3.2.3.1. Trần thuật là sự trình bày liên tục bằng lời văn nhằm tái hiện lại các chi tiết, sự kiện, biến đổi về xung đột và nhân vật theo một trình tự nào đó với một cách nhìn, cách cảm nhất định. Nếu như, trong các sáng tác truyện dân gian, trật tự trần thuật thường được tiến hành theo trình tự từ trước đến sau, từ mởđầu
đến kết thúc với sự tập trung vào hành động xung đột bên ngoài thì trong cách tự
sự hiện đại, các nhà văn đã đi sâu vào khám phá, thể hiện đời sống nội tâm của con người. Một trong những cái mốc quan trọng của tự sự hiện đại là dùng tâm lí nhân vật như một không gian để triển khai cốt truyện. Không có nhiều những tác phẩm mẫu mực như Nam Cao nhưng Kim Lân vẫn có những cách đi của riêng mình.
3.2.3.2. Trong các truyện ngắn tổ chức trần thuật theo tâm lý, chúng tôi thấy thế giới tinh thần của các nhân vật được nhà văn mổ xẻ thấu đáo, thể hiện rất phong phú và đa dạng. Góp vào sự đa dạng sinh động của cấu trúc trần thuật, dạng cấu trúc trần thuật theo tâm lí là một biểu hiện khá độc đáo trong cách tổ
chức trần thuật của Kim Lân.
Truyện Vợ nhặt kể về nhân vật chính (Tràng) xoàng xĩnh về ngoại hình, ăn nói thô kệch. Tràng làm công việc đẩy xe thóc liên đoàn lên tỉnh. Một lần, Tràng
đang cố sức kéo xe thóc vào dốc tỉnh. Mệt quá hắn hò một câu cho đỡ nhọc. Tràng chỉ đùa tầm phơ tầm phào. Lần thứ hai ra chợ tỉnh, với bốn bát bánh đúc và vài câu nói đùa, Tràng đã có vợ. Hắn đưa người vợ nhặt về nhà trong cảnh người chết đói như ngã rạ. Trong cảnh đói kém và ngạc nhiên của mọi người, Tràng cảm thấy hãnh diện vô cùng. Mặt hắn có vẽ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười, hai con mắt sáng lấp lánh. Người vợ nhặt đi theo hắn về nhà. Thị tỏ
ra rón rén e thẹn. Vềđến nhà, Tràng thưa chuyện cùng mẹ. Sau một thoáng ngạc nhiên, thương xót cho cảnh ngộ người đàn bà, bà cụ Tứ chấp nhận trong tâm
trạng vừa mừng, vừa tủi, vừa lo… Sáng hôm sau, trong bữa ăn ngày mới, cả nhà ai nấy đều vui vẻ trò chuyện và hy vọng vào ngày mai tốt đẹp hơn.
Với cốt truyện này, Kim Lân tổ chức trần thuật rất tự nhiên, hấp dẫn. Mạch tự sự diễn ra theo quá trình tâm lý nhân vật Tràng. Mở đầu tác phẩm là cảnh Tràng đưa người vợ nhặt về nhà trước sự ngạc nhiên của mọi người. Trong sự
ngạc nhiên của mọi người và bản thân, Tràng nhớ lại câu chuyện nhặt được vợ. Tiếp đó mạch tự sự chảy xuôi cho đến thời điểm kết thúc. Với mạch tự sự theo diễn biến tâm lý nhân vật, Kim Lân đã tạo cho tác phẩm một mạch trần thuật rất tự nhiên, hấp dẫn. Có thể nói, dạng cấu trúc trần thuật này đã góp phần rất lớn vào việc biểu hiện ý nghĩa tố cáo của tác phẩm: cuộc sống khủng khiếp đến mức khiến con người nghĩ rằng mình không thể có được hạnh phúc ngay cả khi nó trở
thành hiện thực.
Tương tự, trong truyện Trả lại đòn, mạch tự sự dẫn dắt người đọc đi từ thắc mắc này đến thắc mắc khác. Sư Tuệ, Chánh Bảy là người như thế nào? Câu chuyện mối thù cầu Đôi ra sao mà khiến con cháu làng Đồng Kỵ phải thực hiện lời nguyền: “Có gặt của làng Trang Liệt được năm bảy sào ruộng thì làm ăn mới mát mẻ thịnh vượng”. Câu chuyện mối thù cầu Đôi được mở ra bí mật với kiểu cấu trúc trần thuật truyện lồng truyện qua lời kể của Chánh Bảy. Đỉnh điểm của câu chuyện trả lại đòn là cuộc so tài giữa Chánh Bảy, sư Tuệ và bọn đàn em với cánh Ba Lai Hà Đông. Qua tâm trạng thất bại ê chề của Chánh Bảy, mạch tự sự đưa người đọc đến cuộc chiến ngang tài ngang sức bằng hồi ức của nhân vật. Thế
rồi, cùng với cái chết của con Vện, Chánh Bảy phải tháo chạy về địa phận Đồng Kỵ mà chưa gặt được sào lúa nào. Ởđây, sự ngắt quãng, trở ngược của thời gian cốt truyện được giải thích như không phải bởi sự chú ý của tác giả mà bởi quy luật tâm lý của nhân vật. Với việc tổ chức mạch tự sự theo cơ chế tâm lí của hồi tưởng, tác giảđã làm nổi rõ hơn nỗi nhục nhã của một con người mà khi thất bại mới biết “thiên hạ có lắm người tài”. Cách tổ chức trần thuật này đặt trong mối tương quan về sự di chuyển điểm nhìn: từđiểm nhìn tác giả sang điểm nhìn nhân vật. Sự di chuyển điểm nhìn này đã tạo nên cái nhìn nhiều chiều về nhân vật
chính là lô gích để tác phẩm kết thúc theo lối để ngỏ nhằm thể hiện một ý nghĩa sâu sắc: trong con người luôn tồn tại cái thiện, vấn đề là ở chỗ phải có một tình thế và phải biết nhen nhóm để cái thiện ấy bùng toả.
Ở truyện ngắn Đứa con người vợ lẽ, mạch tự sự cũng xuôi chảy rất tự nhiên theo diễn biến tâm trạng nhân vật. Đoạn hồi ức và cảm xúc của nhân vật Tư khi bị cái đói hành hạ thể hiện rất rõ dấu ấn tự truyện của nhà văn:
Tư đưa “bát phở” lên mũi ngửi, mùi thơm ngào ngạt bốc lên anh nếm một hụm chèm chẹp miệng. Trời ơi sao mà ngon thế! Anh ước ao giá được một bát cơm nguội trộn ăn thì phải biết! Nghĩđến cơm nguội, anh lại nhớđến một hôm, cũng đói như hôm nay. Thân, bạn chí thiết của anh, đến chơi nèo mãi anh về
nhà. Rồi mời anh:
- Nhà đi vắng cả, chỗ anh em với nhau, tôi nói thật: anh ởđây ăn cơm nguội - cơm nguội thôi - với tôi cho vui nhé.
Cái bữa cơm nguội với cà ấy sao mà ngon thế! Tư còn nhớ mãi, có lẽ suốt
đời: Tư so sánh ông Cả với Thân. Nỗi căm hờn nổi dậy trong lòng. Hai mắt anh quắc lên một cách dữ dội. Anh nghiến răng ném mạnh “bát phở” ra sân. Tiếng bát vỡ làm cho lòng anh dịu. Anh bật cười thấy mình vô lý và hơi tiêng tiếc. Tư
thấy, mỏi rã rời. Toàn thân run lên. Anh nằm lả xuống [54, tr.30 - 31].
Cũng với mạch tự sự như trên, trong truyện Cơm con, câu chuyện thời trẻ
của cụ Nhiêu hiện ra rất tự nhiên hợp lý sau những lần gây sự của đứa con bất hiếu (cả Anh).
Càng nghĩ, cụ càng giận uất cái thằng con bạc bẽo. Nó dám mở mồm nói: “Có được nhờ ông cái gì tôi không phải” mà nghe cho được.
Nó không nhớ cái hồi mẹ nó chết đi ư? Em nó còn đỏ hỏn; nó mới biết bò. Ai nuôi nó nhớn đến ngày nay? Ai lo lắng vợ con cho nó? Ai gây cửa hàng cửa họ cho nó? Chao ôi! Cứ nghĩ đến cái đận gà trống nuôi con ấy mà phát sợ. Một mình cụ tần tảo buôn rau bán hành, buôn đấu bán thúng, thôi thì xoay xoả đủ
Theo mạch hồi ức, cụ Nhiêu nhớ lại những ngày tháng lận đận, một thân một mình nuôi con. Cụ bỏ qua ngoài tai lời khuyên của mọi người, cụ không dám nghĩ đến cảnh vợ lẽ con thêm. Là người lo xa nên cụ đã tậu hơn mẫu ruộng thượng đẳng điền để phòng thân. Những ngày còn ruộng, vợ chồng cả Anh tử tế
với cụ quá chừng. Thế rồi sau khi sang tên mẫu ruộng ấy, vợ chồng cả Anh tỏ ý khủng khỉnh với cụ ngay. Chúng nó xem cụ như là cái nợ… Như vậy, ở truyện ngắn này, mạch tự sự không chỉ diễn ra tự nhiên, hợp lý mà nó còn góp phần khám phá ra ý nghĩa tâm lý của nhân vật trong mối tương quan với hiện tại của câu chuyện. Ở đây, sự đối sách có ý thức của nhà văn về câu chuyện “cha mẹ
nuôi con bằng giời bằng bể, con nuôi cha mẹ con kể từng ngày” là rất rõ.
Nhà văn Kim Lân từng đưa ra quan niệm: trong truyện ngắn chi tiết có vai trò vô cùng quan trọng. Quan niệm này đã đưa đến đặc điểm: truyện ngắn của ông thường rất nhiều chi tiết. Có khi chi tiết lấn át cả cốt truyện. Chi tiết góp phần thể hiện tinh tế, rõ ràng tính cách nhân vật nhất là khi nó được thể hiện như
là kết quả của quá trình tâm lí. Đoạn miêu tả hành động của nhân vật Đoàn (Ông lão hàng xóm) khi nghe tin chị vợ bịđuổi ra khỏi cuộc họp được tác giả thể hiện rất hợp lí:
- Sao? Mình?… Ô kìa, sao tôi hỏi mình lại khóc. Chị vợ nức nở:
- Đang họp dở chừng… Người ta đuổi không cho họp nữa…
- Người ta đuổi không cho họp à? Người ta đuổi không cho mình họp nữa à? Làm sao mà người ta đuổi?… Giời ơi! Thế này thì tôi sống làm sao được!… Mình ơi! Mình ơi!…
Đoàn bấu chặt lấy hai vai vợ, vừa nói, vừa rít. Cái ý nghĩ định chết khi nãy vừa dịu xuống lại đau xé trong người Đoàn, Đoàn bỗng ôm chầm lấy vợ vào lòng. Vừa đau đớn, khổ sở, vừa căm tức, điên cuồng, Đoàn cắn vào cổ, vào vai, vào ngực vợ… [54, tr.258].
Hành động của nhân vật Đoàn là hành động hợp với diễn biến tâm trạng. Chính nỗi đau khổ tuyệt vọng, tình cảm thương vợ và thương bản thân đã khiến anh ôm choàng lấy vợ. Ở đây, hành động của nhân vật không chỉ là kết quả của
một quá trình tâm lí mà nó còn trở thành chi tiết rất đắt góp phần thể hiện chủđề
tác phẩm.
