Phương thức trần thuật khách quan trong truyện ngắn của Kim Lân

Một phần của tài liệu Cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân (Trang 61 - 66)

Khảo sát 28 truyện ngắn của Kim Lân, chúng tôi nhận thấy có hai phương thức trần thuật cơ bản: phương thức trần thuật khách quan và phương thức trần thuật chủ quan. Ngoài ra, ở một số truyện, phương thức trần thuật có sự

phối hợp giữa phương thức trần thuật khách quan và phương thức trần thuật chủ quan.

Trong lịch sử của loại hình tự sự, phương thức trần thuật khách quan không phải là thủ pháp nghệ thuật mới mẻ mà phương thức trần thuật này xuất hiện rất sớm và hiện diện với một tần số rất cao. Đây là phương thức trần thuật “vô nhân xưng” được tiến hành từ “một người lạ” đầy quyền uy, hiểu biết, định đoạt và đoán trước được tất cả

những gì liên quan đến câu chuyện: tình tiết, xung đột, các mối quan hệ và cả thế giới nội tâm của nhân vật. Ở

phương thức trần thuật này, người kể chuyện không can dự vào câu chuyện và “thường ít để lại dấu vết riêng của mình, cả về phương diện nội dung tinh thần và hình thức ngữ pháp trong văn bản” [92, tr.149]. Theo Đinh Trọng Lạc: “Trong tuyến tường thuật khách quan hoá, người tường thuật không được biểu thị trong văn bản, dẫn dắt câu chuyện từ ngôi thứ ba. Người tường thuật không thuộc vào các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật, không gian và

hành động nghệ thuật, mà chỉđứng sau hành động đó để quan sát” [40, tr.165].

Cũng cùng quan điểm này, Huỳnh Như Phương khẳng định:

Trong phương thức khách quan, sự trần thuật được tiến hành từđiểm nhìn của một người quan sát đứng ở

một góc độ nhất định nào đó. Trong trường hợp này, người trần thuật là người chứng kiến tất cả những gì mà người

ấy kể lại. Chỉ những hành động và sự kiện nào được người trần thuật tiếp cận từ phía của mình mới được miêu tả

[20, tr.201].

Theo các quan điểm trên, chúng tôi nhận thấy: trong 28 truyện ngắn của Kim Lân có đến 20 truyện tổ chức trần thuật theo phương thức trần thuật khách quan. Đi vào khảo sát 20 truyện này, chúng tôi nhận thấy ở phương thức trần thuật khách quan, truyện ngắn Kim Lân gồm các kiểu trần thuật sau:

2.2.1. Kiểu người trần thuật lạnh lùng

2.2.1.1. Đặc điểm nổi bật của tác phẩm tự sự là kể về một câu chuyện, một sự kiện về phía người khác. Đặc

điểm này đã tạo cho tác phẩm tự sự có cái nhìn khách quan đối với câu chuyện, sự kiện được kể . Ở kiểu trần thuật lạnh lùng, dù người trần thuật chỉ miêu tả“những gì nằm dưới tầm quan sát của anh ta, những gì mà chính anh ta trực tiếp cảm thấy hay nghe thấy” [20, tr.201] nhưng bao giờ người kể cũng luôn tách mình ra khỏi diễn biến của câu chuyện và tạo một khoảng cách nhất định đối với câu chuyện được kể. Bên cạnh đó, ở kiểu trần thuật này, người kể

chuyện luôn luôn “ hướng sự quan tâm của người đọc đến những sự kiện cùng các tính chất của chúng mà không bày tỏ thái độ của mình” [40, tr.165].

2.2.1.2.Trong 28 truyện ngắn của Kim Lân, chúng tôi nhận thấy tác giả sử dụng khá nhiều kiểu người trần thuật lạnh lùng. Số lượng truyện ngắn sử dụng kiểu trần thuật này lên đến 19/28 truyện. Chúng tôi xin đề cập đến một số truyện ngắn tiêu biểu.

Truyện ngắn Cô Va viết về cuộc đời đau khổ bất hạnh của nhân vật chính (Vịa). Ngay từ nhỏ, cuộc đời Vịa

mười tuổi, cha chết, “cô phải theo ông Đồ - anh con bác - lên phố huyện Đức Thắng buôn bán”.“dành dụm được gánh hàng xén khá nặng”. Nhưng rồi, kể từ ngày anh phải lòng anh Ấp bán dừa, cô trở nên “ đỏm dáng xa hoa” rồi cuốn gói theo “tiếng gọi của ái tình”. Sau khi bị lừa tình, cô trở nên thân tàn ma dại:

Da vàng sủng, bấm ra nước. Cái váy đụp cũn cỡn để hở mấy vết chó cắn. Nước vàng rỉ ra loang lổđọng trên

cặp chân gầy guộc [42, tr.6 phụ lục].

