MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG HƯỚNG ĐI MỚI CHO THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM
3.2.4. Xuất khẩu chuyên gia có chọn lọc ở một số ngành
Theo kinh tế học tân cổ điển thuần tuý, những “dòng chảy chất xám” ngày càng thông thoáng thì tài nguyên nhân loại càng được phân bố hợp lý. Tức là không thể có một câu trả lời chính xác tuyệt đối cho vấn đề nên hay không nên XKCG. Vấn đề ở đây là tìm cách để tăng cường các tác động tích cực và giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực. Tuy nhiên, một mình chuyên gia hay các công ty, các DN hay các công ty XKCG không thể làm được điều đó. Để làm được điều này, rất cần có sự tác động của chính phủ để nền kinh tế phát triển một cách bền vững.
XKCG phải được nhìn nhận ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ đó đưa ra được những giải pháp thích hợp để đảm bảo nước ta vẫn hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới; vừa phải đảm bảo một số lượng chuyên gia nhất định ở trong nước để tránh tình trạng thiếu hụt nhân sự gây tác động đến sự phát triển bền vững của quốc gia. Như vậy, chúng ta vẫn coi XKLĐ&CG là một trong ba chiến lược phát triển của TTLĐ. Nhưng trong XKCG nên chú trọng đến những vấn đề sau:
Thứ nhất, để giảm thiểu sự thiếu hụt chuyên gia trong các ngành, các lĩnh
vực quan trọng của nền kinh tế thì Chính phủ cần hạn chế XKCG trong các lĩnh vực này. Chính phủ cần đưa ra các biện pháp khuyến khích các chuyên gia làm việc trong nước, kêu gọi các chuyên gia, kiều bào trở về làm việc tại đất nước, đầu tư đúng đắn,tạo môi trường nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học.
Thứ hai, XKCG thuộc những ngành, nghề mà trong nước có thế mạnh song
không có điều kiện phát triển như: xuất khẩu chuyên gia nông nghiệp, thủy sản. XKCG các ngành nghề thủ công mỹ nghệ như: đồ gỗ, giày da, may mặc; sang các
năng rất lớn về gỗ, song lại không có các nghệ nhân khéo léo như ở nước ta. Bên cạnh đó, nước ta lại có thế mạnh về lĩnh vực này và hiện nay cũng đang rất phát triển. Cũng như XKCG về đồ gỗ, mặt hàng giày da, may mặc và thủy sản chúng ta cũng hoàn toàn có thể tìm những đối tác thích hợp.
Để một mặt đảm bảo XKCG là một trong ba hướng chính của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Bộ LĐ-TB&XH; mặt khác vẫn đáp ứng nhu cầu nhân sự cấp cao trong nước, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Sơ đồ 3: Mối liên hệ giữa các đối tượng trong việc thực hiện giải pháp cho xuất khẩu chuyên gia.
Đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan: Tìm hiểu các quốc gia có
nhu cầu, thảo luận các chương trình hợp tác phát triển đưa chuyên gia thuộc các lĩnh vực trên đi làm việc tại nước ngoài. Đồng thời, quản lý chặt chẽ về số lượng và thông tin các chuyên gia đi làm việc tại nước ngoài bảo đảm số lượng chuyên gia xuất khẩu vừa đủ, đảm bảo cân bằng với số lượng chuyên gia trong nước tránh tình trạng xuất khẩu quá nhiều chuyên gia.
Xây dựng đề án thành lập hệ thống thông tin TTLĐ để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp XKLĐ và NLĐ; chỉ đạo các cơ quan đại diện ở nước
Quốc gia có nhu cầu Chính phủ & Bộ ngành Công ty, DN XKCG Chuyên gia
quan đại diện Việt Nam ở những nước có nhiều chuyên gia Việt Nam làm việc.