NHỮNG NĂM VỪA QUA
2.2. Hiện tượng thiếu lao động phổ thông
Trong khi tỷ lệ thất nghiệp nước ta ngày càng gia tăng thì trong những năm gần đây, các doanh nghiệp của một số ngành đã rơi vào tình trạng thiếu nhân lực, đặc biệt là LĐPT. Hiện nay, nhu cầu về LĐPT luôn tăng cao - điều mà không ai ngờ tới vào thời điểm trước năm 2004. Khan hiếm LĐPT tại các TP lớn, các KCN, KCX diễn ra triền miên và tình hình trên càng trở nên nghiêm trọng vào năm 2007. Theo ban quản lý nhân sự ở những nơi này, họ thường xuyên phải đối mặt với sự biến động lực lượng LĐ.
Để hiểu hơn về hiện tượng này và xem có phải nó đang trở thành xu hướng trong TTLĐ Việt Nam hay chỉ là một hiện tượng mang tính cục bộ, nhất thời, cần nhìn lại nhu cầu về lao động phổ thông ở các thành phố lớn trong cả nước.
Tại TP.Hồ Chí Minh
Năm 2004, lần đầu tiên, ngành dệt may ở TP HCM lâm vào tình cảnh thiếu lao động. Tình trạng này càng căng thẳng hơn kể từ sau Tết Nguyên đán. Năm 2004, các KCN-KCX có nhu cầu tuyển dụng khoảng 18.000 lao động bao gồm các ngành điện, điện tử, cơ khí, dệt- may, nhựa - cao su, chế biến thực phẩm, hải sản, mộc, bao bì... trong đó LĐPT chiếm hơn 10.000 người. Tuy nhiên, mặc dù các KCN- KCX đã dùng rất nhiều biện pháp để thu hút lao động vào làm việc nhưng vẫn không tuyển đủ được số lao động cần thiết.
Tại Bình Dương
Đây là một trong những tỉnh có nhiều KCN, KCX lớn nhất cả nước. Năm 2005, ở Bình Dương có thêm 16 KCN mở thêm, đặt ra nhu cầu về 40.000 lao động, trong đó 27.000 là LĐPT, tập trung chủ yếu trong các ngành dệt may, sản
cần có.
Năm 2007, tại các KCN Bình Dương diễn ra cảnh thiếu lao động trầm trọng, ở đâu cũng thấy những bảng hiệu tuyển dụng lao động. Tại Công ty TNHH Oleeh Việt Nam (KCN Sóng Thần - chuyên sản xuất các mặt hàng may mặc), từ hơn một tháng qua, dù đã treo băng rôn rất lớn tuyển 3.000 công nhân, nhưng cũng chỉ có ba chục bộ hồ sơ đăng ký.
Tại Đồng Nai
Năm 2005, toàn tỉnh Đồng Nai thiếu hụt khoảng trên 20,000 lao động.
Đi qua KCX, KCN thấy hầu như lúc nào cũng thấy ngoài cổng các công ty treo biển tuyển dụng lao
động nhưng thiếu vẫn hoàn thiếu.
Ảnh 4: Tình trạng thiếu lao động phổ thông ở các KCN, KCX
Do bị hạn chế về số liệu, nên trong công trình nghiên cứu này chỉ đưa ra được số liệu của một vài năm và một vài thành phố lớn (là nơi luôn có số liệu thống kê về lao động – việc làm). Tuy nhiên, không phải do vậy mà kết quả nghiên cứu mất đi tính chính xác. Có thể nhận thấy, hiện tượng thiếu LĐPT đã không còn là hiện tượng mang tính bộ phận của riêng TP.HCM mà nó đang có dấu hiệu lan dần ra tất cả các tỉnh thành trong cả nước: Bắt đầu là năm 2004 ở TP.HCM, tiếp theo là năm 2005 ở Bình Dương, tiếp diễn vào những năm sau đó và được thể hiện rõ nhất vào năm 2008, khi ở Hà Nội thiếu trầm trọng LĐPT.
Theo đăng ký của các doanh nghiệp gửi về các trung tâm giới thiệu việc làm, nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ, bằng cấp đã chững lại, thay vào đó chủ yếu là các chỉ tiêu tuyển LĐPT và lao động thời vụ.
