Bị phạt tù đến ba năm mà không phạm tội mới trong thời hạn ba năm,

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về thi hành án hình sự của Tòa án (Trang 75 - 81)

kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án;

b. Đã bị phạt tù từ trên ba năm đến mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn bảy năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án.

Như vậy, xoá án tích do Toà án quyết định được pháp luật giới hạn trong phạm vi đối với những người bị kết án theo Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật hình sự.

- Xoá án tích trong trường hợp đặc biệt (Điều 66 Bộ luật hình sự).

Để được xoá án tích trong trường hợp đặc biệt, người bị kết án phải có đủ các điều kiện: có những tiến bộ rõ rệt; đã lập công; được cơ quan, tổ chức nơi

người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú đề nghị; đã đủ một phần ba thời hạn quy định tại Điều 64, Điều 65 Bộ luật hình sự, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án.

+ Có những tiến bộ rõ rệt là sau khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người bị kết án đã hoà nhập vào cộng đồng, tham gia làm ăn lương thiện, chấp hành đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước…

+ Đã lập công là có thành tích xuất sắc trong cuộc sống, trong sản xuất, chiến đấu, học tập, công tác được cơ quan có thẩm quyền khen thưởng hoặc chứng nhận. Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì bao gồm cả lập công và lập công lớn. Người bị kết án lập công lớn thì càng đáng được khoan hồng và xem xét khi xoá án tích cho họ.

- Cách tính thời hạn để xoá án tích (Điều 67 Bộ luật hình sự).

Khi áp dụng khoản 1 Điều 67 Bộ luật hình sự thì cần chú ý là thời hạn để xoá án tích được căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên mà không căn cứ vào hình phạt bổ sung; thời hạn này bắt đầu được tính kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án, chứ không phải là tính từ ngày chấp hành xong hình phạt chính. (xem ví dụ tại mục 11 Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000).

+ Theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Bộ luật hình sự thì "Người bị Toà án bác đơn xin xoá án tich lần đầu phải chờ một năm sau mới được xin xoá án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi thì phải hai năm mới được xin xoá án tích".

Người bị kết án phải có đơn gửi cho Toà án đã xét xử sơ thẩm; kèm theo giấy xác nhận được trả tự do sau khi đã chấp hành xong hình phạt tù của Trại giam nơi họ chấp hành hình phạt tù; Giấy chứng nhận của Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc cơ quan, tổ chức về việc người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt không phải là tù giam; quyết định của Toà án giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù… Nếu người bị kết án bị Toà án áp dụng các hình phạt bổ sung thì phải có giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức, chính quyền có trách nhiệm giám sát, giáo dục về việc họ đã chấp hành xong các hình phạt bổ sung đó; nếu bản án có quyết định về phần tài sản, các quyết định khác về án phí, tiền phạt… thì người bị kết án cũng phải nộp các giấy tờ chứng minh họ đã chấp hành xong các quyết định đó của bản án.

Sau khi đã nhận đơn xin xoá án tích và các tài liệu cần thiết kèm theo đơn, Chánh án Toà án đã xét xử sơ thẩm kiểm tra các điều kiện để được xoá án tích. Nếu thấy cần thiết phải xác minh tính đúng đắn của các tài liệu do người bị kết án nộp thì Toà án áp dụng các biện pháp để xác minh, làm rõ. Khi đã xác định hồ sơ xin xoá án tích đã đầy đủ các điều kiện, Toà án chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu và phát biểu ý kiến bằng văn bản. Trong thời hạn mười ngày, kể từ nhận được hồ sơ xin xoá án tích do Toà án chuyển đến, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phải có ý kiến bằng văn bản gửi kèm với hồ sơ xoá án tích cho Toà án.

Toà án có quyền quyết định chấp nhận hoặc bác đơn xin xoá án tích của người bị kết án mà không lệ thuộc vào ý kiến đồng ý hay không đồng ý của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp.

Quyết định xoá án tích phải được gửi cho người bị kết án có đơn xin án tích, Viện kiểm sát cùng cấp, Công an cấp huyện, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người có đơn xin xoá án tích thường trú.

Trong trường hợp bác đơn xin xoá án tích thì trong quyết định, Chánh án Toà án đã xét xử sơ thẩm phải nêu rõ lý do không chấp nhận xoá án tích.

Quyết định xoá án tích có thể bị kháng nghị theo trình tự phúc thẩm hoặc trình tự giám đốc thẩm (nếu quyết định đã có hiệu lực pháp luật). Việc giải quyết kháng nghị quyết định của Toà án được thực hiện theo thủ tục chung.