Kể về những bất hạnh của nhân vật Vịa, chủ thể kể luôn giữ một khoảng cách nhất định với câu chuyện. Sự

tách mình ra khỏi diễn biến câu chuyện và thái độ “lạnh lùng” của chủ thể kể còn thể hiện rõ ở những đoạn đùa cợt nhẫn tâm của nhân vật Ứng đối với Vịa:

Tuy Vịa trách, Ứng biết Vịa vẫn còn hoài nghi, chưa tin anh ba nuôi nói là thật. Chàng tự nghĩ: “Nếu chẳng

nghi nó còn trách mình làm gì? Chẳng qua nó muốn dò hỏi mình đây. Đã thế nhân cơ hội này, mình nói dối lần

nữa”. Ứng vờ giận dữ:

- Việc gì mà xấu hổ? Cô tưởng tôi nói dối chắc… đây này…

Chàng móc túi lấy tờ giấy gấp tư chép bài vọng cổ, vừa giở vừa nói:

- Anh phán đường mới gửi thư cho tôi. Cô chẳng tin tôi đọc cho mà nghe. Rồi Ứng tự ý bịa ra, đọc: Nay tôi có

mấy nhời lên hỏi thăm, anh được mạnh khoẻ tôi mừng. Còn về phần tôi vẫn được như thường. Và nhờ anh một việc

như sau: anh làm ơn bảo giùm cô Vịa hộ tôi rằng nếu cô ấy không khoe khoang nữa, thì đến ngoài giêng tôi sẽ ném

túi giầu. Đấy có tin không? [42, tr.9 phụ lục].

Cũng như nhân vật Ứng, chủ thể kể tỏ ra “vô cảm” trước tình cảnh đáng thương của nhân vật Vịa. Đây là thái

độ tỉnh táo, kìm nén cảm xúc của người kể chuyện trước những bất hạnh chồng chất và bi kịch của nhân vật. Thái độ

này đã tô đậm thêm tính khách quan của câu chuyện. Từđó, câu chuyện gợi ở người đọc nỗi xúc động mạnh mẽ về

cái chết thảm thương của một con người trên đường đi tìm hạnh phúc.

Ở truyện ngắn Cơm con (1943), tác giả sử dụng hình thức ngôi kể thứ ba (chủ thể kể vô nhân xưng). Người kể

chuyện trần thuật từđiểm nhìn người quan sát có một khoảng cách nhất định với câu chuyện được kể. Ở vị trí này, người kể “giả vờ” không dính líu đến các sự kiện diễn ra trong câu chuyện, “thờơ” trước thái độ, hành động và lời lẽ

ngang ngạo của đứa con bất hiếu (cả Anh) đối với cụ Nhiêu:

Tức thì cả Anh quát bố:

Không nhịn được nữa, cụ Nhiêu sa sầm mặt lại, hỏi:

- Anh bảo ai là cái nợ hử?

- A! Ông vặn lý tôi phỏng? Ai là cái nợ? Ai là cái nợ ông biết đấy!

Chính tâm hắn cũng không bảo ông cụ thật; vả từ xưa đến nay cụ Nhiêu chỉ biết phục tòng. Lần này bị hỏi

vặn, hắn cho là bốđịnh gai sự với mình. Hắn tức lồng lộn lên, mặt tím bầm lại, miệng sầu bọt mép, lu loa nhưđàn

bà:

- Sao mà tôi nặng quả kiếp thế này! Tôi đến chết mất thôi chứ không sao sống được!

- Chết đi! Mày thử chết ông xem nào!

-A! ông rủa tôi chết phỏng? Này chết này! Này chết này! [54, tr.551- 552].

Ởđoạn văn trên, người đọc hầu như không nhận thấy thái độ của người kể chuyện. Chủ thể kểđã tách mình ra khỏi câu chuyện để cho nhân vật tự bôc lộ tính cách qua ngôn ngữ và hành động.

