NHỮNG NĂM VỪA QUA
2.1.2. Phân tích tác động
Tác động của việc “lao động từ thành thị trở về nông thôn” gồm cả tác động tích cực và tác động tiêu cực.
Tác động tích cực
Với các thành phố, sự chuyển đổi bước đầu của NLĐ ngoại tỉnh như hiện
nay là phù hợp với xu hướng của các TP là chuyển dần các ngành nghề tập trung nhiều LĐPT về khu vực ngoại thành và các tỉnh. Nếu khu vực nông thôn tiếp tục
nền kinh tế, xã hội TP sẽ theo đúng quy luật: tập trung ở TP sẽ chỉ là những ngành nghề lao động chất xám, tay nghề cao. Như vậy, trong quá trình phát triển nền kinh tế theo hướng trên, TP sẽ giảm được chi phí để giải quyết một số lượng LĐ ngoại tỉnh quá lớn, giảm sức ép đối với thành phố lớn (sức ép về y tế, giáo dục, điện nước, môi trường), giảm thiểu bộ máy hành chính quản lý đô thị và xây dựng nếp sống đô thị hiện đại.
Với các doanh nghiệp ở các tỉnh thành, nguồn lao động từ các thành phố trở về làm việc có một lợi thế rất lớn là đã được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, không tốn chi phí đào tạo, tuyển vào là có thể làm việc được ngay. Họ sẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và đào tạo lao động phổ thông, góp phần đẩy mạnh quá trình phát triển ở nông thôn, giảm khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn. Các doanh nghiệp ở nông thôn có điều kiện cạnh tranh với các doanh nghiệp ở thành phố lớn.
Với người lao động, về nông thôn làm việc đồng nghĩa với việc cuộc sống
của họ sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn, cụ thể: cũng với mức lương ấy, họ có thể tìm được việc ở quê, chi phí sinh hoạt không đắt đỏ như ở thành phố, được ở gần người thân và gia đình, tránh được những phức tạp ở thành phố, lại đỡ tiền cho các khoản chi phí thuê nhà, ăn uống…
Tác động tiêu cực
Đối với các KCN, KCX ở thành phố lớn, chi phí cho việc tuyển dụng, giữ
chân người lao động tăng lên sẽ tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN ở thành thị. Các DN thiếu lao động dẫn đến tình trạng chậm trễ hợp đồng, không hoàn thành được kế hoạch đã đề ra, mức lương không phản ánh đúng năng lực của người lao động. Chính điều này cũng làm giảm sức cạnh tranh trong thu hút đầu tư vào thành phố. (tác động này sẽ được phân tích rõ hơn ở “hiện tượng lạ”thứ hai)
Đối với các thành phố nhỏ và khu vực nông thôn, hiện tượng này cũng làm
hẹn những điều kiện làm việc thật hấp dẫn để lôi kéo công nhân ở lại làm việc cho họ. Nhưng thực chất sau này, đơn giá sản phẩm thấp, điều kiện ăn ở, làm việc không thuận lợi nhiều công nhân lại đình công, bỏ việc lên thành phố.