Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết

Một phần của tài liệu v6168 (Trang 62 - 66)

II. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ

4.Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết

Chương trình kiểm toán được thiết lập trong Công ty nhằm cụ thể hoá những bước công việc phải thực hiện với chi phí và thời gian kiểm toán hợp lý, từ đó nâng cao hiệu quả kiểm toán. Chương trình kiểm toán được thiết kế riêng cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính.

Bảng 11: Chương trình kiểm toán các khoản phải trả người bán

THỦ TỤC KIỂM TOÁN CHI TIẾT thực hiệnNgười Tham chiếu

1 Kiểm tra phần hạch toán và phản ánh các khoản phải trả

1.1. Xét xem các số liệu sau có được phân loại chính xác không: 1.1.1. Số phải trả đã thanh toán

1.1.2. Các khoản phải trả phi thương mại

1.2. Xét xem các số liệu sau có được trình bày, xác định giá trị, phân loại chính xác không:

1.2.1. Các khoản phải trả tồn từ lâu hoặc có vấn đề 1.2.2. Các khoản phải trả cho bên thứ ba

1.2.3. Các cam kết mua hàng dài hạn

2 Kiểm tra tính ghi chép đúng kỳ của các khoản phải trả (Hóa đơn mua hàng)

Chọn một số hóa đơn mua hàng được ghi sổ trước/ sau ngày lập báo cáo 10 ngày. Đối chiếu các hóa đơn mua với sổ chi tiết và sổ cái, Khẳng định rằng các khoản phải trả đã được ghi chép và hạch toán đúng kỳ. Đánh giá kết quả kiểm tra.

3 Kiểm tra ghi chép đúng kỳ của việc thanh toán các khoản phải trả

Chọn một số nghiệp vụ thanh toán nợ phải trả được ghi sổ trước/ sau ngày lập báo cáo 10 ngày. Đối chiếu với chứng từ chi và sổ cái. Khẳng định rằng các khoản thanh toán đã được ghi chép và hạch toán đúng kỳ. Đánh giá kết quả kiểm tra.

4 Kiểm tra chi tiết các khoản phải trả

4.1. Soát xét chi tiết số dư các khoản phải trả. Phân tích sự biến động giữa năm nay và năm trước. Đối với các số dư phải trả giảm nhiều so với năm trước thì cần kiểm tra các khoản thanh toán của khách hàng với nhà cung cấp trong năm hoặc thu thập bảng tổng hợp các hóa đơn chưa thanh toán do nhà cung cấp lập. Khẳng định rằng các khỏan phải trả đó đã được hạch toán đúng đắn và hợp lý.

4.2. Kiểm tra chi tiết các khoản phải trả: 4.2.1. Thu thập sổ chi tiết các khoản phải trả 4.2.2. Đối chiếu tổng phát sinh có với sổ mua hàng 4.2.3. Đối chiếu tổng phát sinh nợ với sổ tiền

4.2.4. Kiểm tra các chứng từ phát sinh đối với các nghiệp vụ lớn 4.3. Chọn một số nghiệp vụ mua hàng phát sinh trong năm và: 4.3.1. Đối chiếu, kiểm tra tới các hóa đơn mua hàng và chứng từ nhập 4.3.2. Xem xét tính ghi chép đúng kỳ của các nghiệp vụ mua hàng

4.4. Chọn một số nghiệp vụ thanh toán khoản phải trả phát sinh trong năm và: 4.4.1. Đối chiếu, kiểm tra tới các hóa đơn mua hàng và chứng từ nhập

4.4.2. Đối chiếu, kiểm tra tới các phiếu chi và khẳng định rằng chúng đã được ghi chép đúng kỳ hạch toán

4.4.3. Đối chiếu tổng số chi trả với sổ cái 4.5. Đánh giá kết quả kiểm tra

5 Xác nhận số dư các khoản phải trả

5.1. Lựa chọn một số khoản phải trả có số dư lớn, trọng yếu

5.2. Yêu cầu khách hàng cung cấp và soát xét sổ chi tiết phải trả của các nhà cung cấp đã chọn

5.3. Nếu không có báo cáo công nợ đã được khách hàng và nhà cung cấp xác nhận thì yêu cầu khách hàng lập thư xác nhận công nợ rồi thực hiện những công việc sau:

5.3.1. Gửi thư xác nhận dưới sự kiểm soát của kiểm toán viên 5.3.2. Gửi lại lần 2 nếu không nhận được phúc đáp

5.3.3. Đối chiếu số dư được xác nhận với số dư chi tiết

5.3.4. Đối với các thư xác nhận không được phúc đáp, kiểm tra các nghiệp vụ thanh toán tiếp theo sau kỳ báo cáo và các hóa đơn mua hàng chưa thanh toán

trong kỳ để khẳng định rằng số dư khoản phải trả đó đã được hạch toán đúng đắn tại ngày lập báo cáo.

