Công việc sau kiểm toán

Một phần của tài liệu v6168 (Trang 81 - 84)

II. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ

7. Công việc sau kiểm toán

7.1. Đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán

Sau mỗi cuộc kiểm toán, CPA VIETNAM đều tiến hành đánh giá chất lượng các bước công việc đã thực hiện trong quá trình kiểm toán để từ đó phát huy những ưu điểm và sửa chữa, khắc phục các nhược điểm, rút kinh nghiệm trong những lần kiểm toán sau.

Công việc do kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán tiến hành đều phải được người có năng lực chuyên môn bằng hoặc cao hơn kiểm toán viên thực hiện kiểm tra lại để xác định công việc có được thực hiện theo kế hoạch, chương trình kiểm toán hay không; công việc được thực hiện và kết quả thu được đã được lưu giữ đầy đủ vào hồ sơ kiểm toán hay không;

những vấn đề quan trọng đã được giải quyết hoặc đã được phản ánh trong kết luận kiểm toán chưa; những mục tiêu của thủ tục kiểm toán đã đạt được hay chưa; các kết luận đưa ra trong quyết định kiểm toán có nhất quán với kết quả của công việc đã được thực hiện và có hỗ trợ cho ý kiến kiểm toán hay không.

Thông qua đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán sẽ giúp cho Ban giám đốc Công ty có thể nhìn nhận lại các công việc mà kiểm toán viên đã thực hiện, từ đó lên kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nhân viên trong những khâu còn yếu kém.

7.2. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành báo cáo kiểm toán

Sau ngày phát hành báo cáo kiểm toán, có thể phát sinh những sự kiện có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán. Khi biết được về các sự kiện này, kiểm toán viên xem xét liệu có cần điều chỉnh báo cáo tài chính hay không.

Nếu báo cáo tài chính được điều chỉnh, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung cần thiết, phù hợp và phải kiểm tra các biện pháp mà đơn vị được kiểm toán áp dụng nhằm bảo đảm vấn đề này đã được thông báo đến các bên nhận báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán đã công bố. Đồng thời kiểm toán viên phải phát hành báo cáo kiểm toán mới cho báo cáo tài chính đã điều chỉnh.

Nếu báo cáo tài chính cần điều chỉnh nhưng giám đốc khách hàng không đồng ý điều chỉnh, kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc không chấp nhận tùy theo ảnh hưởng của các sự kiện đến báo cáo tài chính.

Từ thực tế kiểm toán tại hai khách hàng X và Y như trên có thể thấy quy trình kiểm toán mà CPA VIETNAM áp dụng khi thực hiện kiểm toán ở hai khách hàng này là tương đối giống nhau. Tuy nhiên, do sự khác nhau trong đặc điểm về loại hình kinh doanh, quy mô của từng khách hàng nên

khi kiểm toán CPA VIETNAM cũng đã áp dụng linh hoạt các bước công việc phù hợp với từng khách hàng để đem lại hiệu quả kiểm toán cao nhất.

Cụ thể, những điểm khác nhau cơ bản khi tiến hành kiểm toán ở hai khách hàng X và Y như sau:

Sự khác nhau cơ bản nhất giữa hai khách hàng X và Y trước hết là ở quy mô: Khách hàng X có quy mô lớn, trong khi khách hàng Y có quy mô tương đối nhỏ nên khi tiến hành kiểm toán tại khách hàng X, CPA VIETNAM phải tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ để kiểm tra chi tiết. Trong khi đó, đối với khách hàng Y thì CPA VIETNAM có thể phải tiến hành kiểm tra tới 100% các nghiệp vụ vì số nghiệp vụ phát sinh không nhiều với quy mô nhỏ. Điều này làm cho rủi ro do chọn mẫu sẽ xảy ra khi kiểm toán khách hàng X, dẫn tới tăng rủi ro kiểm toán.

Khách hàng X có hoạt động xuất nhập khẩu nên có phát sinh các khoản phải trả có gốc ngoại tệ, tại khách hàng Y không phát sinh bất kỳ nghiệp vụ nào liên quan đến ngoại tệ nên khi kiểm toán tại khách hàng Y kiểm toán viên không cần thực hiện bước công việc đánh giá số dư các khoản phải trả có gốc ngoại tệ trong chương trình kiểm toán đã được lập trước. Điều này thể hiện CPA VIETNAM áp dụng rất linh hoạt các bước công việc kiểm toán khi kiểm toán ở những khách hàng khác nhau.

CPA VIETNAM đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng X là rất tốt, CPA VIETNAM hầu như tin tưởng vào hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng X, do đó, Công ty có thể giảm bớt các thử nghiệm cơ bản và tăng cường các thử nghiệm kiểm soát trong quá trình kiểm toán. Ngược lại, CPA VIETNAM đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng Y hoạt động ở mức trung bình, do đó khi kiểm toán tại khách hàng Y, Công ty cần phải tăng cường thực hiện các thử nghiệm cơ bản….

PHẦN III - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM (CPA VIETNAM)

Một phần của tài liệu v6168 (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w