lại cho bên cố đất để người này chuyển nhượng cho người khác và thanh toán tiền cho bên nhận cố đất. Hoặc là, bên nhận cố đất cho người khác thuê quyền sử dụng thửa đất cố hoặc đem thửa đất cố cố lại cho người thứ ba. Nếu cố đất được pháp luật thừa nhận thì trong trường hợp không có thỏa thuận, các bên có thể áp dụng biện pháp xử lý trong Nghị định 163/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về giao dịch bảo đảm là xử lý bằng cách bán đấu giá đối với thửa đất cố (Điều 68). Các bên có quyền thỏa thuận khi đến hạn mà bên cố đất không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì đất cố sẽ thuộc về bên nhận cố đất nhưng khi có tranh chấp, thỏa thuận này sẽ bị vô hiệu. Pháp luật hiện hành chưa chính thức công nhận trường hợp bên cố đất khi đến hạn mà không chuộc lại đất thì thửa đất cố đương nhiên thuộc về bên nhận cố đất. Bằng chứng là khi có tranh chấp, bên cố đất kiện ra tòa án thì tòa án vẫn giải quyết đất cố là tài sản của bên cố đất, bên cố đất chỉ thanh toán lại phần tiền đã vay cho bên nhận cố đất kèm theo lãi suất chứ không công nhận thửa đất cố thuộc về bên nhận cố đất. Điều này phù hợp với đạo đức và quy định của pháp luật hiện hành. Nếu luật thừa nhận thỏa thuận này của các bên trong giao dịch cố đất thì bên nhận cố đất có thể lợi dụng để ép buộc lấy đất của bên cố đất. Đây là biểu hiện của sự tư bản, bóc lột, không công bằng cần phải có sự quản lý của Nhà nước để kịp thời xử lý và giải quyết những trường hợp tương tự. Trên tinh thần áp dụng tương tự về pháp luật bảo đảm nghĩa vụ, nếu các bên không thỏa thuận hoặc thỏa thuận trái với đạo đức thì có thể áp dụng quy định về xử lý tài sản bảo đảm của Nghị định 83/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23 tháng 7 năm 2010 về Đăng ký giao dịch bảo đảm và các quy định khác có liên quan để giải quyết. Nếu các bên không thỏa thuận được thì bên nhận cố có quyền yêu cầu bán đấu giá theo quy định của pháp luật hoặc người này sẽ nhận chính thửa đất cố để thu hồi nợ nếu nghĩa vụ của bên cố đất nhỏ hơn phần giá trị của thửa đất cố. Nếu phần nghĩa vụ nhỏ hơn thì người có quyền phải thanh toán lại phần giá trị dư ra cho bên cố đất khi người này nhận thửa đất cố để bù trừ nghĩa vụ. Trong trường hợp đất cố vừa được thế chấp ở ngân hàng, vừa được cho cố thì theo tập quán hay thỏa thuận, ngân hàng luôn được quyền ưu tiên thanh toán trước bên nhận cố đất khi xử lý thửa đất cố để thực hiện nghĩa vụ.
CHƯƠNG 3