NHỮNG NĂM VỪA QUA
2.3. Hiện tượng thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong khi lượng sinh viên ra trường thất nghiệp khá cao
thất nghiệp khá cao
Thực trạng về vấn đề thiếu lao động có trình độ cao
Trên TTLĐ hiện nay đang diễn ra hiện tượng thiếu trầm trọng LĐ chất xám dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong nước và nước ngoài trong tuyển dụng LĐ. Sau hơn một năm gia nhập WTO, TTLĐ ngày càng sôi động hơn, đặc biệt trong các ngành dịch vụ tài chính, tư vấn, pháp lý, bất động sản, công nghệ thông tin và viễn thông, kiểm toán, luật... Năm 2007 được coi là năm bùng nổ về nhu cầu LĐ chất xám trên TTLĐ Việt Nam. Điều này đã khiến
người. Cụ thể:
• Theo thống kê của Ban Kinh tế TW, hiện lao động có trình độ đại học và trên đại học trong các KCN - KCX chỉ chiếm 4,5% tổng số lao động, kỹ thuật viên cũng chỉ chiếm 4,5%, công nhân kỹ thuật đã qua đào tạo chiếm 31%, còn lại là lao động giản đơn chiếm 60%. Với tỷ lệ lao động như trên, các KCN – KCX hiện nay đang thiếu trầm trọng lao động có trình độ.
• Nhiều công ty ngành công nghệ thông tin tại thành phố Hồ Chí Minh như TMA, Renesas, Paragon Solutions Vietnam, Globalcyber Soft... đã tổ chức những hội thảo lớn để thu hút nhân sự nhưng vẫn không tìm đủ ứng viên.
Ông Dương Xuân Giao - GĐ cty tuyển dụng NetViet, cho rằng khi kinh tế phát triển, nhiều DN cũng có tốc độ phát triển cao nên nhu cầu về nguồn nhân lực cấp cao càng nhiều. Hiện nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp cao, lao động có trình độ cao ở thị trường TP HCM từ đầu năm 2005 đến nay đã tăng 30 - 40% so với năm trước.
• Theo thông tin từ Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, trong số 28.957 lao động có hợp đồng 1 năm trở lên của VNPost thì số người có trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm 11,5%, cao đẳng 7,68%. Ông Đỗ Ngọc Bình, Tổng giám đốc VNPost cho biết, hiện nay rất nhiều đơn vị của VNPost đang trong tình trạng thiếu lao động có trình độ cao, có kinh nghiệm quản lý.
• Công ty Canon Việt Nam cho biết, với công suất hoạt động của công ty thì công ty phải cần khoảng 4000 công nhân và cán bộ kỹ thuật, nhưng những người đủ điều kiện được tuyển mới chưa đầy một nửa. Vì vậy, hiện công ty vẫn cần rất nhiều LĐ mà chưa thể tìm được.
• Công ty phần mềm FPT đặt mục tiêu tìm đủ 4000 người trong năm 2006, trong đó 1000 người làm phần mềm, tuy nhiên đến nay, FPT vẫn không tuyển đủ.
du học sinh và người nước ngoài từ các nước Úc, Mỹ, Anh, Canada, Ấn Độ, Singapore, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia…Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, lượng lao động nước ngoài tăng trung bình khoảng 60% mỗi năm kể từ năm 2004. Vào cuối năm 2006, có đến 34.000 LĐ nước ngoài đang công tác tại Việt Nam trong đó 31,8% giữ các vị trí quản lý cấp cao và 41,2% LĐ có tay nghề cao.
Thực trạng về vấn đề sinh viên ra trường thất nghiệp
Theo số liệu mới nhất của Bộ Giáo dục& Đào tạo về tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học, mỗi năm cả nước có trên dưới 200.000 sinh viên các trường đại học và cao đẳng ra trường, nhưng chỉ có 50% sinh viên có việc làm trong đó, 30% làm việc đúng ngành nghề đã học, một nửa số sinh viên ra trường còn lại không có việc làm ổn định, chờ xin việc. Có thể thấy thực tế hiện tượng thể hiện qua hoạt động tuyển dụng của các công ty sau:
• Công ty Unilever mở ngày hội nghề nghiệp “Quản trị viên thực tập – 2007”, gần 1.000 sinh viên đến từ các trường ĐH tìm đến đăng ký, ứng tuyển vào công ty. Chỉ 30 ứng viên trong số này có cơ hội được nhận vào làm quản trị viên tập sự ở các bộ phận tiếp thị, bán hàng, tài chính, dịch vụ khách hàng... Từ 1998 đến nay, hằng năm công ty đều có chương trình “Quản trị viên tập sự”, mỗi chương trình thu hút cả ngàn ứng viên tham gia. Nhưng 8 năm qua, số ứng viên được tuyển rất ít, chỉ khoảng 200 người.