5.4. Đánh giá kết quả kiểm tra

6 Kiểm tra các khoản phải trả cho các bên thứ ba

6.1. Yêu cầu khách hàng cung cấp và xem xét các bằng chứng phản ánh các nghiệp vụ mua hàng phải trả cho bên thứ ba. Thu thập bảng tổng hợp các nghiệp vụ có liên quan với bên thứ ba. Đối chiếu với sổ cái đảm bảo rằng số dư các tài khoản này được phản ánh trên báo cáo kế toán tại ngày báo cáo. 6.2. Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh để đảm bảo rằng các nội dung kinh tế của chúng là phù hợp với việc ghi chép và phản ánh trên sổ sách kế toán 6.3. Đánh giá tính hợp lý và phản ánh trung thực hoặc ghi chú của các khoản phải trả từ bên thứ ba trên báo cáo kế toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.4. Xem xét việc gửi thư xác nhận các số dư phải trả trọng yếu với bên thứ ba

7 Kiểm tra các khoản phải trả có gốc ngoại tệ lớn

7.1. Xem xét các bằng chứng có liên quan tới các khoản phải trả có gốc ngoại tệ. Xác định các tỷ giá chuyển đổi được áp dụng và việc hạch toán chênh lệch tỷ giá

7.2. Đối chiếu các nghiệp vụ xử lý chênh lệch tỷ giá với sổ cái

8 Kiểm tra các khoản phải trả khác

8.1. Tìm hiểu bản chất của các khoản phải trả khác. Đánh giá tính hợp lý của việc ghi nhận các khoản phải trả khác.

8.2. Đánh giá kết quả kiểm tra

Sau khi ghi chú trên giấy tờ làm việc (Wps), kiểm toán viên tiến hành đánh tham chiếu giữa Wps và các tài liệu có liên quan khác nhằm cung cấp các cơ sở hợp lý cho ý kiến đưa ra. Việc đánh tham chiếu được quy định thống nhất và được lưu giữ theo từng chỉ mục trong hồ sơ kiểm toán để tiện theo dõi. Sau khi tiến hành xong các bước kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên tiến hành đánh dấu vào bảng trên những công việc đã thực hiện theo chương trình kiểm toán.

4.2. Chương trình kiểm toán các khoản vay

Bảng 12: Chương trình kiểm toán các khoản vay

THỦ TỤC KIỂM TOÁN CHI TIẾT thực hiệnNgười Tham chiếu

1 Xác nhận nợ

A. Thu thập sổ chi tiết các khoản nợ còn tồn từ năm trước và phát sinh trong năm, phản ánh số dư đầu kỳ, các khoản vay, thanh toán phát sinh trong năm và dư cuối kỳ.

1. Xác định độ tin cậy về tính hiện hữu của các khoản nợ, vay 2. Kiểm tra số tổng và đối chiếu với sổ cái

B. Đối với mỗi chủ nợ, kiểm toán viên yêu cầu khách hàng lập thư xác nhận nợ. Đảm bảo rằng thư xác nhận phải chứa đứng đầy đủ các thông tin phụ trợ cho việc kiểm tra của kiểm toán viên, gửi thư xác nhận cho người có thẩm quyền của bên chủ nợ, gửi lại lần 2 nếu không nhận được phúc đáp. So sánh số được xác nhận với số dư trên sổ chi tiết, lập bảng đối chiếu công nợ

C. Đánh giá kết quả kiểm tra.

2 Kiểm tra tiền lãi phải trả

A. Thu thập sổ chi tiết chi phí tiền lãi phải trả. Kiểm tra số tổng và đối chiếu với sổ cái.

B. Chọn một số khoản vay, nợ đã được kiểm tra ở thủ tục 1 để tính lại số tiền lãi phải trả…

C. Đánh giá kết quả kiểm tra.

3 Kiểm tra chi phí tiền lãi

Tính toán lại toàn bộ chi phí tiền lãi trong năm và so sánh với chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

4 Kiểm tra việc trình bày và hạch toán các khoản nợ và chi phí lãi

A. Xét xem các khoản nợ dài hạn với bên thứ ba, các khoản nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản nợ ngắn hạn được chuyển sang nợ dài hạn, lãi trên vốn có được phân loại, ghi chép và phản ánh hợp lý không?