Khai thác hình tượng nhân vật và tổ chức mạch tự sự theo quá trình tâm lí, ngòi bút Kim Lân còn thể hiện thế mạnh ở khả năng phân tích và biểu hiện tâm trạng nhân vật. Trong truyện ngắn Làng, Kim Lân đã thể hiện rất xúc động tâm trạng nhân vật lão Hai. Lão vô cùng đau khổ khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây. Nỗi đau lên đến tột độ, lão căm thù cả làng chợ Dầu. Nỗi mặc cảm, nhục nhã về
cái tin làng chợ Dầu theo giặc khiến lão tưởng như tuyệt đường sinh sống:
Ông Hai ngồi lặng trên một góc giường, bao nhiêu ý nghĩđen tối, ghê rợn, nối tiếp bời bời trong đầu óc ông lão. Biết đem nhau đi đâu bây giờ? Biết đâu người ta chứa bố con ông mà đi bây giờ?…
Thật là tuyệt đường sinh sống! Mà không một gì cái đất Thắng này. ỞĐài,
ở Nhã Nam, ở Bố Hạ, Cao Thượng… đâu đâu có người chợ Dầu người ta cũng
đuổi nhưđuổi hủi. Mà cho dẫu vì chính sách Cụ Hồ người ta chẳng đuổi đi nữa, thì mình cũng chẳng còn mặt mũi nào đi đến đâu.
“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…” cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.
Hay là quay về làng?…
Vừa chớm nghĩ như vậy. Lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng
ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ Cụ Hồ…
[54, tr.192]
Với sự sâu sắc, Kim Lân đã thể hiện rất xúc động cõi lòng thâm sâu của người nông dân. Họ một lòng đi theo cách mạng. Dù hoàn cảnh nào họ cũng hướng về kháng chiến, hướng về Cụ Hồ. Chính những tình cảm ấy đã khiến lão Hai vô cùng sung sướng và tự hào khi nghe tin làng chợ Dầu không theo giặc.
Nhìn lại toàn bộ sáng tác của Kim Lân trong cả hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng tám, người đọc có thể nhận ra sự am hiểu sâu sắc về tâm lí con người của nhà văn. Sự am hiểu này đã giúp Kim Lân có những trang biểu hiện một cách tinh tế, chân thực và cảm động những tình cảm của người lao động
nghèo. Có thể nói, chính vốn sống và sự sâu sắc đã đưa ngòi bút của ông gần như đến tận cùng những tâm trạng, nỗi niềm của con người. Điều này cũng như sự
thành công của Nam Cao khi khắc hoạ những bi kịch của người nông dân và người trí thức trước cách mạng tháng tám. Cũng bởi những thành công này mà nhà thơ Trần Ninh Hồ đã đưa ra một nhận xét khá sát đáng về truyện ngắn của Kim Lân. “Tất cả, tất cả, dường như đã được ghi lại bằng những thân phận, những tâm trạng sắc sảo đến cốt, đến lõi. Nếu như cho rằng văn chương là lịch sử tâm trạng con người thì Kim Lân quả là nhà văn đích thực trên cái ý nghĩa
ấy” [75, tr.87].
3.2.3.3. Cùng với việc tổ chức mạch tự sự theo quá trình diễn biến tâm lí nhân vật, việc tổ chức điểm nhìn trần thuật cũng là một yếu tố trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Kim Lân. Khi miêu tả, trần thuật các sự kiện nhà văn bao giờ cũng bộc lộ quan điểm đánh giá, cảm thụ về các sự kiện, các loại nhân vật trong tác phẩm. Ở những truyện viết vềđề tài những sinh hoạt văn hoá nhà văn thường tiến hành trần thuật theo quan điểm ca ngợi, trân trọng những giá trị văn hoá truyền thống. Ở các truyện viết về đề tài xã hội, vấn đề tổ chức điểm nhìn trần thuật diễn ra rất linh hoạt. Có khi nhà văn tiến hành trần thuật theo quan
điểm của mình, có khi theo quan điểm nhân vật, có khi là sự kết hợp luân phiên giữa các quan điểm. Trong các truyện ngắn cấu trúc trần thuật theo quá trình tâm lí, Kim Lân thường sử dụng linh hoạt hai loại điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài. Đặc biệt, với loại điểm nhìn bên trong, sự trần thuật thường được tiến hành qua lăng kính của một tâm trạng cụ thể. Điều này giúp nhà văn tái hiện thành công các quá trình tâm lí của nhân vật. Có thể nói, với dạng cấu trúc trần thuật theo tâm lí, Kim Lân đã mang đến cho nhân vật một đời sống nội tâm phong phú, đa chiều hơn các nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố… Dạng cấu trúc trần thuật này chúng ta thường gặp trong các truyện ngắn của Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu,…