• Năm 2007, công ty Intel đầu tư vào Việt Nam cần 4000 nhân sự, chuyên gia cao cấp về IT. Tuy nhiên trong số 2.965 sinh viên năm cuối tham gia ứng tuyển, công ty chỉ chọn được 90 người.
Từ thực trạng trên có thể thấy, TTLĐ chất xám Việt Nam hiện nay đang tồn tại một nghịch lý, đó là thiếu trầm trọng lao động trong khi lượng sinh viên thất nghiệp ra trường vẫn còn rất cao. Vậy lời giải đáp cho nghịch lý này nằm ở đâu?
Hiện tượng trên chủ yếu xuất phát từ hai khía cạnh của TTLĐ chất xám.
Thứ nhất, từ phía cầu. Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã tiến được một bước dài về tăng trưởng kinh tế (bình quân 8%/ năm). Sự tăng trưởng “nóng” của kinh tế Việt Nam những năm vừa qua đã làm gia tăng tổng cầu, thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh sản xuất trong nước. Điều này cũng kéo theo sự gia tăng số lượng các DN mới, cụ thể là hơn 15.000 DN đã được thành lập trong năm 2007. Chính vì vậy, cầu về nhân sự có trình độ hay LĐ chất xám cũng gia tăng nhanh chóng. Lượng cầu nhân sự ở các ngành kế toán, tài chính, ngân hàng, marketing, tư vấn pháp lý và CNTT đã tăng 70% so với năm 2005. Mặt khác, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra cơ hội cho các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn lớn trên thế giới đầu tư phát triển tại đây. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, các công ty này đều có xu hướng “ bản địa hóa nhân sự” và trực tiếp tham gia vào cạnh tranh để tìm nguồn LĐ cho DN của mình.
Thứ hai, từ phía cung. Theo số liệu điều tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tỷ lệ LĐ qua đào tạo ở nước ta hiện nay chỉ đạt hơn 30%, nguồn cung cấp nhân lực cao cấp chỉ đáp ứng được từ 30 - 40% nhu cầu. Hơn nữa, số LĐ được đào tạo lại không đáp ứng được nhu cầu sử dụng nhân sự tại các DN. Cụ thể là:
Về phía các trường đại học, cao đẳng, chất lượng đào tạo của các trường
nhìn chung còn chưa đạt yêu cầu. Theo kết quả khảo sát của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, khoảng 60% LĐ trẻ tốt nghiệp từ các trường dạy nghề và cao đẳng cần được đào tạo lại ngay sau khi tuyển dụng. Một số DN phần mềm cần đào tạo lại ít nhất một năm cho khoảng 80 - 90% sinh viên tốt nghiệp vừa được tuyển dụng. Trong khi đó, chúng ta đang có một hệ thống đại học bao gồm: Đại học quốc gia đa ngành, Đại học vùng đa ngành, Đại học chuyên ngành, Đại học địa phương, Đại học tại chức, Đại học từ xa, Đại học dân lập; nhưng tất cả đều không đạt tiêu chuẩn khu vực và thế giới, chất lượng đào tạo ngày càng tụt hậu. Bằng cấp của giáo dục đại học nước ta chưa được công nhận trên TTLĐ quốc tế.
Thực tế đã chứng minh nhận xét đó là đúng đắn. Các trường đại học hiện nay mới chỉ chú trọng đến đào tạo mặt chuyên môn kỹ thuật mà chưa hướng đến rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng phù hợp với môi trường làm việc hiện đại. Việt Nam cũng chưa có một hệ thống đào tạo “vừa học vừa thực hành” như ở các nước phát triển. Mặt khác, các trường chưa có chương trình đào tạo bắt kịp với nhịp độ phát triển kinh tế. Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và hội nhập như hiện nay, nhu cầu về một số ngành tài chính, dịch vụ là rất lớn. Tuy nhiên, số sinh viên được đào tạo về các ngành này chưa đủ đáp ứng cầu trên TTLĐ.