Như vậy, các chế định về miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, hình phạt cải tạo không giam giữ, hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, rút ngắn thời gian thử thách của án treo, xoá án tích, các quy định về thời hiệu thi hành bản án… được quy định trong Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự là sự thể hiện sâu sắc nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa, chính sách khoan hồng, nhân đạo của pháp luật. Sau khi bị kết án, người bị kết án vẫn có thể được hưởng các quyền, các chính sách nhân đạo mà từ đó họ có thể yên tâm cải tạo, tích cực trong cuộc sống để sớm được hoà nhập cộng đồng. Do vậy, các chế định này còn có ý nghĩa giáo dục, cảm hoá rất lớn, rất có hiệu quả và thể hiện rõ quan điểm, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta là trừng trị đi đôi với giáo dục và lấy giáo dục làm chính.

11. Thi hành hình phạt tử hình

Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Hình phạt này không được áp dụng đối với người chưa thành niên, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.

Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang có con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân. Nếu người bị kết án tử hình được ân giảm thì hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.

Như vậy, tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất, tước đi quyền được sống của người phạm tội. Vì vậy, việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án tử hình đều phải hết sức thận trọng, không được phép sai sót. Chính vì vậy pháp luật quy định rất chặt chẽ các trình tự đặc biệt về hình phạt tử hình. Bộ luật tố tụng hình sự quy định thành một chương (chương XXVI Thi hành hình phạt tử hình). Hội đồng Thẩm phán TANDTC cũng dành mục II trong Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 2/10/2007 để hướng dẫn áp dụng thống nhất Chương XXVI-BLTTHS "Thi hành hình phạt tử hình". Hướng dẫn của TANDTC rất cụ thể, rõ ràng về việc kháng cáo, kháng nghị hoặc xem xét đơn xin ân giảm v.v… (xem tiểu mục 1.1 điểm 1 Mục II Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán TANDTC số 02/2007).

Bản án tử hình chỉ được thi hành khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a. Người bị kết án tử hình không làm đơn xin ân giảm hình phạt tử hình và Toà án xử sơ thẩm đã nhận được quyết định không kháng nghị của Chánh án TANDTC và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC.

b. Người bị kết án tử hình có làm đơn xin ân giảm hình phạt tử hình và Toà án xử sơ thẩm để nhận được quyết định không kháng nghị của Chánh án TANDTC, quyết định không kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC và bản sao quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình (do TANDTC gửi đến).

c. Người bị kết án tử hình không làm đơn xin ân giảm hình phạt tử hình và Toà án xử sơ thẩm đã nhận được quyết định giám đốc thẩm hoặc quyết định tái

thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình.

d. Người bị kết án tử hình có làm đơn xin ân giảm hình phạt tử hình và Toà án xử sơ thẩm đã nhận được quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC không chấp nhận kháng nghị, giữ nguyên bản án tử hình và bản sao Quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình (do TANDTC gửi đến).

Việc thi hành hình phạt tử hình phải được thực hiện theo đúng "Quy trình thi hành án tử hình" được ban hành kèm theo Quyết định số 810/2006/QĐ-BCA- C11 ngày 04/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Công an.

Trường hợp một người bị kết án tử hình mà lại bị xét xử về một hoặc nhiều tội phạm mới (tội phạm mới này được hiểu là có thể thực hiện trước hoặc sau khi đã bị kết án tử hình), nhưng tội mới này không bị xử phạt tới mức tử hình, cho dù khi tổng hợp hình phạt chung của các bản án vẫn là tử hình, thì Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm về tội phạm mà họ bị kết án tử hình ra quyết định thi hành án và thành lập Hội đồng thi hành hình phạt tử hình.

- Trường hợp một người bị kết án tử hình nhiều lần theo nhiều bản án của các Toà án đã xử sơ thẩm khác nhau (cũng có thể là nhiều bản án tử hình của cùng một Toà án), thì Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm vụ án sau cùng ra quyết định thi hành án và thành lập Hội đồng thi hành hình phạt tử hình.

- Chú ý: Các tình tiết đặc biệt xảy ra khi thi hành hình phạt tử hình phải là những thông tin, tình tiết do người bị kết án tử hình hoặc người khác khai báo, cung cấp hoặc do Hội đồng thi hành án biết được từ những nguồn tin khác; các thông tin, tình tiết này phải có căn cứ và nó có thể làm thay đổi cơ bản nội dung vụ

án, để khởi tố vụ án mới, người phạm tội mới (ví dụ: người bị thi hành hình phạt tử hình khai ra các tình tiết mới của vụ án, khai ra người phạm tội mới…), nếu thi hành án với họ thì có thể sẽ rất khó khăn trong việc điều tra, mở rộng vụ án, khó khăn trong việc xử lý đối với các loại tội phạm khác…

Những trường hợp này, Hội đồng thi hành án hoãn thi hành và báo cáo Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án để báo cáo Chánh án TANDTC.

IV. Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về thi hành án hình sự của Tòa án (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w