Ở những đoạn văn khác, người đọc cũng có thể nhận thấy điểm nhìn của người trần thuật đối với sự kiện cũng không thay đổi. Trong đoạn miêu tả thái độ, hành động của cô con dâu cụ Nhiêu sau những lời lẽ và hành động của chồng mình, tác giả viết:

Mụ vợ lạch bạch từ nhà dưới chạy lên, mặt tái mét vừa thở, vừa kêu:

- Ối làng nước! Ới giời đất ơi! Ơi bốơi là bốơi! Khổ quá:

Cả Anh vẫn như mê man, mồm gào tay đập. Mụ vợ tiếc của, ôm chồng ru ngã xuống giường.

Cụ Nhiêu cuống quá sinh quẫn, lập cập nhặt những mảnh vỡ chắp chắp, nối nối. Mụ nguýt bố chồng:

- Chắp với chả nối… [54, tr.552 - 553].

Ởđây, người kểđã tô đậm thêm tính khách quan của câu chuyện tạo cho người đọc những suy nghĩđánh giá của riêng mình. Cũng với những đặc điểm của kiểu trần thuật này, người kểđã tạo ra sựđối lập có ý thức, khi kết thúc truyện bằng một đoạn thể hiện tâm trạng cụ Nhiêu và hình ảnh Kề nhớn ra rả bài học luân lý:

Chiều đã tàn. Bóng tối nhờ nhờ bao trùm cảnh vật. Cụ Nhiêu ngồi âm thầm ở xó thềm. Gió nhẹ thổi lùa qua

kẽ rại kêu vù vù như tiếng thở dài bất tận. Chiều tàn thê lương quá. Thê lương như chuỗi ngày tàn cục của ông già

tuổi tác. Những giọt lệ vẫn âm thầm lăn trên gò má răn reo.

Trong khi ấy, ở mãi tận góc nhà, bên ngọn đèn hoa kỳ vàng kệnh, thằng Kề nhớn ra rả học bài luân lý:

Cách ngôn: cha mẹ nuôi a con bằng a giời bằng bể; con nuôi a cha mẹ con kể từng ngày [54, tr.553].

Ở truyện ngắn này, sựđối lập giữa hành động của vợ chồng cả Anh với bài học luân lý thể hiện rất rõ thái độ

phê phán của chủ thể kểđối với những kẻ sống không có tình người, đạo lý. Ởđây, thái độ phê phán được thể hiện

“là do kết cấu của truyện, chứ không phải do sức gợi hình, gợi cảm của các phương tiện tu từ, bởi vì các từ ngữ”

[40, tr.167]. Và đặc điểm này đã góp phần tô đậm thêm tính khách quan của hiện thực đồng thời tạo được cảm giác tự

do “đồng sáng tạo” ở người đọc.

Khảo sát 28 truyện ngắn của Kim Lân, chúng tôi nhận thấy: đa số các truyện có cảm hứng về những sinh hoạt văn hoá đều được tổ chức trần thuật theo kiểu trần thuật lạnh lùng. Ở các truyện Đôi chim thành, Con Mã Mái, Chó săn, Cu đánh vt, Đui tà… đặc điểm của kiểu trần thuật lạnh lùng thể hiện rất rõ. Sử dụng kiểu trần thuật này, Kim Lân đã tái hiện một cách chân thực, sinh động những sinh hoạt văn hoá phong phú ở vùng thôn quê và thể hiện vẻđẹp tâm hồn của người nông dân. Có thể nói, trong các truyện ngắn viết vềđề tài sinh hoạt văn hoá dù được trần thuật theo phương thức trần thuật khách quan nhưng tấm lòng yêu mến, trân trọng của Kim Lân đối với những giá trị

văn hoá truyền thống vẫn được bộc lộ một cách chủ quan và rõ nét.

2.2.1.3. Trong các truyện ngắn của Kim Lân, chúng tôi nhận thấy: các truyện tổ chức trần thuật theo kiểu trần thuật lạnh lùng không phải bao giờ cũng được kể một cách hoàn toàn khách quan. Ở một số truyện, để tránh đơn điệu,

đôi khi chủ thể kể xuất hiện ở những lời bình luận, triết lý mang tính chủ quan.

