Thời hạn ra Quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về thi hành án hình sự của Tòa án (Trang 28 - 36)

Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án phải xem xét các căn cứ, điều kiện tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù quy định tại Điều 61 và 62 Bộ luật hình sự và điểm b Điều 262 Bộ luật tố tụng hình sự, hướng dẫn tại mục 8 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt" để quyết định cho hoặc không cho người đang chấp hành hình phạt tù được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.

Trường hợp tài liệu trong hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ không đầy đủ, không rõ ràng thì Chánh án yêu cầu cơ quan đề nghị (lập hồ sơ) bổ sung, làm rõ thêm. Yêu cầu này của Chánh án phải bằng văn bản. Thời hạn 5 ngày để xem xét chấp nhận hay không chấp nhận đề nghị cho người đang chấp hành hình phạt tù được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được tính lại kể từ khi Chánh án Toà án nhận được tài liệu bổ sung hoặc ý kiến bằng văn bản trả lời của cơ quan đề nghị tạm đình chỉ (Ban Giám thị Trại giam, Trại tạm giam hoặc Viện kiểm sát cùng cấp) về vấn đề Toà án yêu cầu cần phải bổ sung hoặc làm rõ thêm.

+ Nếu chấp nhận đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù thì Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án phạt tù phải ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù và gửi cho người được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; Trại giam hoặc Trại tạm giam nơi người đang chấp hành hình phạt tù; Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; Chính quyền xã, phường, thị thẩm hoặc cơ quan, tổ chức nơi người được tạm đình chỉ thường trú hoặc làm việc, để quản lý người đó theo quy định tại Điều 263 BLTTHS và hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TANDTC tại mục 3 phần III Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán số 02/2007/NQ-HĐTP ngày

2/10/2007 "Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ năm "Thi hành bản án và quyết định của Toà án" của Bộ luật tố tụng hình sự.

+ Nếu Toà án (Chánh án) không chấp nhận đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì Chánh án phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Ban giám thị Trại giam, Trại tạm giam biết, trong thông báo cần nêu rõ lý do về việc không chấp nhận cho người đang chấp hành hình phạt tù được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Nếu Viện kiểm sát kháng nghị đối với thông báo không chấp nhận cho tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù vì lý do Toà án đưa ra không xác đáng hoặc đủ căn cứ, thì Chánh án Toà án đã ra quyết định tạm đình chỉ hoặc ra thông báo phải xem xét. Trường hợp kháng nghị của Viện kiểm sát có căn cứ thì nếu kháng nghị thông báo thì phải ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; nếu kháng nghị quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù thì phải ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.

- Quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm do người đã kháng nghị hoặc do Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm quyết định được gửi cho người được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; Trại giam hoặc Trại tạm giam nơi người đang chấp hành hình phạt tù; Toà án đã ra quyết định thi hành án phạt tù. (điểm 2.3 mục 2 Nghị quyết HĐTP số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007).

Hướng dẫn này của Hội đồng Thẩm phán không đề cập đến việc quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù của Toà án cấp giám đốc thẩm phải gửi cho chính quyền địa phương nơi người được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù

thường trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Chúng tôi cho rằng hướng dẫn như vậy là thiếu vì theo Điều 263 BLTTHS "quản lý người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù" và hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TANDTC tại mục 3 Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 2/10/2007 thì "Toà án đã ra quyết định cho hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù cần chủ động yêu cầu trại giam (Trại tạm giam) hoặc cơ quan Công an cùng cấp phối hợp trong việc giao người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù cho chính quyền, xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi cho thường trú hoặc làm việc quản lý".

Ngoài ra, Chánh án Toà án nơi người được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù cư trú hoặc làm việc còn có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức để theo dõi việc chấp hành quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù để nếu trong thời gian được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù mà người đó có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có căn cứ bỏ trốn thì phải thông báo cho Chánh án Toà án đã cho hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù biết để huỷ bỏ các quyết định đó và ra ngay quyết định thi hành án phạt tù, buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù trong trại giam.

Như vậy, quy định của pháp luật và hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TANDTC không phân biệt Toà án nào, tức là không loại trừ trường hợp tạm đình chỉ của Toà án cấp giám đốc thẩm, tái thẩm hoặc của người có quyền ra quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Mặt khác trong thực tiễn, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù phải chịu sự quản lý, theo

dõi của Toà án nơi người đó cư trú, làm việc và chịu sự quản lý, theo dõi của Toà án nơi người đó cư trú, làm việc và của chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức, nếu quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù của Toà án cấp giám đốc thẩm, tái thẩm không được gửi cho chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức hoặc Toà án nơi người đó cư trú hoặc làm việc là thiếu sót vì sẽ không có cơ quan, tổ chức nào quản lý theo dõi, giám sát họ trong thời gian người đó được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.

Cũng có ý kiến cho rằng quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù của Toà án cấp giám đốc thẩm, tái thẩm (hoặc của người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm không cần phải gửi cho chính quyền phường, xã, thị trấn nơi người được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù thường trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, cũng không cần gửi cho Toà án nơi người được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù cư trú. Quan điểm này cho là khi đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự thường là theo hướng không phạm tội, không áp dụng hình phạt tù, phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc người bị kết án (đang chấp hành hình phạt) đã chấp hành hình phạt bằng hoặc nhiều hơn (dài hơn) mức hình phạt tù cần áp dụng với họ.

Tuy nhiên, kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm mới chỉ là quan điểm của người kháng nghị, cơ quan có thẩm quyền kháng nghị chứ chưa phải là quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm. Thực tiễn đã có không ít quyết định kháng nghị của Chánh án, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh hoặc cấp tối cao không được Hội đồng xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm chấp nhận. Mặt khác từ khi có quyết định kháng nghị đến khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm cũng một vài tháng (thời

hạn giám đốc thẩm, tái thẩm là bốn tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị - Điều 283 và 297 Bộ luật tố tụng hình sự). Như vậy, nếu Toà án cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm không gửi quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt cho Toà án nơi người được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt và gửi cho chính quyền địa phương nơi người đó thường trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc thì sẽ tạo ra một khoảng trống không có ai quản lý, giám sát, theo dõi người được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.

Từ những lập luận trên, chúng tôi cho rằng dù quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là của Toà án cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm cũng rất cần thiết và phải gửi cho Toà án nơi người được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù cư trú, chính quyền địa phương hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó thường trú hoặc làm việc. Có như vậy mới đảm bảo việc thực hiện nghiêm quy định tại Điều 263 Bộ luật tố tụng hình sự. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị TANDTC cần có hướng dẫn bổ sung cho phù hợp.

đ. Thời hạn tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù

Điều 62 Bộ luật hình sự quy định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù

1. Người đang chấp hành hình phạt tù mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 61 của Bộ luật này, thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.

2. Thời gian tạm đình chỉ không được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù.

Như vậy điều luật không quy định rõ ràng thời hạn tạm đình chỉ đối với từng trường hợp có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là bao nhiêu. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 61 Bộ luật hình sự vừa là điều kiện vừa là căn cứ để có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù và thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù đối với từng trường hợp cụ thể.

Lẽ ra, để cho rõ ràng thì Điều 62 BLHS cần phải thêm một đoạn nữa như "Thời hạn tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với từng trường hợp cụ thể được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Bộ luật này".

Tuy điều luật không quy định rõ, nhưng trong thực tiễn, các Toà án đều áp dụng khoản 1 Điều 61 để ấn định thời hạn tạm đình chỉ đối với các trường hợp được tạm đình chỉ cụ thể.

- Người đang chấp hành hình phạt tù nếu bị bệnh nặng thì được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đến khi sức khoẻ được hồi phục;

- Người đang chấp hành hình phạt tù là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đến khi con đủ 36 tháng tuổi;

- Người đang chấp hành hình phạt tù là lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt (lẽ ra phải quy định là "người lao động duy nhất trong gia đình, đang chấp hành hình phạt tù mà gia đình gặp khó khăn đặc biệt" mới chính xác vì khi xét tạm đình chỉ thì người bị kết án phạt tù đang chấp hành hình phạt và vì họ là lao động duy nhất trong gia đình, đang chấp hành hình phạt (chứ không còn là nếu phải và sẽ nữa) nên gia đình họ thực tế đang gặp khó khăn đặc biệt.

Trường hợp này người đang chấp hành hình phạt tù có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đến một năm.

Nếu người đang chấp hành hình phạt tù bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì họ không được xét tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.

Theo quy định này thì Ban giám thị Trại giam (Trại tạm giam), Viện kiểm sát sẽ không đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù và nếu có đề nghị thì Toà án cũng không được chấp nhận để cho người đang chấp hành hình phạt tù đó được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.

Người đang chấp hành hình phạt tù không được tạm đình chỉ vì lý do nhu cầu công vụ, nếu họ đã bị kết án về tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

Trong thời gian được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù lại phạm tội mới thì Toà án buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù lại phạm tội mới thì Toà án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 57 BLHS. Điều 62 BLHS không có quy định áp dụng khoản 2 Điều 61 BLHS khi người được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù tái phạm trong thời gian được tạm đình chỉ. Tuy nhiên, theo tinh thần của Điều 57 BLHS thì Tòa án phải tổng hợp hình phạt của nhiều bản án.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về thi hành án hình sự của Tòa án (Trang 28 - 36)