Quan điểm hoàn thiện pháp luật về tr−ng cầ uý dân ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam hiện nay (Trang 68 - 76)

Việt Nam hiện nay

Từ những trình bày nêu trên về quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, t− t−ởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về vấn đề dân chủ nói chung và dân chủ trực tiếp nói riêng, trong đó có hình thức tr−ng cầu ý dân, trên cơ sở đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của n−ớc hiện nay, chúng tôi cho rằng việc hoàn thiện pháp luật về tr−ng cầu ý dân phải dựa trên một số quan điểm sau đâỵ

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về tr−ng cầu ý dân nhằm thể chế hóa chính sách của Đảng và Nhà n−ớc ta về việc phát huy dân chủ trực tiếp nói chung và việc nhân dân trực tiếp quyết định một số công việc của Nhà n−ớc nói riêng

Thực hiện đ−ờng lối đổi mới, trong thời gian qua, tình hình kinh tế - xã hội n−ớc ta đã có nhiều chuyển biến tích cực. Về cơ bản, đất n−ớc đã thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, nâng dần vị thế của chúng ta trên tr−ờng quốc tế, b−ớc đầu tạo đà cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc. Đạt đ−ợc những thành tựu trên, đó là nhờ vào sự lãnh đạo tài tình, sáng tạo của Đảng, sự chung vai, gắng sức của mọi ng−ời dân Việt Nam. Đ−ờng lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng luôn là ngọn đuốc soi đ−ờng, chỉ lối, đ−a đất n−ớc phát triển, tiến lên xây dựng một xã hội phồn thịnh, mọi ng−ời đều có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và có điều kiện phát triển toàn diện.

Với bản chất là Nhà n−ớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, Đảng và Nhà n−ớc ta luôn chủ tr−ơng phát huy dân chủ, tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, tham gia quản lý nhà n−ớc, quản lý xã hộị Thực tiễn cho thấy, dân chủ về kinh tế đ−ợc mở rộng đã tác động tích cực đến việc giải phóng sức sản xuất, sức lao động, là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống nhân dân; dân chủ về chính trị đ−ợc tăng c−ờng với việc nhân dân đ−ợc tham gia ý kiến trong xây dựng pháp luật, các dự án, công trình đầu t− xây dựng, trực tiếp quyết

định một số công việc của cộng đồng dân c−, giám sát hoạt động của bộ máy công quyền đã phát huy đ−ợc tiềm năng sáng tạo của nhân dân, tạo bầu không khí dân chủ và thói quen sinh hoạt chính trị lành mạnh v.v... Tất cả những điều đó đã đem lại sự biến chuyển toàn diện và sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đã tác động mạnh mẽ tới các mối quan hệ xã hội và đặc biệt là mối quan hệ giữa Nhà n−ớc - công dân. Chính vì vậy, trong Hiến pháp năm 1992 và trong nhiều văn bản pháp luật khác, quyền cơ bản của công dân đ−ợc ghi nhận và luôn có chiều h−ớng đ−ợc mở rộng; trong đó, có quyền của ng−ời dân đ−ợc tham gia đ−ợc tham gia vào công việc của Nhà n−ớc nói chung và đ−ợc trực tiếp quyết định đối với một số công việc nhất định của Nhà n−ớc nói riêng.

Trong điều kiện hiện nay, kinh tế - xã hội phát triển, giáo dục đ−ợc tăng c−ờng, cộng với sự bùng nổ về thông tin đã tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi cho ng−ời dân tham gia vào công việc của Nhà n−ớc. Ng−ợc lại, sự tham gia của ng−ời dân vào công việc của Nhà n−ớc đã giúp cho chủ tr−ơng, chính sách của Đảng và Nhà n−ớc hợp với lòng dân, qua đó nhân dân hiểu, nắm rõ và thực hiện tốt hơn các chủ tr−ơng, chính sách nàỵ Kinh nghiệm qua thực hiện Quy chế dân chủ ở xã cho thấy những việc mà nhân dân đ−ợc bàn và quyết định thì bao giờ cũng đ−ợc nhân dân chấp hành một cách nghiêm túc và có trách nhiệm, nên đem lại hiệu quả caọ

Vì vậy, chúng tôi cho rằng, việc hoàn thiện pháp luật về tr−ng cầu ý dân phải bám sát quan điểm là nhằm thể chế hóa chính sách của Đảng và Nhà n−ớc ta về việc phát huy dân chủ trực tiếp nói chung và việc nhân dân trực tiếp quyết định một số công việc của Nhà n−ớc nói riêng.

