2.1.1. Khác với tác phẩm trữ tình, tác phẩm tự sự phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó. Tính khách quan được xem là “nguyên tắc tái hiện đời sống và thuyết phục người đọc” [37, tr.375] . Tính khách quan là một thuộc tính của thế giới nghệ thuật so với tính chủ quan của nhà văn. Khái niệm tính khách quan trong tác phẩm tự sự là nội dung mang tính tương đối. “Đứng về bình diện triết học, tác phẩm văn học là sự tái hiện đời sống khách quan thông qua sự nhận thức, khái quát, đánh giá, thể hiện mang tính chủ quan của người nghệ sĩ, là sự
thống nhất biện chứng giữa chủ quan và khách quan” [57, tr.375]. Trong tác phẩm tự sự, người trần thuật kể lại những gì xảy ra bên ngoài mình, tách biệt với mình [14, tr.148]. Bêlinxki khẳng định: “Thơ tự sự chủ yếu là thơ khách quan, bề ngoài cả trong quan
hệ chính nó, với nhà thơ và cả với người đọc… Ởđây không thấy nhà thơ; thế giới được xác định một cách lập thể, tự nó phát triển, và nhà thơ dường như chỉ là người trần thuật giản đơn những gì đã tự nó xảy ra” [dẫn theo 57, tr.375].
Như vậy, tính khách quan trong tác phẩm tự sự là “ảo giác nghệ thuật về tính khách quan của văn học, là cái khách quan mang tính thứ hai, so với tính khách quan triết học có tính thứ nhất” [57, tr.375].
2.1.2. Tác phẩm tự sự bao giờ cũng gắn liền với viễn cảnh tường thuật (phương thức trình bày) mà tác giả lựa chọn để thể hiện những tư tưởng muốn diễn đạt trong tác phẩm. Theo Đinh Trọng Lạc, các tác giả có thể chọn các phương thức: “Một là đồng nhất mình với bức tranh thực tế khách quan do mình tạo ra và hoà tan mình trong đó, hai là tách mình ra khỏi bức tranh đó ở khoảng cách xa nhất và tạo ra một khoảng cách giữa mình với cái được miêu tả”
[40, tr.162]
Từ quan điểm trên và những biến thể của viễn cảnh thuật trong văn xuôi nghệ thuật, tác giảĐinh Trọng Lạc rút gọn lại thành hai dạng viễn cảnh tường thuật:
cố và các nhân vật, thực tế là tác giả có thể chuyển một cách tự do từ một chi tiết truyện này sang một chi tiết truyện
khác cả về mặt liên tục tuyến tính của không gian - thời gian cả về mặt phụ thuộc qua lại chiều dọc của nguyên nhân
- hệ quả. Trong viễn cảnh tường thuật tập trung (hay còn gọi là bị hạn chế) tác giả tiến hành sự mô tả nghệ thuật,
dựa vào bình diện cá nhân, dựa vào bình diện của “chủ thể người tường thuật” hoặc vào bình diện của “chủ thể -
nhân vật”. Người tường thuật được nêu trong văn bản có một thái độ nhất định đối với hành động nghệ thuật. Còn
nhân vật cũng đồng thời xuất hiện cả trong vai người tường thuật và do đó cũng có một thái độ nhất định đối với
hành động nghệ thuật [40, tr.162].
Cũng theo tác giảĐinh Trọng Lạc, hai dạng viễn cảnh tường thuật bao quát và viễn cảnh tường thuật tập trung
“có thể phối hợp trong những hình thức rất đa dạng” [40, tr.162 - 163]. Và “viễn cảnh tường thuật trong sự kết hợp
với cấu trúc văn bản cụ thể, cung cấp một kiểu tường thuật nhất định” [40, tr.164]. Các kiểu tường thuật đó là:
“Tường thuật của tác giảđược khách quan hoá, câu chuyện đã được chủ quan hoá” và “ sự phối hợp giữa tường
thuật khách quan hoá và câu chuyện chủ quan hoá” [40, tr.164 - 165].
Trong tác phẩm tự sự, trần thuật bao giờ cũng được tiến hành bởi một người nào đó và với một tư thế nào đó. Chủ thể trần thuật đóng vai trò giới thiệu, miêu tả, thuyết minh đối với sự kiện, nhân vật theo cách nhìn của người trần thuật đểđịnh hướng, cắt nghĩa, “mách nước” cho người đọc. Do đó, trong tác phẩm tự sự, hình tượng người kể
chuyện không chỉ tái hiện cái được kể mà còn tái hiện người kể. Lựa chọn phương thức trần thuật là lựa chọn cách kể
và tư thế dẫn truyện của nhà văn. Phương thức trần thuật khách quan, phương thức trần thuật chủ quan hay sự phối hợp hai phương thức trần thuật khách quan với phương thức trần thuật chủ quan đều là những phương thức phản ánh
đời sống. Các phương thức này không chỉ thực hiện nhiệm vụ kể chuyện mà còn bộc lộ cá tính, tài năng và phong cách nghệ thuật của nhà văn.