Đầu năm 2008, theo dự báo, sự mất cân đối cung - cầu nhân lực sẽ tiếp diễn mạnh trong năm này. Ở Hà Nội, phiên giao dịch việc làm lần I có tổng cộng 64 DN tham gia với nhu cầu tuyển dụng 6210 lao động, trong đó có khoảng 3000 LĐPT. Tuy nhiên, phiên đầu tiên này rơi vào dịp áp Tết Nguyên đán, LĐPT chỉ tuyển được 50 người, tức là 1/60 nhu cầu; Phiên giao dịch việc làm lần II có 49 đơn vị với nhu cầu tuyển dụng LĐPT là 1054 người, nhưng hết phiên giao dịch, các DN chỉ tuyển được khoảng 1/10 nhu cầu; Phiên giao dịch việc làm lần III có 99 đơn vị với nhu cầu tuyển dụng LĐPT là 2469 người, hết phiên giao dịch chỉ tuyển được 182 người, tức là 1/14 nhu cầu.
Cả nước:
Năm 2006, cả nước có khoảng 1/4 số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hiện có nhu cầu tuyển lao động. Trung bình mỗi doanh nghiệp cần tuyển thêm 27% quy mô lao động bình quân của doanh nghiệp. Nhu cầu LĐ của các doanh nghiệp là LĐPT (70%), còn nhu cầu tuyển dụng công nhân kỹ thuật và sơ cấp là 26,23%, nhu cầu tuyển dụng trình độ trung cấp và đại học, cao đẳng trở lên chỉ khoảng trên 3%.
2.2.1. Nguyên nhân
Kể từ năm 2004 đến nay, thiếu LĐPT đang là khó khăn chung của nhiều DN tại các thành phố lớn, các KCN, KCX. Đây là một nghịch lý khi Việt Nam được coi là nước có nguồn LĐ dồi dào. Vậy nguyên nhân của vấn đề trên là gì?
Một là, do sự di chuyển lao động từ thành thị về nông thôn: Nguyên nhân quan trọng nhất, trực tiếp nhất tác động đến hiện tượng trên là do lao động chuyển về nông thôn làm việc. Như đã phân tích ở trên, thời gian gần đây, lượng lao động ngoài tỉnh đến làm việc tại các TP lớn đã hạn chế hơn những năm trước do ở lại làm việc tại các KCN, KCX tại quê hương.
Bắt đầu từ năm 2005, trong khi số LĐ mới tuyển vào làm việc chưa đáp ứng yêu cầu tìm người của các DN, thì số nghỉ việc, chuyển đổi chỗ làm việc lại tăng liên tục. Đây là vấn đề nan giải chung của TTLĐ cả nước. Chỉ tính riêng ở các KCN - KCX TP HCM, cứ sau Tết có ít nhất 5.000 LĐ nhập cư bỏ việc, nghỉ việc.
Từ sau Tết, hàng loạt công ty chạy đua tuyển công nhân với nhiều chính sách ưu đãi để thu hút lao động. Thế nhưng, khi bài toán nhân sự mới còn chưa kịp giải quyết thì không ít công ty lại rối bời, xoay xở đủ cách để giữ chân những lao động cũ.
http://www.xaluan.com (15/3/2008)
Về phía doanh nghiệp: Một số DN vi phạm quyền lợi của NLĐ về việc làm thêm giờ, chế độ lương và một số chế độ khác dẫn đến một số vụ ngừng việc tập thể, ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của đơn vị và gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước.
Về phía người LĐ: NLĐ chưa có sự hiểu biết thấu đáo về quyền lợi và
nghĩa vụ LĐ của mình. Hơn nữa, cũng từ vấn đề tiền lương thấp, cuộc sống không đảm bảo dễ dẫn đến đình công. Mặt khác, NLĐ thường có tâm lý “nhảy việc”, chỉ cần DN thành lập sau trả lương cao hơn NLĐ sẵn sàng bỏ nơi làm việc cũ để chuyển sang nơi làm việc mới.
Ảnh 5: Khi cuộc sống không đảm bảo, đình công dễ xảy ra.
Ba là, tác động của quá trình phát triển kinh tế. Việc phân bổ đầu tư không đồng đều giữa các vùng, địa phương đã dẫn đến hệ quả những vùng kinh tế trọng điểm, tốc độ phát triển đô thị nhanh thì lại thiếu LĐ từ phổ thông đến cao cấp.