3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về tr−ng cầu ý dân phải trên cơ sở nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà n−ớc và công dân

Trong Nhà n−ớc xã hội chủ nghĩa, Nhà n−ớc và pháp luật là công cụ, ph−ơng tiện phục vụ con ng−ời, bảo vệ quyền con ng−ời, bảo vệ quyền công dân. Mặt khác, Nhà n−ớc lại là chủ thể có quyền lực trong quá trình tổ chức,

quản lý xã hội; còn pháp luật thì do Nhà n−ớc ban hành, là sản phẩm từ nhận thức chủ quan của Nhà n−ớc. Vì vậy, đối với n−ớc ta hiện nay, trong xây dựng pháp luật nói chung và hoàn thiện pháp luật về tr−ng cầu ý dân nói riêng, nếu không nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà n−ớc và công dân sẽ khó có thể tránh khỏi chủ quan, duy ý chí và có những lệch lạc trong việc xác định trách nhiệm của Nhà n−ớc, quyền và nghĩa vụ của công dân.

Trong hệ thống pháp luật hiện hành của chúng ta, pháp luật về tr−ng cầu ý dân còn nhiều bất cập. Dẫn đến tình trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là do còn có sự nhận thức ch−a đúng đắn về bản chất, vai trò của Nhà n−ớc và pháp luật trong mối quan hệ với quyền công dân. Nhận thức đúng đắn vấn đề này không những là căn cứ để rà soát, đánh giá thực trạng pháp luật về tr−ng cầu ý dân trong hệ thống pháp luật hiện hành mà còn là căn cứ để xác định quan điểm, ph−ơng h−ớng, giải pháp hoàn thiện nó trong điều kiện xây dựng Nhà n−ớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở n−ớc ta trong giai đoạn hiện naỵ Với bản chất là Nhà n−ớc của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, sứ mệnh của Nhà n−ớc ta là phục vụ cho lợi ích của nhân dân. Vì vậy, trong mối quan hệ với công dân, Nhà n−ớc có nhiệm vụ bảo đảm các quyền cơ bản của công dân, trong đó có quyền đ−ợc tham gia vào công việc của Nhà n−ớc.

Để có thể nhận thức đ−ợc đúng đắn vai trò, trách nhiệm của Nhà n−ớc trong việc bảo đảm cho công dân thực hiện quyền đ−ợc tham gia vào công việc của Nhà n−ớc, vấn đề đầu tiên là phải khắc phục quan niệm sự lệ thuộc của công dân đối với công quyền: quyền công dân không phải là sự ban phát từ phía Nhà n−ớc mà là kết quả của quá trình lao động và đấu tranh của bản thân quần chúng nhân dân trong suốt chiều dài lịch sử nhân loạị Hơn nữa, việc nhân dân tham gia vào công việc của Nhà n−ớc không những không làm tổn hại cho Nhà n−ớc mà còn giúp Nhà n−ớc thực hiện có hiệu quả sứ mệnh của mình là phục vụ nhân dân. Chính vì vậy, trách nhiệm của Nhà n−ớc là

phải ghi nhận kịp thời, khẳng định về mặt pháp lý và không ngừng củng cố, tăng c−ờng các thành quả ấy, bảo đảm cho nhân dân thực hiện đ−ợc một cách đầy đủ các quyền đó trên thực tế. Mặt khác, cần phải tuyên truyền, giáo dục cho mọi ng−ời về quyền công dân, ý thức về địa vị làm chủ của mình trong mối quan hệ với Nhà n−ớc, xóa đi tâm lý mặc cảm về sự lệ thuộc của họ vào quyền lực nhà n−ớc. Bên cạnh đó, phải tăng c−ờng năng lực cho công dân, tạo điều kiện thuận lợi cho họ để họ có thể thực hiện đ−ợc đầy đủ các quyền của mình. Bởi lẽ, việc ng−ời dân có thực sự thực hiện đ−ợc quyền tham gia vào công việc của Nhà n−ớc không chỉ lệ thuộc vào sự bảo đảm từ phía Nhà n−ớc hay xã hội mà còn lệ thuộc rất nhiều vào khả năng, năng lực của họ.

