Quá trình phát triển ngành thuỷ sản

Một phần của tài liệu NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NGÀNH THUỶ SẢN (Trang 28 - 33)

Việc khai thác các nguồn lợi thuỷ sản để phục vụ những nhu cầu đa dạng của con người như làm thực phẩm, đồ trang sức, thuốc chữa bệnh … đã có từ lâu đời với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Tuy vậy, trải qua hàng nghìn năm, nghề cá Việt Nam, trước hết là nghề đánh bắt cá vẫn mang nặng nét đặc trưng của một nần sản xuất tự cấp, tự túc và chỉ đóng vai trò một nghề phụ cho dân cư.

Từ sau năm 1950, đánh giá được vị trí ngày càng đáng kể và sự đóng góp mà nghề cá có thể mang lại cho nền KTQD, cùng với giá trị khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã bắt đầu quan tâm phát triển nghề cá và hình thành các cơ quan quản lý nhà nước trong những lĩnh vực này. Từ đó, nghề cá – ngành thuỷ sản – đã dần hình thành và phát triển như một ngành kinh tế - kỹ thuật có vai trò và đóng góp ngày càng lớn cho đất nước. Quá trình ấy có thể phân chia một cách tương đối thành các giai đoạn sau đây:

a) Giai đoạn 1955-1975

Đây là thời kì cả nước có chiến tranh và định hướng phát triển kinh tế ở hai miền Nam, Bắc khác nhau về cơ bản. Chiến tranh tàn phá là nhân tố hạn chế tốc độ phát triển kinh tế đất nước và định hướng phát triển kinh tế khác nhau ở hai miền đã tạo nên sự khác biệt căn bản trong hệ thống KTQD nói chung, hệ thống kinh tế thuỷ sản nói riêng.

+ Ở miền Bắc: Với mục tiêu xoá bỏ tàn dư phong kiến, nửa thuộc địa để giải phóng triệt để LLSX, Đảng và Nhà nước đã thực hiện cải cách ruộng đất (1954-1957) chia ruộng đất cho dân cày. Tiếp theo là thời kỳ tập thể hoá nông nghiệp (1958-1960) để thiết lập chế độ sở hữu công cộng dưới hình thứuc kinh tế tập thể Hợp tác xã. Như vậy, trọng tâm đổi mới của nông nghiệp thời kỳ này là thay đổi chế độ sở hữu, nhưng cũng chỉ chú trọng vào nông nghiệp theo nghĩa hẹp, nghề cá vẫn chưa phát triển đáng kể. Đến năm 1960, Tổng cục thuỷ sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp được thành lập và khoa Thuỷ sản thuộc Đại học nông nghiệp ra đời để đào tạo cán bộ kỹ thuật thuỷ sản đã đánh dấu thời kỳ phát triển độc lập của ngành thuỷ sản miền Bắc.

Cùng với quá trình tập thể hoá nông nghiệp, ngay từ năm 1958 Nhà nước đã đầu tư trang thiết bị và đưa ngư dân các vùng ven biển hải đảo vào làm ăn tập thể bằng việc thí điểm xây dựng Hợp tác xã nghề cá. Đến năm 1960, đã có 75% số thuyền đánh cá thủ công với kiểu 78 vạn lao động nghề cá ở Miền Bắc vào HTX. Những năm tiếp theo đó trong khu vực nghề cá nhân dân chủ trương tiếp tục thúc đẩy xây dựng các HTX nghề cá vẫn được coi trọng đồng thời với việc củng cố các HTX đã được xây dựng. Đến năm 1975, toàn Miền Bắc có 3% dân số sống bằng nghề biển với 8.546 tàu thuyền đánh cá. Tuy nhiên, xây dựng quan hệ sản xuất mới bằng việc thiết lập hàng loạt các HTX nghề cá với tốc độ nhanh chóng đã không phù hợp với trình độ LLSX trong ngành (năm 1975, trong số 8.546 tàu thuyền đánh cá chỉ có 83 tàu có động cơ, còn lại chủ yếu là thuyền đánh cá thủ công).

