MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG HƯỚNG ĐI MỚI CHO THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM
3.2.5. Nhân rộng mô hình xuất khẩu nông dân và chuyên gia nông nghiệp
khẩu chuyên gia (về vốn, tổ chức – cán bộ, năng lực đào tạo), tránh tình trạng XKCG tràn lan.
Có chế tài xử lý nghiêm minh đối với các đơn vị, cá nhân vi phạm những quy định của pháp luật liên quan đến XKCG. Xếp hạng doanh nghiệp XKLĐ: Năm 2006, hiệp hội XKLĐ đã có một bảng thống kê 20 DN mạnh dựa trên báo cáo số lao động đưa đi hàng năm của DN. Việc thống kê này phần nào phân loại DN làm được và DN còn yếu kém. Tuy nhiên, đây mới chỉ là hình thức xếp hạng theo số lượng; về lâu dài cần phải xếp hạng theo một số tiêu chí quan trọng khác như: tỷ lệ lao động phải về nước trước hạn, tỷ lệ lao động gặp rủi ro, việc xử lý các sự cố phát sinh liên quan đến người lao động ở nước ngoài.
Đối với các công ty, doanh nghiệp chuyên thực hiện XKCG: Thực hiện đầy
đủ và nghiêm túc quy trình tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng, ký hợp đồng với NLĐ và chuyên gia trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định hiện hành; báo cáo đầy đủ và kịp thời danh sách và tình hình của chuyên gia với cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại; chịu trách nhiệm tổ chức, đưa về nước những chuyên gia tự ý bỏ hợp đồng lao động.
Đối với các công ty, các DN cử nhân viên đi làm việc tại nước ngoài: Xuất
khẩu trong thời hạn cho phép, đảo bảo khi hết thời hạn số chuyên gia đó phải về nước phục vụ cho công ty của mình.
Đối với các chuyên gia: Cần phải tự ý thức được khả năng đóng góp của
mình trong sự phát triển của đất nước vào sự đóng góp cho cộng đồng; nghiêm túc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng lao động và đảm bảo trở về nước đúng thời hạn, đóng góp sức người, sức của cho sự phát triển của đất nước.
3.2.5. Nhân rộng mô hình xuất khẩu nông dân và chuyên gia nông nghiệp nghiệp
trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp. Nông dân Việt Nam ngoài những đức tính cần cù, chăm chỉ, chịu khó còn có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên họ chưa được hỗ trợ về vốn và công nghệ sản xuất hiện đại nên năng suất chưa cao và chưa phát huy hết năng lực vốn có của mình. Mặt khác, quá trình đẩy mạnh CNH – HĐH và hội nhập nền kinh tế đã làm cho một bộ phận người nông dân bị mất đất, và họ phải chuyển đổi nghề nghiệp. Vì vậy, xuất khẩu nông dân làm nông nghiệp cần được nhân rộng để phát huy năng lực và nâng cao đời sống cho người nông dân.
Sau thành công của chương trình XKND sang Sierra Leone, GS.TS Võ Tòng Xuân đã nhận được lời mời của công ty T4M - một doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề của Anh, đưa thêm nông dân Việt Nam sang các nước châu Phi khác, cụ thể là Nigeria và Ghana. Công ty dự định chi 36 triệu USD để thực hiện dự án này.
Nigeria và Ghana cũng là hai nước có điều kiện thổ nhưỡng tương đối giống Việt Nam. Vì vậy, quá trình thực hiện dự án này sẽ có nhiều thuận lợi. Ngoài ra, sau chuyến khảo sát hai đất nước để phục vụ cho việc thực hiện dự án, GS.TS Võ Tòng Xuân sẽ xây dựng và đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kế hoạch về một “đại công trình xuất khẩu nông dân” .
Qua những hoạt động đã diễn ra và kết quả gặt hái được, chúng ta nhận thấy rõ rằng, có thể nhân rộng mô hình này, nâng cao thành chương trình, dự án phát triển bằng các giải pháp như sau:
Thứ nhất, phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các vụ, cơ quan trong Bộ NN& PTNT để hỗ trợ và đưa mô hình này thành một chương trình chính thức, nằm trong khuôn khổ quản lý của Nhà nước, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người nông dân Việt Nam trên trường quốc tế.
Thứ hai, giao quyền cụ thể cho các cơ quan hữu quan tiến hành tổ chức thực hiện chương trình một cách hệ thống với các bước:
triển nông nghiệp.
2) Khảo sát điều kiện tự nhiên, khí hậu, tiềm năng phát triển nông nghiệp của các quốc gia này.
3) Liên hệ, thảo luận về chương trình hợp tác phát triển nông nghiệp: thời gian, hoạt động cụ thể cần hỗ trợ, mức lương, đãi ngộ đối với nông dân Việt Nam.
4) Tuyển chọn nông dân có trình độ thâm canh để xuất khẩu. Tổ chức khám sức khỏe trước khi chọn đi xuất khẩu. Có thể đào tạo thêm tay nghề, kỹ năng và kỷ luật lao động cho những nông dân được chọn.
5) Tổ chức tập huấn cho nông dân làm quen với tập quán sinh hoạt, điều kiện ăn ở của nước đó.
6) Đặt văn phòng đại diện tại các quốc gia nhập khẩu nông dân để siết chặt quản lý nông dân, đảm bảo được lợi ích họ được hưởng và không vi phạm hợp đồng lao động đã ký kết.
7) Đầu tư cho tuyên truyền về chương trình XKND. Đảm bảo người nông dân hiểu rõ về lợi ích mà chương trình có thể đem lại.
Với những giải pháp đề xuất ở trên, hy vọng rằng, “xuất khẩu nông dân” sẽ thực sự trở thành một “đại công trình” đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Những hướng đi mới từ các “hiện tượng lạ” xuất hiện trên thị trường lao động ở Việt Nam thời gian qua mà nhóm nghiên cứu đưa ra trong phần 3 sẽ góp phần làm phong phú thêm thị trường lao động, hướng thị trường lao dộng nước ta hoàn thiện theo xu hướng tích cực và có hiệu quả.
Qua việc đưa ra lý luận chung và khái quát hoá đặc trưng của TTLĐ các nước đang phát triển, có thể thấy rõ quá trình vận động của TTLĐ Việt Nam đã thể hiện những xu hướng phổ biến và một số nét độc đáo diễn ra trong thời gian qua. Các “hiện tượng lạ”được phát hiện và phân tích bao gồm: (1) Hiện tượng di chuyển lao động từ thành thị về nông thôn; (2) Hiện tượng thiếu lao động phổ thông; (3) Hiện tượng thiếu lao động chất xám trong khi lượng sinh viên ra trường thất nghiệp khá cao; (4) Hiện tượng xuất khẩu chuyên gia trong khi trong nước đang thiếu nhân sự cấp cao;(5) Hiện tượng xuất khẩu nông dân và chuyên gia nông nghiệp. Sự phân tích những “hiện tượng lạ” trên cũng đã cho thấy tác động của các hiện tượng này đến các bộ phận khác nhau của nền kinh tế, bao gồm cả tác động tích cực và tiêu cực. Từ đó đưa ra một số quan điểm và đề xuất giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực và giảm thiểu những tác động tiêu cực.
Từ việc hệ thống hóa những “hiện tượng lạ”, phân tích nguyên nhân xuất hiện, và xác định những tác động của nó đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như đến thị trường lao động, nhóm nghiên cứu muốn đề xuất một số hướng đi mới phù hợp để phát triển TTLĐ Việt Nam trong thời gian tới. Với xu thế phát triển ngày càng đa dạng, phong phú, thị trường lao động ở nước ta sẽ ngày càng có nhiều đóng góp trong việc giải quyết những vấn đề cấp bách về sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động xã hội ở nước ta
Hy vọng những ý kiến này góp phần một phần nhỏ bé vào chiến lược phát triển thị trường lao động, làm phong phú hơn trong chính sách khai thác, huy động và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động xã hội ở Việt Nam, làm cho nó thực sự trở thành động lực cho phát triển kinh tế nước nhà.
1. Kinh tế 2005 – 2006 Việt Nam và Thế giới. Thời báo Kinh tế Việt Nam. 2. Kinh tế 2006 – 2007 Việt Nam và Thế giới. Thời báo Kinh tế Việt Nam.
3. Kinh tế Việt Nam 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006. NXB Tài
chính.
4. Số liệu thống kê lao động và việc làm ở Việt Nam 2005, NXB Lao động xã
hội, Hà Nội (2005).
5. Số liệu thống kê việc làm và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1996 – 2005,
NXB Lao động xã hội, Hà Nội (2006).
6. Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Huân, Một số vấn đề về
phát triển thị trường lao động ở Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu kinh tế
Châu Á – Thái Bình Dương (VAPEC), NXB Thế giới (2003).
7. Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung, Về chính sách giải quyết việc làm ở
Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội (1997).
8. Đinh Đăng Định, Một số vấn đề về lao động việc làm và đời sống người lao
động ở Việt Nam hiện nay, NXB Lao động (2004).
9. Trần Kim Hoàn – Nguyễn Quang Đức dịch, Kinh tế học cho thế giới thứ ba – M.P. Todaro (2006).
10. Nguyễn Thị Lan Hương, Thị trường lao động Việt Nam định hướng và
phát triển, NXB Lao động xã hội (2002).
11. Phan Thúc Huân, Kinh tế phát triển, NXB Thống kê TP.HCM (2006). 12. Vũ Thị Ngọc Phùng (chủ biên), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Đại
học Kinh tế quốc dân (2005).
13. Phạm Quý Thọ, Thị trường lao động Việt Nam – Thực trạng và giải pháp
phát triển, NXB Lao động – xã hội,(2003).
14. Nguyễn Văn Thường, Tổng kết kinh tế Việt Nam 2001 – 2005. Lý luận và
1. http://www.Asset.vn 2. http://www.bachkhoatoanthu.gov.vn 3. http://www.cpv.org.vn 4. http://www.doisongphapluat.com.vn 5. http://www.kinhte24h.com 6. http://www.laodong.com.vn 7. http://www.tapchicongsan.org.vn 8. http://www.tuyendung.com 9. http://www.vi.wikipedia.org 10.http://www.vietbao.com 11.http://www.vietnamworks.com 12.http://www.vnn.vn 13.http://www.worldbank.org