ ma cụ đám Vui, buổi săn nào ông cũng vác dầm vác móc đi theo. Thế cho nên cả Nội nổi tiếng là tay chơi lão luyện, và bao giờ cũng chơi “cầu kỳ” theo những kinh nghiệm già dặn của ông [55, tr.51].
Chính kinh nghiệm già dặn của cả Nội đã giúp ông nhận ra nét đặc biệt của con Vện trong một lần đến nhà Khán Ích. Sau những ngày chăm sóc huấn luyện của cả Nội, con Vện đã trở thành “một con chó lọc hoàn toàn có nhiều tài riêng”. Phần hai câu chuyện, mạch tự sự diễn ra theo trình tự một buổi đi săn. Với tài nghệ của mình, con Vện đã lập được những “chiến công” ngay lần đi săn
đầu tiên. Truyện kết thúc bằng cái chết bất ngờ của con Vện và hình ảnh “cả Nội gục mặt vào lòng con chó mà khóc hu hu như vợ chết”. Đọc truyện ngắn này, người đọc có thể nhận ra kết cấu với hai phần rất rõ. Phần đầu là phần cả Nội chọn chó và vực chó. Phần hai là cảnh một buổi đi săn của cả Nội. Hai phần của truyện ngắn này được trần thuật theo một trình tự từ trước đến sau.
Như vậy, ở cả ba truyện ngắn vừa khảo sát điểm mở đầu và điểm kết thúc của trần thuật trùng với điểm mởđầu và điểm kết thúc của thời gian cốt truyện. Sự trùng hợp này ta thường thấy trong các truyện dân gian như: Sọ dừa, Thạch Sanh, Cây khe, Cây tre trăm đốt,… Dạng cấu trúc trần thuật này là dạng cấu trúc khép kín. Có thể nói, việc tổ chức trần thuật theo trình tự liên tiếp từ trước đến sau của các sự kiện đã tạo cho người đọc luôn có cảm giác về sự mới mẻ qua từng chi tiết. Và kết thúc truyện thường là thao tác mở nút rất hợp lí của tác giả
nhằm thể hiện chủđề tác phẩm. Đây là đặc điểm tạo cho truyện ngắn Kim Lân có nét tương đồng với truyện dân gian về mặt cấu trúc trần thuật. Đặc điểm này một mặt tạo ra cảm giác câu chuyện đang diễn ra một cách tự nhiên, người đọc như được trực tiếp chứng kiến những diễn biến của các sự kiện đang diễn ra. Mặt khác, với cách tổ chức trần thuật này, truyện ngắn Kim Lân thường bộc lộ chủđề
một cách rất tự nhiên. Người đọc có thể nhận ra ý nghĩa của truyện theo mạch tự
sự chứ không cần những lời thuyết minh của tác giả.
Ở các truyện ngắn tổ chức trần thuật theo trình tự thời gian, chúng tôi nhận thấy thành phần trần thuật còn bao gồm các thành phần tĩnh tại. Đó là những
đoạn giới thiệu lai lịch nhân vật, miêu tả ngoại cảnh, đồ vật; các đoạn hồi tưởng,
độc thoại; những đoạn trữ tình ngoại đề… Vấn đề đặt ra là nhà văn đã tổ chức các thành phần tĩnh tại này như thế nào.
Trong truyện Đuổi tà, mạch tự sự khời đầu bằng cảnh ông tự Năm và mọi người chuẩn bị lễ vật cho buổi lễ đuổi tà đầu năm. Sau những nghi lễ đuổi tà, truyện kết thúc với cảnh mọi người vui mừng đón năm mới. Thời gian trần thuật và thời gian cốt truyện trùng khớp với nhau. Đây là một khoảng thời gian tương
đối ngắn. Do khoảng thời gian khách quan từ điểm mở đầu đến điểm kết thúc trần thuật rút ngắn nên tác giả xen vào một đoạn hồi tưởng của nhân vật. Trong cái vui vẻ của việc lập đàn đuổi tà đầu năm, mạch tự sự trở về quá khứ theo dòng hồi tưởng của ông tự Năm:
Vốn là một thầy khoá lỗi thời, đã bao nhiêu năm ông tự lang thang chốn này chốn khác, có phen phiêu bạt lên cả rừng xanh nước độc, mong đem đạo thánh hiền để đổi lấy miếng ăn. Nhưng ông không ngồi dậy học Được ởđâu lấy ba tháng. Là vì, vào cái thời này họ theo Tây học cả. Rồi ông xoay nghề lang thuốc, nhưng ông trời vẫn hay chớ trêu con người có chữ, mấy năm liền hàng họ ếẩm. Cái cảnh mạng nhện mắc dao cầu chẳng bao lâu mà hết lưng vốn. Thế rồi ông lại lang thang; con người dài lưng tốn vải ấy không quen với việc gồng thuê gánh mướn. Với chiếc khăn vải tây đỏ thắt chéo buộc chặt lấy chiếc tháp sơn then, trong đựng một chiếc địa bàn với mươi lá số, ông tìm đất, tìm cát, xem bói xem toán độ thân.
Cái nghề lý số này cũng không dung ông lâu. Cuộc sống gắt gao hàng ngày
đã sa thải nhà nho lỡ vận thành một anh thầy cúng làm bạn với tiu, cảnh mà lại hoá ra thanh nhàn, ông tự Năm làm tự chùa Vân Điềm này kể đã hơn ba năm. Nhờ trời cũng mát mặt chứ không đến nỗi lận đận như hồi mấy năm về trước…
[54, tr.124].
Trong Người kép già, Cơn con, Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê… người đọc cũng có thể tìm thấy nhiều đoạn giới thiệu về lai lịch nhân vật qua những đoạn tái hiện tâm trạng. Đoạn thể hiện tâm trạng ông Tư Mủng trong truyện Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê, là đoạn thuộc thành phần tĩnh tại:
Mỗi lần nghĩ đến chuyện bỏ ngọn núi này đi, ông Tư Mủng lại nhớ đến những ngày siêu bạt, đói khát ấy. Những ngày mà mười một con người trong gia
đình ông lang thang đi tìm đất.
Ông còn nhớ, ngày ấy trên dọc đường lên ngược những lúc cay cực nhất, những lúc tưởng như cùng đường tận lối rồi, ông lại nghe tiếng người ông nội run rẩy khuyến khích con cháu trong nhà một câu: “… Cố lên! Cố lên các con
ơi! Bắc Giang, Thái Nguyên đất rộng người thưa… Lên được đến trên ấy là có cái sống rồi…”.
Mười một con người đói khát, vừa lớn vừa bé trong gia đình mỗi lần nghe người ông nội nhắc đến Thái Nguyên, Bắc Giang lại tỉnh ra, vui lên, hy vọng, tin tưởng, lại lếch thếch, bồng bế, dắt díu nhau đi [54, tr.377 - 378].
Như vậy, trong các truyện ngắn tổ chức trần thuật theo trình tự thời gian, những thành phần trần thuật có tính chất tĩnh tại như những đoạn giới thiệu lai lịch nhân vật, tái hiện tâm trạng… đã làm cho dung lượng truyện Kim Lân mở
rộng. Sự mở rộng này đã mang đến cho truyện ngắn của ông khả năng tái hiện cuộc sống đầy đặn hơn và góp phần thể hiện rõ hơn cảm hứng trong các tác phẩm.