Thúc đẩy dòng di chuyển lao động từ thành thị về nông thôn

Một phần của tài liệu Thị trường lao động Việt Nam –suy nghĩ về những hướng đi mới từ các “hiện tượng lạ (Trang 62 - 64)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG HƯỚNG ĐI MỚI CHO THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

3.2.1.Thúc đẩy dòng di chuyển lao động từ thành thị về nông thôn

Hiện tượng lao động từ nông thôn về thành thị cần được nhân rộng và tạo nên một quy mô lớn hơn. Tuy nhiên, để nó trở thành một xu hướng phổ biến, cần phải có các giải pháp chính sách thống nhất, đồng bộ giữa nhà nước, người lao động các khu vực thành thị trong cả nước và chính quyền các thành phố.

Đối với Nhà nước, khuyến khích phát triển các KCN, KCX ở nông thôn. Một mặt, sẽ hạn chế được việc tăng nguồn cung lao động ở thành thị và làm giảm hiện tượng thất nghiệp; đồng thời, khuyến khích người lao động làm việc tại quê hương mình, sẽ khiến NLĐ yên tâm hơn vì họ được làm việc gần nhà, không phải chi trả những khoản chi phí về thuê nhà, đi lại như ở thành thị, và thu nhập ròng của họ sẽ cao hơn. Mặt khác, Nhà nước nên hỗ trợ với các DN, KCN, KCX địa phương đào tạo cho LĐPT trước khi họ vào làm việc. Việc đào tạo này không chỉ về kiến thức chuyên môn ngành, mà còn cả về tác phong của người lao động. Những LĐPT trước đây thường làm trong nông nghiệp, hoặc làm việc tự do nên kỉ luật, tính tập thể chưa cao. Việc đào tạo người lao động phổ thông này sẽ làm họ tăng năng suất lao động, nhận được mức lương cao hơn.

Đối với chính quyền các thành phố:

Thành phố lớn, cần có chủ trương không cấp giấy phép cho các ngành sử

dụng nhiều LĐPT, mà chỉ tập trung cho những ngành nghề mũi nhọn sử dụng lao động cao.Với xu hướng của TP là chuyển dần các ngành nghề tập trung nhiều LĐPT về khu vực ngoại thành và các tỉnh, tập trung ở TP sẽ chỉ là những ngành nghề lao động chất xám, tay nghề cao. Như vậy, trong quá trình phát triển nền kinh tế theo hướng trên, TP sẽ giảm được thời gian, công sức để giải quyết một số lượng LĐ ngoại tỉnh quá lớn. Đồng thời những vấn đề phát sinh từ nguồn dân

thôn Hồ Xuân Hùng bật mí: Chúng ta sẽ đẩy các khu công nghiệp về nông thôn, phát triển nông thôn gắn liền với thị trấn và thị tứ, để kéo người nông dân ở lại địa phương và kéo người thành thị về với nông thôn. Trong bức tranh nông thôn Việt Nam đến năm 2020, cơ cấu lao động trong nông thôn được vẽ lại theo tỷ lệ: 30% thuần nông, 30% công nghiệp và 40% dịch vụ...

rất chật chội và đông đúc.

Thành phố nhỏ, giai đoạn đầu – phát triển nhanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giảm khoảng cách giữa các thành phố lớn và các thành phố nhỏ. Trong giai đoạn này cần xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển, sử dụng nhiều lao động phổ thông. Giai đoạn sau – phát triển bền vững, tiến tới sử dụng ít LĐPT, áp dụng những giải pháp như đối với các thành phố lớn.

Trên đây là những giải pháp để hiện tượng “di chuyển lao động từ thành thị về nông thôn” trở thành một xu hướng cho thị trường lao động trong thời gian tới. Tuy nhiên, để giải pháp đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợp ăn ý giữa Nhà nước với địa phương. Tránh để xảy ra tình trạng mất cân đối giữa thành thị và nông thôn.

Một phần của tài liệu Thị trường lao động Việt Nam –suy nghĩ về những hướng đi mới từ các “hiện tượng lạ (Trang 62 - 64)