Do vậy, hoạt động của phần lớn HTX nghề cá ở trong tình trạng trì trệ, hiệu quả thấp. Ngoài ra, vào những năm đầu thập kỷ 70 thế kỷ trước, ở hầu hết các xã đồng bằng đã hưởng ứng phong trào làm “Ao cá Bác Hồ” do HTX nông nghiệp quản lý. Tuy nhiên, phong trào này mang tính hình thứuc là chủ yếu nên chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Đối với nghề cá quốc doanh: Năm 1959, Nhà nước đầu tư vốn thành lập cơ sở sản xuất cá giống Nhật Tân để đáp ứng nhu cầu nuôi cá nước ngọt. Từ sau năm 1960, Nhà nước đầu tư xây dựng một số quốc doanh đánh cá với sự giúp đỡ của Đức, Liên Xô, Bungary và Trung Quốc, hoạt động trong cơ chế bao cấp của nhà nước. Tuy nhiên do chiến tranh phá hoại của Mỹ ở Miền Bắc và đặc biệt là sau sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”, các tàu đánh cá quốc doanh không có điều kiện ra khơi hoặc một bộ phận tàu của quốc doanh đánh cá được giao nhiệm vụ quốc phòng. Như vậy, có thể nói hầu như hoạt động khai thác hải sản trong thời kỳ này do ngư dân đảm nhiệm nên chưa phát triển và kết quả rất hạn chế.

+ Ở Miền Nam: Năm 1952, cơ quan ngư nghiệp thuộc Bộ Công chánh của chính quyền Sài Gòn được thành lập để quản lý phát triển ngành Thuỷ sản. Năm 1957, cơ quan ngư nghiệp thành lập 2 bộ phận quản lý chức năng riêng là hải ngư nghiệp và ngư nghiệp nội địa, sau đó thành lập thêm hai bộ phận quản lý chuyên môn là kinh tế ngư nghiệp và kỹ nghệ ngư nghiệp. Bằng việc thành lập bộ máy quản lý nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản như trên, có thể nói từ những năm 1952 ngành thuỷ sản Miền Nam đã có vai trò tương đối độc lập trong quá trình phát triển. Trong thời gian này, cơ quan ngư nghiệp Sài Gòn đã từng bước đầu tư ngân sách nhà nước cho phát triển thuỷ sản, đặc biệt cho hoạt động đánh bắt hải sản, bằng cách nhập các loại ngư cụ, động cơ tàu thuyền, đầu tư xây dựng bến cảng Sài Gòn thành ngư cảng lớn nhất Miền Nam có thể tiếp nhận trọng tải tối đa là 100 tấn. Tuy nhiên, trong thời gian này, Mỹ mở rộng các hoạt động quân sự ở toàn lãnh thổ Miền Nam nên việc

phát triển kinh tế bị hạn chế, trong đó có ngành thuỷ sản. Đến năm 1970, toàn Miền Nam có 88.215 tàu thuyền trong đó có 42.609 tàu thuyền có động cơ nhưng công suất nhỏ, các tàu thuyền không có động cơ đều nhỏ với tải trọng dưới 1 tấn, trong đó có khoảng 20% là thuyền buồm.

Một số chỉ tiêu của ngành thuỷ sản Miền Nam - Việt Nam (1968-1971) Đơn vị Năm 1968 Năm 1969 Năm 1970 Năm 1971 1. Số ngư phủ Người 272.304 277.118 317.442 335.690 2. Số tàu thuyền đánh cá trong đó: có số động cơ Tỷ lệ Cái Cái % 77.959 29.968 38,44 81.956 39.001 47,58 88.215 42.609 48,30 91.424 48.842 53,42 3. Sản lượng hải sản Tấn 410.000 463.000 517.450 587.490

Về chế biến thuỷ sản: Hình thức chế biến chủ yếu là chế biến gia đình với kỹ thuật thủ công truyền thống như làm nước mắm, ướp mặn, phơi khô, hấp nên sản phẩm chế biến đơn điệu và chủ yếu phục vụ tiêu dùng trong nước.

b. Giai đoạn 1975 đến nay

Sau năm 1975 cả nước thống nhất, Miền Bắc tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất, Miền Nam tiến hành cải toạ XHCN & xây dựng quan hệ sản xuất mới trong mọi ngành của nền kinh tế quốc dân để đưa cả nước đi lên CNXH.

