Nguồn: báo Hậu Giang, Ngày 24-02-2010.

Một phần của tài liệu TẬP QUÁN CỐ ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 40 - 41)

Như trường hợp của bà Sáu Hái, ở xã Vĩnh Trạch Đông, thị xã Bạc Liêu. Gia đình bà trước đây cũng thuộc diện khá, nhưng từ năm 2002, dù chỉ có nghề chạy xe ba gác kiếm sống ở Sài Gòn, nhưng người con trai lớn của bà đã về quê thuyết phục ông bà cố bảy công đất và vay mượn được hơn 70 triệu đồng, mang lên Sài Gòn mở quán cà phê, cho vay tiền góp. Đến năm 2006, con trai bà Sáu đã cùng vợ con bỏ trốn, để lại cho bà số nợ hơn 100 triệu đồng dưới quê. Ông bà Sáu đành bán đất trả nợ, hiện giờ phải ở nhờ nhà người bà con bên Vĩnh Châu (Sóc Trăng)26.

Trong khi đó, những người dân nhận cố đất rồi sau đó mua luôn đất cố đã tích lũy được khối tư liệu sản xuất khổng lồ trong khi có rất nhiều người không có đất sản xuất. Như gia đình ông Sáu Hoàng ở Thạnh Trị, Sóc Trăng, những năm đầu khi ra sống tự lập, gia đình ông cũng như bao nhiêu người khác chỉ có vài công ruộng canh tác (1 công = 1.000 m2). Chỉ 7 năm trở lại đây mà gia đình ông đã mua thêm hơn 20 công đất sản xuất. Hay ông Nguyễn Văn Cường - ngụ ấp 2, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy khi mới ra riêng lập nghiệp (1982), hai vợ chồng ông chỉ có chưa đầy 6 công đất, đến năm 1990, gia đình ông đã có gần 2ha (20 công) đất sản xuất nông nghiệp và đến nay, kể cả đất đai của vợ chồng, con cái trong gia đình đã là 4 ha. Tuy số đất trên do công sức lao động, do sự kiên trì tích góp của chính họ mới có được, đó là điều đáng mừng vì cuộc sống của người dân được cải thiện. Nhưng đất đai không tự sinh ra được, sự phát triển của các đô thị đã làm thu hẹp dần đất đai, nhất là đất nông nghiệp nên sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ ruộng đất, phân hóa xã hội và thất nghiệp tăng vì những người nông dân đem đất đi cố rồi sẽ mất luôn do khó có khả năng chuộc lại và việc chuyển sang nghề nghiệp khác để đảm bảo cuộc sống cũng sẽ rất bấp bênh. Hiện tại chưa có cơ quan chức năng nào thống kê được số lượng nông dân cầm cố ruộng đất. Hầu hết, những bên cố đất chỉ làm giấy tay, không thông qua chính quyền địa phương nên ngay cả chính quyền xã cũng không quản lý được. Tuy nhiên, qua khảo sát sơ bộ thì chỉ ở xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) số lượng nông dân không đất sản xuất và số người cố ruộng đất đã rất nhiều. Điển hình, ở ấp 4 xã Xà Phiên có 483 hộ thì có đến 161 hộ không đất sản xuất hoặc có đất sản xuất đang cầm cố. Hay ở xã Vĩnh Trạch Đông, thị xã Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu), hiện tại có hơn 500 hộ không đất sản xuất hoặc đã cố hết đất sản xuất27...Với số lượng như thế thì việc

Một phần của tài liệu TẬP QUÁN CỐ ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w