Về phía sinh viên, sinh viên Việt Nam bị nhân xét là thiếu khả năng suy
nghĩ độc lập, làm việc nhóm và xây dựng kế hoạch. Phần lớn sinh viên hiện nay còn thụ động trong quá trình học tập, chưa tự tạo ra những cơ hội cọ xát để hoàn thiện kiến thức và kỹ năng của mình. Họ chủ yếu chú trọng đến bằng tốt nghiệp, kết quả học tập, ít quan tâm các yếu tố thực hành, kỹ năng ngành nghề, kỹ năng mềm… Ngoài ra, sinh viên còn một số khuyết điểm khác khiến cho DN e ngại khi tuyển dụng. Đó là tâm lý “kén chọn” hay thay đổi công việc theo ý thích, không có tầm nhìn dài hạn. Đồng thời, sinh viên hiện nay cũng chưa nắm bắt nhạy bén thông tin về TTLĐ, thông tin về yêu cầu, đòi hỏi của nhà tuyển dụng. Vì thế, nhiều sinh viên ra trường có bằng khá, giỏi, thậm chí hai, ba bằng nhưng vẫn thất nghiệp.
Thứ ba, sự gắn kết cung - cầu trên TTLĐ chất xám bao gồm:
phụ thuộc vào chất lượng đầu vào chứ không phải đầu ra. Cách đánh giá chất lượng giảng viên và sinh viên của Việt Nam có sự khác biệt lớn với nhiều nước trên thế giới. Nhiều tiêu chuẩn đạt được của sinh viên còn vắng bóng”
(trích lời nhận xét của TS Peter J.Gray Học viện Hải quân Hoa Kỳ, tháng 8/2007)
ĐT Bành Tiến Long: “Từ trước đến nay, không ai trả lời được tại sao mỗi năm các trường, các ngành đào tạo được giao ngần đó chỉ tiêu nhưng hầu như không trường nào biết sinh viên trường mình đào tạo ra có được sử dụng hết không, trong khi các ngành nghề mà thị trường đang cần thì lại thiếu”. (Trích bài phát biểu tại Hội thảo quốc gia Đào tạo theo nhu cầu xã hội, tháng 01/2007). Tất cả là do mối quan hệ giữa trường và DN chưa chặt chẽ về pháp lý và trách nhiệm xã hội.
Mối quan hệ giữa sinh viên và DN. Có rất ít DN chủ động bỏ tiền đầu tư để
“săn” LĐ - tìm đến các trường đại học, lựa chọn các sinh viên sắp tốt nghiệp, có trình độ cao để tuyển dụng. Chỉ có một số lượng rất ít các tập đoàn, công ty lớn của thế giới đang làm được việc này.
Hệ thống thông tin thị trường lao động còn chưa hoàn thiện, mới chỉ tồn tại rất ít các trung tâm hỗ trợ việc làm do Nhà nước đứng ra tổ chức, thực hiện và giám sát. Các hội chợ việc làm cho sinh viên mới chỉ có một số ít DN tham gia. Thông tin về các hội chợ này chưa được thông báo rộng rãi và phổ biến.
2.3.2. Phân tích tác động
Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về lao động chất xám càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Chính vì vậy, hiện tượng thiếu lao động chất xám trong khi sinh viên ra trường thất nghiệp đã tác động không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập.
Đối với các DN, nhu cầu tăng mạnh trong khi nguồn nhân sự cung cấp lại thiếu, các DN phải chấp nhận bỏ chi phí lớn cho các đợt tuyển dụng, từ quảng bá đến tổ chức phỏng vấn xin việc… hoặc thuê các công ty chuyên “săn đầu người” (head hunter) với số tiền đáng kể. Đồng thời, tình trạng này đã đẩy mức lương thực tế lên cao quá mức cân bằng. Điều này đã khiến cho các DN phải chịu áp lực ngày càng lớn về chi phí do phải trả lương quá cao cho NLĐ. Mặt khác, cạnh tranh gay gắt giữa các DN trong nước và nước ngoài buộc các công ty liên tục đưa ra các mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Chính vì vậy, xu hướng “nhảy
nhân viên thiếu hụt cùng với lượng công việc quá tải đã làm ảnh hưởng tới tiến độ kế hoạch, mục tiêu trong hoạt động kinh doanh của DN. Bên cạnh đó, xu hướng này cũng khiến các DN phải đối mặt với những rủi ro trong đào tạo nhân lực, do LĐ bỏ việc sau khi được đầu tư đào tạo, phát triển năng lực nghiệp vụ.
Đối với NLĐ, với mức lương và chế độ đãi ngộ đầy hứa hẹn của công việc mới, NLĐ sẵn sàng “nhảy việc”. Nhưng chính vì công việc thay đổi thường xuyên, mất ổn định đã làm họ mất đi cơ hội học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Ngoài ra, do các công ty khó có thể bù đắp nhân sự bị thiếu hụt, NLĐ phải đảm nhận cùng lúc công việc ở nhiều vị trí. Đồng thời, mức lương tăng cao đi kèm yêu cầu phải làm việc hết công suất đã làm sức ép công việc ngày càng trở nên nặng nề đối với NLĐ.