Với t− cách là tổ chức công quyền quản lý xã hội, Nhà n−ớc ban hành pháp luật và sử dụng nó để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong mối quan hệ với Nhà n−ớc, công dân phải thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà n−ớc và xã hội; đồng thời, đ−ợc h−ởng các quyền cơ bản của công dân, trong đó có quyền đ−ợc tham gia vào công việc của Nhà n−ớc. Quyền đ−ợc tham gia vào công việc của Nhà n−ớc với t− cách là một trong những quyền cơ bản của công dân là những giá trị xã hội, góp phần bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển; do đó, quyền này phải do Nhà n−ớc xác định và thể chế hoá thành pháp luật. Ng−ợc lại, trong mối quan hệ với công dân, với t− cách là ng−ời tổ chức, quản lý xã hội, Nhà n−ớc phải xác định nội dung, giới hạn cần thiết của quyền công dân cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội, trong đó có quyền đ−ợc tham gia vào công việc của Nhà n−ớc. Nh− vậy, quyền công dân nói chung và quyền của công dân đ−ợc tham gia vào công việc của Nhà n−ớc nói riêng không phải là sự tùy tiện ban phát từ phía Nhà n−ớc mà ở đây Nhà n−ớc phải thừa nhận, khám phá những giá trị xã hội, khách quan của các quyền này để quy định nó cho phù hợp với yêu cầu bảo đảm ổn định xã hội và phát triển. Do đó, trong mối quan hệ này, công dân phải ở địa vị có −u thế hơn và với t− cách là ng−ời chủ của quyền lực thì việc

công dân tham gia vào công việc của Nhà n−ớc nói chung và trực tiếp quyết định đối với một số công việc của Nhà n−ớc nói riêng là hoàn toàn phù hợp với bản chất và mục tiêu của Nhà n−ớc pháp quyền xã hội chủ nghĩạ

Trong Nhà n−ớc pháp quyền nói chung và Nhà n−ớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói riêng, mối quan hệ giữa Nhà n−ớc và công dân đ−ợc nhìn nhận trong một nguyên lý chung là Nhà n−ớc đ−ợc làm những gì mà pháp luật cho phép, công dân đ−ợc làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, hiểu nh− vậy là ch−a đủ, đối với Nhà n−ớc, bên cạnh việc chỉ đ−ợc làm những gì mà pháp luật cho phép còn phải có trách nhiệm làm những gì mà pháp luật quy định. Những điều mà pháp luật buộc các cơ quan nhà n−ớc phải làm thể hiện qua các quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nàỵ Từ tr−ớc đến này, vấn đề trách nhiệm của các cơ quan nhà n−ớc phải làm những gì mà pháp luật quy định ít đ−ợc đặt ra, bởi chúng ta th−ờng chỉ chú ý tới khía cạnh Nhà n−ớc đ−ợc làm những gì mà pháp luật cho phép. Điều này giải thích tại sao mà tình trạng cán bộ, công chức nhũng nhiều, gây phiền hà, hạch sách đối với ng−ời dân lại th−ờng xuyên xảy ra, nguyên nhân ở đây chính là việc cán bộ, công chức đã cố tình không làm hoặc không làm đúng những điều mà pháp luật quy định. Mặt khác, Nhà n−ớc có nghĩa vụ trang bị cho công dân những quyền cơ bản nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công dân thực sự trở thành ng−ời chủ tham gia vào quản lý xã hội, kiểm soát hoạt động của bộ máy nhà n−ớc.

Từ những phân tích trên, để giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công dân và Nhà n−ớc, tạo điều kiện cho ng−ời dân đ−ợc tham gia vào công việc của Nhà n−ớc nói chung và việc đ−ợc trực tiếp quyết định một số công việc của Nhà n−ớc nói riêng thì trong quá trình hoàn thiện pháp luật về tr−ng cầu ý dân phải quán triệt một số vấn đề có tính nguyên tắc sau:

Thứ nhất, Nhà n−ớc và pháp luật là công cụ, ph−ơng tiện hữu hiệu nhất để thực hiện quyền công dân. Do đó, các thiết chế tổ chức hoạt động của Nhà n−ớc, hoạt động xây dựng hoàn thiện pháp luật đều phải h−ớng tới mục tiêu vì

con ng−ời, bảo đảm cho con ng−ời thực sự thực hiện đ−ợc và bảo vệ đ−ợc quyền, lợi ích hợp pháp của mình; tránh cách hiểu việc quy định quyền công dân là sự ban phát từ phía Nhà n−ớc;