B. Thu thập bảng tổng hợp các khoản vay, nợ dài hạn phải trả trong vòng 5 năm theo các điều khoản trong hợp đồng, thỏa thuận vay

C. Xem xét các điều khoản trong hợp đồng/ thỏa thuận vay và đánh giá tính tuân thủ các quy định trong hợp đồng/ thỏa thuận vay của khác hàng.

D. Xét xem các chính sách và phương pháp kế toán áp dụng trong phần vay, nợ dài hạn có được áp dụng hợp lý và nhất quán không?

5 Phân tích số dư các tài khoản vay, nợ dài hạn

Thực hiện các thủ tục phân tích sau:

1. Xem xét các khoản thanh toán nợ theo lịch phát sinh, các khoản thanh toán nợ không theo lịch, các khoản nợ và thanh toán nợ năm trước…để xây dựng nên số ước tính cho tài khoản vay, nợ dài hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Sử dụng số ước tính chênh lệch có thể chấp nhận được để xác định số chênh lệch lớn giữa số ước tính và số ghi chép tại thời điểm lập báo cáo. 3. So sánh số ước tính và số dư phản ánh tại thời điểm lập báo cáo. Nếu số chênh lệch lớn hớn số có thể chấp nhận được thì phải thu thập thêm các bằng chứng hợp lý đối với những chênh lệch đó.

4. Đánh giá kết quả kiểm tra

6 Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản vay, nợ dài hạn

A. Kiểm tra một số nghiệp vụ phát sinh từ đầu năm tới cuối năm và thực hiện các bước sau:

1. Đối chiếu các khoản phát sinh tăng với các chứng từ thu tiền hoặc nhận hàng hóa, tài sản…

2. Đối chiếu các khoản thanh toán với chứng từ chi

3. Kiểm tra các tài liệu có liên quan đối với các nghiệp vụ trọng yếu B. Chọn một số nghiệp vụ thanh toán nợ và thực hiện các bước sau:

1. Xét xem các khoản thanh toán có tuân thủ theo các điều khoản trong hợp đồng/ thỏa thuận vay không?

2. Kiểm tra các séc đã chuyển, đã thanh toán để xác nhận tính pháp nhân của bên được hưởng

C. Đánh giá kết quả kiểm tra

7 Kiểm tra các khoản thuê mua dài hạn

A. Thu thập bảng tổng hợp các khoản thuê mua tài chính/ thuê hoạt động, phản ánh số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và dư cuối kỳ.

1. Xác định độ tin cậy về tính hiện hữu của các khoản thuê mua 2. Kiểm tra số tổng và đối chiếu với sổ cái

B. Xem xét các hợp đồng/ thỏa thuận thuê mua tài chính và xác định xem mỗi khoản thuê mua đó có được hạch toán và vốn hoặc tài sản thuê hoạt động một cách hợp lý không. Xem xét sự tồn tại và sử dụng của các tài sản thuê mua C. Chọn một số khoản thuê tài chính, yêu cầu khách hàng lập thư xác nhận. Đối chiếu số được xác nhận với số dư sổ chi tiết, lập bảng đối chiếu công nợ D. Đánh giá kết quả kiểm tra

8 Kiểm tra các số dư nợ vay có gốc ngoại tệ

A. Xem xét việc áp dụng tỷ giá chuyển đổi sang đồng tiền hạch toán tại thời điểm báo cáo đối với các tài khoản có gốc ngoại tệ. Đối chiếu với sổ cái, kiểm tra việc tính toán và hạch toán chênh lệch tỷ giá

B. Xem xét việc kiểm soát áp dụng tỷ giá chuyển đổi với các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ. Kiểm tra việc ghi chép và hạch toán các nghiệp vụ đó trong kỳ.

Các chương trình kiểm toán trên được lưu vào hồ sơ kiểm toán theo đúng chỉ mục trong hồ sơ nhằm mô tả những bước công việc sẽ tiến hành đối với từng khoản mục cụ thể. Chương trình kiểm toán các khoản phải trả người bán được lưu với chỉ mục 6130 và chương trình kiểm toán các khoản vay được lưu với chỉ mục 6330 trong hồ sơ kiểm toán.

Một phần của tài liệu v6168 (Trang 62 - 66)