Việc gia nhập WTO đã tác động đến công ăn việc làm trên 3 lĩnh vực: Thứ nhất, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ chịu ảnh hưởng bởi những quy định về đầu tư của WTO; thứ hai, các DN trong khu vực XK, đặc biệt là những DN sử dụng nhiều LĐ, sẽ chịu tác động của các qui định về thương mại của WTO; thứ ba, là những khu vực khác bị tác động trực tiếp bởi thương mại toàn
tiếp dẫn đến sự tăng cầu trên thị trường trong nước trong khi chưa có bước chuẩn bị nguồn nhân lực một cách bài bản. Ngoài ra, những tín hiệu khả quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng đầu tư trong và ngoài nước, hàng loạt DN mới ra đời, mở rộng quy mô sản xuất cũng tạo ra “cơn sốt” thiếu hụt nguồn LĐ. Đầu tư nước ngoài tăng, khối lượng việc làm cũng tăng lên, đặc biệt là trong các ngành sử dụng nhiều LĐ với giá trị XK cao, như dệt may, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp...
Bốn là, hệ thống thông tin thị trường lao động. Ngoài nguyên nhân xuất phát từ cung và cầu LĐPT, việc thiếu LĐPT còn do việc thiếu thông tin LĐ. Hệ thống thông tin TTLĐ chưa được kết nối đồng bộ để có thể bao quát được cung – cầu LĐ. Cơ sở dữ liệu việc làm ở nước ta vừa thiếu, vừa không được cập nhật thường xuyên. Thông tin TTLĐ còn bị chia cắt, tạo nên sự thiếu hụt LĐ mang tính cục bộ giữa các ngành và các vùng... Đây là nguyên nhân khiến cho sự chuyển dịch LĐ diễn ra chậm, có vùng khan hiếm LĐ trầm trọng, kể cả LĐPT.
2.2.2. Phân tích tác động
Xuất phát từ tình hình thực tế ở trên cho thấy, cơn sốt thiếu LĐ lan rộng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung và tiến độ đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất của các DN nói riêng.
Tác động tích cực
Tình trạng thiếu LĐPT diễn ra ngày càng gay gắt, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp về LĐ đã khiến cho NLĐ có lợi hơn. Việc tạo môi trường LĐ và đời sống cho công nhân trở thành “tiêu chí cạnh tranh” của các công ty để giữ chân người LĐ. Để cạnh tranh thu hút LĐ, hạn chế tình trạng LĐ bỏ việc, các chủ DN đang tung ra các chính sách đãi ngộ về tiền lương, thu nhập cùng các chế độ phúc lợi khác hấp dẫn người LĐ hơn: nhiều công ty đã xây nhà trọ, lo chỗ ở miễn phí, tổ chức xe đưa NLĐ từ quê lên thành phố; đối với LĐ không nghề vào học việc vẫn được trả lương từ 700.000 - 900.000đồng/người/tháng, đài thọ ăn trưa, lo chỗ ở miến phí hoặc trợ cấp tiền nhà trọ; cứ mỗi LĐ được tuyển vào làm việc,
chức các buổi học bổ túc, nâng cao trình độ văn hóa và chất lượng tay nghề cho LĐPT.
Tác động tiêu cực
Đối với nền kinh tế, chịu tác động trực tiếp của hiện tượng này chính là môi trường đầu tư. Trước đây nhiều công ty nước ngoài đến đầu tư vào Việt Nam vì nước ta có nguồn LĐ dồi dào, giá nhân công rẻ, thì nay ưu thế đó đã dần mất đi. Nếu như không có những giải pháp thiết thực, Việt Nam sẽ mất dần lợi thế tuyệt đối về nguồn LĐ trẻ, rẻ và dồi dào, từ lợi thế trở thành vấn đề e ngại với các nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế, mặc dù có lợi thế về mức lương thấp hơn các nước trong khu vực nhưng có đến 75,9% công ty vẫn coi lương nhân viên tăng là trở ngại lớn nhất về LĐ và việc làm tại Việt Nam (đây là tỷ lệ cao thứ hai ở Châu Á sau Indonesia – 85,8%).
Đối với các DN, các DN hiện đang bỏ ra một lượng kinh phí khá lớn đầu tư
cho việc tuyển dụng và giữ chân NLĐ.Thiếu LĐ ngày càng trở nên gay gắt, các DN hầu hết đều tăng lương trong khi năng suất LĐ lại không tăng, nói cách khác là giá cả sức LĐ bị “bóp méo”, tiền lương không phản ánh đúng năng lực của NLĐ. Ngoài ra, việc thiếu LĐPT đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất của DN. Đối với các DN sử dụng nhiều LĐ, việc thiếu LĐPT sẽ khiến các DN phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc nếu có nhu cầu mở rộng quy mô thì việc thiếu LĐ là một cản trở rất lớn. Theo đánh giá của Báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB), sự thiếu hụt lao động đang trở thành rào cản chính cho việc mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam.