Đặc điểm tình hình tín ngưỡng, tơn giáo của người Chăm NinhThuận hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đối với đời sống tinh thần người Chăm Ninh Thuận hiện nay pot (Trang 33 - 40)

- Các nghi lễ liên quan đến chu kì sinh trưởng của cây lúa

1.4.Đặc điểm tình hình tín ngưỡng, tơn giáo của người Chăm NinhThuận hiện nay

hiện nay

Người Chăm ở Ninh Thuận ngồi tín ngưỡng dân gian truyền thống của dân tộc thờ nhiên Thần thì đồng bào cịn theo 02 tơn giáo chính mang tính đặc thù: Đạo Bàlamơn và đạo Bàni. Hai tơn giáo này là 02 mặt của một thể thống nhất của cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận. Tơn giáo Bàlamơn tượng trưng cho yếu tố dương cịn tơn giáo Bàni là yếu tố âm. Hai tơn giáo này cĩ mối quan hệ rất chặt chẽ trong cộng đồng người Chăm Ninh Thuận hiện nay.

Đạo Bàlamơn của người Chăm đĩ là sự du nhập đạo Bàlamơn từ ấn Độ giáo kết hợp với tín ngưỡng bản địa để hình thành nên đạo Bàlamơn của người Chăm. Ngồi việc tơn thờ các Thần của Bàlamơn như Thần Brahma, Thần Shiva và Thần Vishnu, họ cịn tơn thờ các vị vua cĩ cơng với nước được Thần Thánh hố (Nhân-Thần). Người Chăm gọi cộng đồng này là Chăm hay Ahier.

Đạo Bàni, đĩ là sự kết hợp giữa đạo Ixlam với tín ngưỡng dân gian, các yếu tố Bàlamơn và chế độ mẫu hệ để hình thành nên đạo Bàni của người Chăm. Đồng bào thường gọi cộng đồng này là Bini hay Aval. Ngồi việc tơn thờ Thánh Ala và sứ giả của ngài là Mahamet, bà con cịn thờ các nhiên Thần và Nhân Thần…

Chính từ sự du nhập đạo Bàlamơn và đạo Ixlam cùng với tín ngưỡng dân gian truyền thống đã tạo nên văn hố Chăm phong phú, đa dạng… thể hiện rõ ở các cơng trình kiến trúc Đền, Tháp, điêu khắc, ca múa, nhạc, tiếng nĩi, chữ viết, văn, thơ, các lễ hội…Chính điều này đã tạo nên đời sống tinh thần của đồng bào vơ cùng phong phú, đa dạng…

Tuy nhiên, trong quá trình diễn biến, tín ngưỡng, tơn giáo của người Chăm ở Ninh Thuận tồn tại nhiều vấn đề làm ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào-nhất là đời sống tinh thần. Cụ thể: trong tơn giáo của người Chăm ở Ninh Thuận khơng tồn tại một thể thống nhất mà hình thành nhiều vùng, nhiều khu vực mà mỗi khu vực, mỗi vùng thường khơng thống nhất với nhau về ngày tháng và cách thức hành lễ; Trong nội bộ một tơn giáo thường xảy ra tình trạng tranh chấp chức sư cả khi ơng sư cả ở Tháp, Đền, chùa, Thánh đường mất đi; thường chênh lệch ngày tháng trong nội bộ một tơn giáo, giữa các tơn giáo trong một cộng đồng trong khi đối với đồng bào Chăm hiện nay, lịch cĩ vai trị rất quan trọng trong đời sống, trong việc thực hiện các nghi lễ; nhiều nghi thức trong một nghi lễ thực hiện khác nhau giữa các làng trong nội bộ một tơn giáo; các nghi lễ trong tín ngưỡng, tơn giáo của người Chăm ở Ninh Thuận diễn ra dày đặc trong một năm; cĩ nhiều nghi lễ vừa tốn kém, vừa kéo dài thời gian, vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ và hoạt động sản xuất của người dân như: lễ tang, lễ nhập kút, lễ múa lớn, lễ tơn chức sắc, trong đĩ đáng kể nhất là lễ hoả táng của người Chăm Bàlamơn; nhiều tín đồ trong tơn giáo Bàlamơn từ bỏ tơn giáo truyền thống đi theo Thiên chúa giáo, Tin Lành. Nhiều tín đồ tơn giáo Bàni đi theo Cơng giáo và Ixlam…Điều này đã làm xáo trộn rất lớn

trong đời sống sinh hoạt của cả cộng đồng, làm ảnh hưởng đến đời sống vật chất tinh thần của đồng bào, làm ảnh hưởng đến tình đồn kết trong nội bộ dân tộc, tơn giáo…[10, tr.36]. Mặc dù vậy, chính tín ngưỡng, tơn giáo đã gĩp phần tạo nên đời sống tinh thần vơ cùng phong phú, đa dạng trong đồng bào Chăm-trong đĩ cĩ những yếu tố triết học.

Quan niệm về thế giới và con người trong đồng bào Chăm thì Pơ Nưgar là Nữ Thần mẹ xứ sở đã tạo nên vũ trụ, vạn vật và người Chăm. Chính Người đã dạy cho đồng bào Chăm cách sản xuất để duy trì sự sống, đồng thời, Thần là biểu tượng của sự sinh sản, nảy nở của muơn lồi. Ngồi ra, trong tín ngưỡng thì các hiện tượng thiên nhiên đều được người dân tơn thờ thành các Thần (nhiên Thần). Điều này đã thể hiện sự huyền bí, màu nhiệm và đầy quyền uy của các hiện tượng thiên nhiên đối với con người.

Trong tơn giáo Bàlamơn thì người dân tơn thờ cả 03 vị Thần của Bàlamơn như Thần Brahma, Thần Shiva và Thần Vishnu. Trong đĩ Thần Shiva được chú trọng và tơn thờ nhiều nhất. Bởi theo họ Thần Shiva là Thần hủy diệt nhưng cũng chứa đựng sự sáng tạo ra muơn lồi. Sáng tạo rồi hủy diệt, hủy diệt rồi sáng tạo, cứ thế liên tục… Những biểu tượng của Shiva là một trụ đá, ngẫu tượng hình dương vật hay Linga đặt trên Yoni, bức tượng một đầu và 4 tay... Ngồi ra, trong việc tơn thờ các vị Thần Thánh thì người Chăm cịn tơn thờ các vị vua cĩ cơng với nước được Thần Thánh hố (nhân Thần). Họ tơn thờ các vị vua thường gắn với Linga đặt trên Yoni. Điều này thể hiện rõ trong lịng các Tháp, Đền như Tháp Pơ Klong Girai, Tháp Pơ Rơmê, Đền Pơ Nưgar. Như vậy họ đã đồng nhất các vị vua với các vị Thần.

Quan niệm về con người thì trong tơn giáo Bàlamơn của người Chăm cho rằng chính các vị Thần Brahma, Shiva, Vishnu đã tạo ra vũ trụ và muơn lồi trong đĩ cĩ con người. Đối với họ, con người sống trong thế giới hiện thực chỉ là tạm thời, chỉ cĩ thế giới bên kia mới là vĩnh viễn. Vì thế đối với họ, các nghi thức cho người chết rất quan trọng. Vì thế đối với người Chăm, trong các nghi lễ thì lễ tang là quan trọng nhất. Khi thực hiện đầy đủ các nghi thức trong lễ tang thì lúc ấy người chết sẽ được sống đầy đủ, hạnh phúc ở thế giới bên kia. Vì thế mặc dù trong đám hoả táng vừa tốn kém, vừa kéo dài thời gian, ảnh hưởng đến sức khoẻ và sản xuất của cộng đồng nhưng nhiều gia đình nghèo đến mấy cũng phải đi vay để làm. Trung bình một đám hoả táng của người Chăm Bàlamơn tốn từ 10-30 triệu đồng.

