Việc đăng ký hay xóa đăng ký giao dịch cố đất, cơ quan có thẩm quyền cần xác nhận và ghi vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như đối với trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất để có thể quản lý dễ dàng các biến động về đất đai qua các lần giao dịch.19
Tóm lại, hợp đồng cố đất bắt buộc phải đăng ký. Các bên có thể đăng ký giao dịch cố đất tại văn phòng đăng ký giao dịch bảo đảm thuộc Sở hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường, tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nếu được ủy quyền. Trường hợp bên cố đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đaithì cơ quan đăng ký thực hiện đồng thời thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với việc đăng ký giao dịch bảo đảm. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận không tính vào thời hạn đăng ký cầm cố đất.
2.2. Hiệu lực của hợp đồng cố đất
2.2.1. Thời điểm phát sinh hiệu lực
Một giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết nếu các bên có thỏa thuận khác; cầm cố có hiệu lực từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố; việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu biển có hiệu lực từ thời điểm đăng ký thế chấp; giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp pháp luật có quy định. Cố đất theo tập quán không bắt buộc phải chứng thực hay đăng ký với cơ quan địa phương nên khi hai bên thỏa thuận xong hợp đồng và bên nhận cố giao đủ tiền (vàng) thì xem như hợp đồng cố đất phát sinh hiệu lực. Tuy nhiên về lý luận, cố đất là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ đối vật, nếu được thừa nhận thì cố đất phải lập thành văn bản,