Ở truyện Ông lão hàng xóm, dù chủ thể kể“nói về các sự kiện với một sự yên tĩnh điềm đạm” [74, tr.289], nhưng thỉnh thoảng chủ thể kể cũng góp chuyện một cách kín đáo ở những lời bình luận mang tính chủ quan. Đây là một ví dụ trong đoạn miêu tả chị cán bộ làm công tác cải cách ruộng đất và đoạn miêu tả ông lão hàng xóm của Đoàn (Ông lão hàng xóm):

Chị có vẻ tươi tắn, phấn khởi của người con gái quê mùa mới lớn, gặp được cơ hội tốt, dễ dàng tiến bộ,

nhưng đồng thời cũng bộc lộ ra một vẻ tựđắc học đòi một cách nông nổi [54, tr.226].

Từ ngày cải cách ruộng đất bắt bớ giam cầm những người hoạt động cũởđây, ông lão càng hay hát. Hình

như ông lão hát cho đời đỡ quạnh hiu. Hát để thấy rằng mình còn sống ở cuộc đời này và cuộc đời này cũng còn

nhiều ý vịđáng sống [54, tr.248].

Nhận xét vềđặc điểm này của truyện ngắn Kim Lân, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đưa ra ý kiến đánh giá rất có cơ sở:

Đọc văn xuôi Kim Lân, ta học được cái thích thú lắng nghe. Lắng nghe người đời nói chuyện và qua đó ta

hiểu dần ra những chuyện đời. Nhà văn lẽđương nhiên phải kể chuyện, nhưng ông thích giúp ta nghe chuyện và

thỉnh thoảng mới góp chuyện một cách kín đáo, khá kiệm lời và cũng phải nói rằng phong cách ấy cũng chỉđược

đạt tới độ chín đầy đặn trong vài ba truyện ngắn tiêu biểu nhất cho ngòi bút ông. Số lượng thì ít thôi, nhưng đấy là

những mẫu mực đáng hoc [2, tr.65].

Trong các truyện tổ chức trần thuật theo kiểu trần thuật lạnh lùng, chúng tôi nhận thấy thỉnh thoảng chủ thể kể

còn xuất hiện trong những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật. Ở truyện Đứa con người v l, dù truyện trần thuật theo kiểu trần thuật lạnh lùng như vẫn có đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật mang dấu ấn tự truyện của tác giả:

Tư nghĩ liên miên: anh thấy một niềm oán trách ngấm ngầm trong thâm tâm. Anh oán cha anh, người đã sinh

ra anh mà săn sóc không chu đáo. Anh oán một cái gì không tên đã đẩy anh vào cảnh khốn quẫn. Tư nhếch một nụ

cười thảm hại. Một ý tưởng chua chát hiện ra trong trí: là một thằng con vợ lẽ, không phải vì hương khói, chỉ là

thằng thừa trong gia đình [54, tr.27].

Cũng với đặc điểm này, ở truyện Ông Cn Ngũ, chủ thể kểđã rút ngắn khoảng cách với câu chuyện để ca ngợi tinh thần thượng võ và tấm lòng vì dân vì nước của cụ Cả Lẫm:

Cụ Cả Lẫm ngồi im trước mâm rượu. Những lời ông Cản Ngũ nói đúng vào ruột gan ông lão. Đúng là keo vật

đến lúc cụ phải đánh đến miếng “móc quai xanh” thì ông cụ có phân vân, suy nghĩ. Người đô vật khi phải đánh đến

những miếng hiểm độc đã là hạ sách rồi. Đấy là nước cùng, của một anh tầm thường, xấu chơi. Huống chi, ông Cản

Ngũ tiếng là đô vật, nhưng ông lại là một ông tướng nghĩa quân của quan Tán, có nên vì một keo vật mà làm hại một

người bấy lâu vì dân vì nước được không? Chính lúc cụ Cả Lẫm còn đang phân vân như thế, thì chợt đã thấy mình bị

ông Cản Ngũđánh ngã rồi [54, tr.303].

Người đọc có thể tìm thấy khá nhiều đoạn như các đoạn trên ở các truyện tổ chức trần thuật theo kiểu trần thuật lạnh lùng. Như vậy, ở kiểu trần thuật này, không phải bao giờ chủ thể kể cũng hoàn toàn tách mình ra khỏi câu chuyện mà đôi lúc khoảng cách giữa chủ thể kể và câu chuyện đã được rút ngắn đáng kể. Sự rút ngắn này đã tạo nên sự linh hoạt trong cách kể, tránh được sựđơn điệu và tạo ra đặc điểm nhiều giọng điệu. Có thể nói, đặc điểm này ở

truyện ngắn Kim Lân có những mức độ tương đồng nhất định với truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng tám.

Một phần của tài liệu Cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)