Đối với người Chăm Bàni thì Thánh Ala là quan trọng nhất. Nhưng đồng thời với Thánh Ala thì các vị vua cĩ cơng với dân tộc, tổ tiên cũng quan trọng khơng kém. Điều này khác hẳn với tư tưởng tơn thờ độc Thần trong đạo Ixlam. Đối với người Chăm Bàni, đám tang cũng quan trọng nhất trong các nghi lễ thực hiện.

Mặt khác, đối với đạo Ixlam, trong các cuộc Thánh chiến, ai tử vì đạo sẽ được phong Thánh nhưng đối với người Chăm Bàni cũng như Chăm Bàlamơn thì ai chết ở ngồi làng (chết xa nhà) thì đĩ là chết xấu. Ai bị tàn tật như đứt tay, gãy chân, chột mắt… thì sẽ khơng được vào kút chung của tộc họ (đối với Chăm Bàlamơn) và khơng được chơn chung với nghĩa địa dịng họ (Chăm Bàni). Điều này càng làm cho các tín đồ ngại đi xa hay giao chiến. Như vậy sẽ hạn chế được các cuộc chiến tranh giữa các dân tộc, các tơn giáo. Các tín đồ luơn mong muốn hồ bình… để được sống đầy đủ, lành lặn, hạnh phúc ở thế giới thiêng và vĩnh viễn… Đây chính là một trong những vấn đề làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tâm linh, đến đạo đức, lối sống, đến cách nghĩ, lối tư duy… của người Chăm trước đây và người Chăm Ninh Thuận hiện nay…

Mặt khác, theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu hiện nay thì tín ngưỡng, tơn giáo Chăm-nếu xét về bản chất và đúng nghĩa thì khơng cịn nguyên là tín ngưỡng, tơn giáo nữa mà nĩ đã chuyển hố thành phong tục tập quán của người Chăm. Về cơ bản là thờ cúng tổ tiên, ơng bà, cha mẹ hay những người đã khuất và các vị vua, hồng hậu, các vị tướng cĩ cơng lao với đất nước, với dân tộc…

Ngồi ra, cũng cĩ quan điểm cho rằng tơn giáo Bàlamơn và tơn giáo Bàni là 02 mặt âm-dương, hay đĩ là quá trình phân cơng thờ cúng. Hai tơn giáo nhưng thật ra là một, nhưng chứa đựng hai. Tơn giáo Bàlamơn là mặt dương, tơn giáo Bàni là âm, 02 mặt âm-dương này kết hợp tạo thành thể thống nhất trong cộng đồng người Chăm. Trong dương cĩ âm, trong âm cĩ dương. Đây là hai mặt trong một thể thống nhất. Đây là triết lý của người Chăm về sự tồn tại của tơn giáo Bàlamơn và tơn giáo Bàni hiện nay-tư tưởng này chịu sự ảnh hưởng triếi lý âm-dương của người Trung Hoa.

Dù vậy, tín ngưỡng, tơn giáo Chăm cũng đã ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người Chăm, chúng tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau và bổ sung cho nhau làm cho đời sống tinh thần người Chăm phong phú, đa dạng. Tuy nhiên tín ngưỡng, tơn giáo Chăm cũng tồn tại nhiều vấn đề đáng quan tâm và suy nghĩ trong giai đoạn hiện nay.

Chương 2

Thực trạng ảnh hưởng của tín ngưỡng, tơn giáo đối với đời sống tinh thần người Chăm

Ninh Thuận hiện nay 2.1. Đời sống tinh thần và cấu trúc của nĩ

Đời sống tinh thần là một lĩnh vực khá rộng và phức tạp. Để làm rõ vấn đề này chúng ta cần tìm hiểu các lĩnh vực cĩ mối quan hệ với nĩ như tồn tại xã hội, đời sống vật chất của xã hội, ý thức xã hội…

Theo Từ điển Triết học của Nhà xuất bản Tiến bộ-Matxcơva 1986 thì:

Tồn tại xã hội-phạm trù triết học nĩi lên đời sống vật chất của xã hội. Tồn tại xã hội là cái cĩ tính thứ nhất so với ý thức xã hội, tồn tại bên ngồi và độc lập với ý thức xã hội. Đời sống vật chất của xã hội-đĩ là nền sản xuất ra của cải vật chất và những quan hệ vật chất được hình thành giữa con người với nhau trong quá trình sản xuất và đời sống thực tiễn thực tế của xã hội [54, tr.590].

“Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố chính là phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên-hồn cảnh địa lí, dân số và mật độ dân số,… trong đĩ phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất” [55, tr.422].

Bàn về tồn tại xã hội và ý thức xã hội thì “Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai mặt vật chất và tinh thần của đời sống xã hội, nằm trong một mối liên hệ qua lại và tác động lẫn nhau nhất định” [54, tr.590].

ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống…của cộng đồng xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn nhất định… ý thức xã hội gồm những hiện tượng tinh thần, những bộ phận, những hình thái khác nhau phản ánh tồn tại xã hội bằng những phương thức khác nhau [55, tr.423].

Theo nghĩa rộng của từ là một khái niệm đồng nhất với các quan niệm, với ý thức là hình thức hoạt động tâm lí cao nhất; theo nghĩa hẹp của từ thì đồng nghĩa với khái niệm tư duy… Cái tinh thần là chức năng của vật chất cĩ tổ chức cao, là kết quả của thực tiễn vật chất, lịch sử-xã hội con người. Đời sống tinh thần của xã hội, ý thức xã hội-phản ánh tồn tại xã hội. Đồng thời nĩ cũng tích cực tác động đến tồn tại xã hội, đến hoạt động thực tiễn của lồi người [54, tr.577]. Từ một số khái niệm trên đây ta thấy rằng giữa tồn tại xã hội, ý thức xã hội, đời sống vật chất, đời sống tinh thần cĩ mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đĩ “tồn tại xã hội là phạm trù triết học nĩi lên đời sống vật chất của xã hội”, bao gồm các yếu tố như phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên, hồn cảnh địa lí, dân số và mật độ dân số… Như vậy, khi nĩi đến tồn tại xã hội thì ta hiểu ngay đĩ là phạm trù nĩi lên đời sống vật chất của xã hội. Cịn ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, phản ánh tồn tại xã hội bao gồm các quan điểm, tư tưởng, tình cảm truyền thống… Như vậy, khi nĩi đến đời sống tinh thần của xã hội thì trong đĩ đã bao hàm ý thức xã hội bởi “ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội” và “đời sống tinh thần của xã hội-ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội…” Nên xét về mối quan hệ khi nĩi đến ý thức xã hội thì cũng bao hàm trong đĩ đời sống tinh thần của xã hội đĩ và ngược lại.

Đời sống tinh thần của xã hội cũng bao gồm các quan điểm, tư tưởng, tình cảm… của cộng đồng xã hội, nảy sinh từ quá trình sản xuất vật chất của xã hội và phản ánh đời sống vật chất trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Tuy nhiên đời sống tinh thần cũng tích cực tác động trở lại đến đời sống vật chất, đến hoạt động thực tiễn của lồi người…

Tín ngưỡng, tơn giáo của người Chăm là một lĩnh vực của đời sống tinh thần của xã hội, ý thức xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội, từ đời sống vật chất, hoạt động thực tiễn của người Chăm, nĩ phản ánh tồn tại đời sống vật chất của xã hội, đồng thời nĩ cũng tác động trở lại và cĩ ảnh hưởng nhất định đến đời sống vật chất của người Chăm trước đây và người Chăm Ninh Thuận hiện nay trong quá trình diễn biến của nĩ. Ngồi ra cịn ảnh hưởng đến đời sống tâm linh, đến đạo đức lối sống, đến nghệ thuật như ca, múa, nhạc, thơ, văn, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc; đến cách suy nghĩ, lối tư duy của người Chăm ở

Ninh Thuận. Chúng ta cùng tìm hiểu thực trạng ảnh hưởng của tín ngưỡng, tơn giáo của

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đối với đời sống tinh thần người Chăm Ninh Thuận hiện nay pot (Trang 33 - 40)