Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm

Một phần của tài liệu v6168 (Trang 26 - 27)

II. KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN

3. Quy trình Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo

3.1.6. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 (VSA 400) - Đánh giá

rủi ro và kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên phải có một sự hiểu biết đầy đủ

về hệ thống kiểm soát nội bộ để lập kế hoạch kiểm toán và để xác định bản chất, thời gian và phạm vi của các cuộc khảo sát phải thực hiện. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát.

Thông thường mức rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp đối với nợ phải trả khi kiểm toán viên nhận thấy rằng các phiếu nhập kho được đánh số một cách liên tục và được lập tức thời cho mọi hàng hóa nhập kho, các chứng từ thanh toán được lập và ghi chép kịp thời vào nhật ký, các khoản

thanh toán được thực hiện đúng hạn và ghi chép kịp thời vào nhật ký và các sổ chi tiết…Trong trường hợp này kiểm toán viên sẽ giảm thiểu các thử nghiệm cơ bản.

Mức rủi ro kiểm soát là cao khi kiểm toán viên phát hiện rằng sổ chi tiết không thống nhất với sổ cái, phiếu nhập kho và chứng từ thanh toán không được đánh số liên tục và được sử dụng một cách tùy tiện, các nghiệp vụ mua hàng không được ghi chép mà để đến khi trả tiền mới ghi…Trong trường hợp này kiểm toán viên phải mở rộng các thử ngiệm cơ bản để có thể xác định xem báo cáo tài chính có phản ánh trung thực mọi khoản phải trả của đơn vị vào thời điểm khóa sổ hay không.

Trong bước tiếp theo của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, dựa vào các yếu tố xác định trong kế hoạch kiểm toán tổng quát, kiểm toán viên sẽ thiết kế các thủ tục kiểm toán chi tiết và soạn thảo chương trình kiểm toán.

Một phần của tài liệu v6168 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w