- Năm 1976, Bộ Hải sản được thành lập tổ chức lại thành Bộ Thuỷ sản năm 1981 để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản. Ở Miền Bắc, Nhà nước tăng cường củng cố hệ thống các xí nghiệp quốc doanh và các HTX trong ngành Thuỷ sản. Ở Miền Nam, sau 5 năm thực hiện cải tạo, đến năm 1980, toàn miền Nam đã có 19 xí nghiệp quốc doanh đánh cá; 13 xí nghiệp đông lạnh, 2 xí nghiệp dệt lướt; 6 xí nghiệp sửa chữa tàu thuyền, 19 xí nghiệp chế biến nước mắm, 2450 tổ đoàn kết sản xuất, 611 tổ hợp tác và 70 hợp tác xã. Tuy nhiên, do thiếu lương thực cung cấp cho ngư dân, khó khăn về vật tư nguyên liệu, cơ chế quản lý bao cấp không phù hợp nên đây là thời kỳ suy thoái của ngành thuỷ sản, biểu hiện ở sản lượng khai thác và giá trị xuất khẩu liên tục giảm qua từng năm.

Đơn vị Năm 1976 Năm 1977 Năm 1978 Năm 1979 Năm 1980 1. Sản lượng khai thác Tấn 607.870 595.545 526.707 458.861 402.300 2. Nghề cá nhân dân Tấn 586.744 213.985 491.700 426.022 156.360 3. Giá trị xuất khẩu Triệu

USD

20,8 18,5 17,6 16,5 11,3

Trước thực tiễn phát triển nêu trên của ngành đã đặt ra yêu cầu cấp bách đổi mới hệ thống kinh tế thuỷ sản. Việc thực hiện đổi mới được bắt đầu từ đổi mới cơ chế quản lý, gắn liền với sự ra đời Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 6 khoá N (năm 1980). Ngay sau Nghị quyết này, năm 1981, với sự ra đời của công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Seaprodex Việt Nam, ngành đã chủ động đề xuất và được nhà nước cho phép thực hiện cơ chế “tự cân đối, tự trang trải” với nội dung chủ yếu là: Nhà nước không thực hiện cân đối xuất khẩu sản phẩm và nhập vật tư phục vụ sản xuất, cho phép ngành tự cân đối bằng cách được quyền sử dụng 1 phần ngoại tệ làm ra để nhập khẩu vật tư hàng hoá phục vụ sản xuất và dịch vụ cho ngư dân; đồng thời có nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách nhà nước theo chỉ tiêu đã được nhà nước phê duyệt. Có thể coi đây là việc làm có tính chất quyết định đầu tiên để “cởi trói cho sự phát triển LLSX của ngành mở đầu giai đoạn chuyển biến từ chế độ tập trung, bao cấp sang chế độ tự chủ SXKD.

Cùng với quá trình đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước từ sau năm 1986, ngành thuỷ sản cũng từng bước đổi mới toàn diện về quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành TW Đảng và Nhà nước, phát huy các nguồn lực, đổi mới để phát triển, trong xu thế mở cửa và hội nhập đất nước, ngành luôn coi xuất khẩu là động lực và ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực này. Thế mạnh của nghề cá nhân dân được phát triển mạnh qua các mô hình kinh tế ngoài quốc doanh, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư để phát triển. Việc ngành thuỷ sản chú trọng đầu tư ngày một nhiều hơn và đúng hướng đã hình thành tiền đề quan trọng cho sự phát triển thuỷ sản, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho lao động nghề cá cả nước, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước thời kỳ này, trong chiến lược phát triển của ngành, các lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thuỷ sản được định hướng phát triển phục vụ xuất khẩu. Ngành đã chủ động đi trước trong hội nhập quốc tế đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Đặc biệt từ giữa những năm 1990 đã tập trung đổi mới phương thức quản lý chât lượng và an toàn sản phẩm, tiếp cận để đáp ứng những đòi hỏi cao nhất về lĩnh vực này của các thị trường