Thứ hai, việc công dân đ−ợc trực tiếp quyết định một số công việc của Nhà n−ớc phải đ−ợc quy định trong Hiến pháp và phải đ−ợc cụ thể hóa bằng các đạo luật phù hợp với điều kiện tình hình kinh tế - xã hội của đất n−ớc và yêu cầu ổn định, phát triển xã hội;

Thứ ba, cần đơn giản hóa các điều kiện, trình tự, thủ tục công dân thực hiện quyền đ−ợc trực tiếp quyết định một số công việc của Nhà n−ớc nhằm tạo thuận lợi cho công dân khi thực hiện quyền này của mình;

Thứ t−, việc bảo đảm cho công dân thực hiện quyền đ−ợc trực tiếp quyết định một số công việc của Nhà n−ớc phải bằng sức mạnh c−ỡng chế của bộ máy nhà n−ớc. Để thực hiện đ−ợc việc này đòi hỏi trách nhiệm của Nhà n−ớc, quyền và nghĩa vụ của công dân phải đ−ợc thể chế hóa thành nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý cụ thể;

Thứ năm, trách nhiệm của các cơ quan nhà n−ớc trong việc bảo đảm cho việc thực hiện tr−ng cầu ý dân phải đ−ợc quy định cụ thể, chặt chẽ theo nguyên tắc buộc cơ quan nhà n−ớc phải làm những gì mà pháp luật đã quy định để ngăn ngừa sự trốn tránh đùn đẩy trách nhiệm; đồng thời, về phía công dân cũng phải tăng c−ờng ý thức pháp luật, ý thức trách nhiệm tr−ớc các vấn đề của đất n−ớc của địa ph−ơng, tích cực tham gia bỏ phiếu tr−ng cầu ý dân khi Nhà n−ớc tổ chức.

3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về tr−ng cầu ý dân phải đ−ợc đặt trong tổng thể hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà n−ớc ta

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật có chất l−ợng tốt về nội dung, hình thức thể hiện và cả trong tổ chức thực hiện là một trong những trọng tâm, đòi hỏi cấp thiết của việc xây dựng Nhà n−ớc pháp quyền ở n−ớc ta

hiện naỵ Để có đ−ợc một hệ thống pháp luật hoàn thiện, đòi hỏi từng bộ phận trong hệ thống đó cũng phải hoàn thiện và do đó việc hoàn thiện pháp luật về tr−ng cầu ý dân có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà n−ớc tạ Mặt khác, từng bộ phận trong hệ thống pháp luật lại có mối quan hệ t−ơng hỗ, gắn bó hữu cơ với nhau, bởi tuy chúng sinh ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau nh−ng các quan hệ xã hội này lại phát sinh trên cùng một nền tảng kinh tế - xã hộị Chính vì vậy, việc hoàn thiện một bộ phận trong hệ thống đó phải đ−ợc đặt trong mối liên hệ với việc hoàn thiện các bộ phận khác.

Tr−ng cầu ý dân là một hình thức dân chủ trực tiếp, do đó việc hoàn thiện pháp luật về tr−ng cầu ý dân phải đ−ợc đặt trong tổng thể việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về các hình thức dân chủ trực tiếp khác; đồng thời, cũng phải đ−ợc đặt trong tổng thể việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và các quy định của pháp luật về phát huy dân chủ nói riêng. Bởi không phải bất kỳ lúc nào và với bất kỳ công việc gì chúng ta cũng có thể sử dụng đ−ợc hình thức dân chủ trực tiếp nàỵ Không bao giờ và không thể mọi vấn đề của Nhà n−ớc đều có thể đ−a ra để nhân dân trực tiếp quyết định đ−ợc. Việc này chỉ xảy ra ở thời kỳ đầu của Cộng hòa A-ten khi mà các công việc chung của Thị xã (polis) không có nhiều thì mỗi khi cần giải quyết, các nhà lãnh đạo triệu tập dân chúng của Thị xã đến công tr−ờng thành phố để trực tiếp biểu quyết quyết định. Ngày nay, trong xã hội hiện đại, các công việc của Nhà n−ớc là vô vàn, đòi hỏi phải có bộ máy nhà n−ớc đồ sộ với một đội ngũ đông đảo công chức mới có thể giải quyết đ−ợc. Hầu hết các công việc của Nhà n−ớc đều do đội ngũ công chức giải quyết; nhân dân chỉ tham gia vào một số

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam hiện nay (Trang 68 - 76)