lớn, nhờ đó đứng vững được trên các thị trường thuỷ sản lớn nhất trên thế giới. Từ các giải pháp đúng đắn đó, trong những năm cuối thế kỉ XX, ngành thuỷ sản đã thu được các kết quả quan trọng. Đến năm 2000, tổng sản lượng thuỷ sản đã vượt quá mức 2 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1.475 tỷ USD, đến năm 2002 xuất khẩu thuỷ sản vượt qua mốc 2 tỷ USD (đạt 2,014 tỷ USD). Năm 2005, ngành thuỷ snả với sự phấn đấu nỗ lực liên tục, không mệt mỏi, vượt qua những khó khăn khách quan và chủ quan, đã hoàn thành một cách vẻ vang các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản mà ngành đã xây dựng và được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX ghi nhận trong kế hoạch kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2005. Tổng sản lượng đạt 3,43 triệu tấn, tăng 9,24% so với năm 2004. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,74 tỷ USD, đi qua mốc 2,5 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2004 và bằng 185% so với năm 2000. Tính chung năm 2001-2005, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt trên 11 tỷ USD, chiếm khoảng 9% tổng giá trị xuất khẩu cả nước. Đặc biệt cơ cấu sản phẩm của kinh tế thuỷ sản cũng được thay đổi mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng, tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị cao, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu.

Quá trình CNH, HĐH ngành thủy sản, trước hết trên lĩnh vực khai thác và chế biến hải sản, trên thực tế đã diễn ra trước những năm 1970 qua quá trình động cơ hoá tàu cá, ni lon hoá ngư vụ và xây dựng các cơ sở chế biến đông lạnh. Đất nước trong quá trình khôi phục và phát triển kinh tế ở Miền bắc việc phát triển thuỷ sản đã trở thành nhu cầu. Thời kỳ này, viện, trạm nghiên cứu, các trường đại học, trung học thuỷ sản được thành lập và đi vào hoạt động, công nghiệp thuỷ sản hình thành cho phát triển sản xuất, cung cấp thực phẩm phục vụ đời sống nhân dân và đáp ứng sự đòi hỏi của cuộc chiến đấu chống Mỹ giải phóng Miền Nam, thống nhất tổ quốc, bao gồm các tập đoàn đánh cá, nhà máy chế biến cá. Phong trào hợp tác hoá được triển khai rộng khắp trong cả nước. Quá trình CNH, HĐH đã khởi động, tuy chưa thực sự sâu sắc và toàn diện nhưng kết quả của quá trình đó đã mang lại sự phát triển đáng kể cho nghề cá nước ta. Mặc dù vậy, một mặt do những khó khăn của đất nước thời kỳ sau chiến tranh, mặt khác chưa có các giải pháp đồng bộ về sản xuất – lưu thông - quản lý, nên tác dụng của kết quả quá trình này ngày một hạn chế, chỉ đến năm 1981, sau khi được áp dụng cơ chế mới “tự cân đối, tự trang trải”. Thực chất là bước đâu tiếp cận cơ chế thị trường, nối liến các khâu sản xuất – lưu thông – tiêu thụ, hướng về xuất khẩu, ngành mới tạo được đà tăng trưởng và duy trì liên tục từ đó đến nay. Sự tăng trưởng của ngành ngày một nhanh hơn và vững chắc, năng động hơn, đặc biệt dưới ánh sáng của quá trình đổi mới. Nếu như năm 1981, tổng sản lượng thuỷ sản chỉ đạt 596.356 tấn trong đó khai thác đạt 416.356 tấn, nuôi trồng đạt 180.000 tấn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 11,2 triệu USD; năm 1986 tổng sản lượng đạt 840.906 tấn (khai thác đạt 598.040 tấn, nuôi trồng đạt 242.866 tấn) kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản 100 triệu USD, thì đến năm 2005, tổng sản lượng thuỷ sản đã đạt 2.536.361 tấn.

Một phần của tài liệu NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NGÀNH THUỶ SẢN (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w