2. Đăc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành thuỷ sản.
2.4. Sản xuất kinh doanh thuỷ sản đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn, độ rủi ro cao
cao
Hầu hết các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ sản đều đòi hỏi đầu tư ban đầu tương đối lớn. Trong hoạt động nuôi trồng, nếu không kể đến nuôi cá trong ao hồ có sẵn, nuôi cá ruộng,nuôi lồng ở sông suối thì hầu hết các hoạt động đầu tư nuôi thuỷ sản đều cần vốn lớn như: đào ao thả cá trên đất canh tác hiệu quả thấp được chuyển đổi mục đích sử dụng; đầu tư cải tạo đầm nuôi thuỷ sản ở ven biển, cửa sông v.v... Trong hoạt động đánh bắt, nhất là đánh bắt xa bờ đòi hỏi vốn đầu đóng tàu mới tàu thuyền lên tới hàng tỷ đồng. Nhu cầu đầu tư vốn ban đầu tương đối lớn cho phát triển của các hoạt động kinh tế như trên là vượt khả năng tự tích luỹ và đầu tư của từng chủ thể kinh tế trong ngành thuỷ sản, đặc biệt là khả năng của hộ. Do vậy, dể phát triển thuỷ sản, Nhà nước phải xây dựng và thực hiện chính sách cho vay vốn theo các chương trình phát triển riêng của ngành này như: cho vay trong chương trình khai thác xa bờ, tín dụng đầu tư xây dựng các cơ sở hậu cần dich vụ nghề cá theo quy hoạch v.v.. .
Sản xuất nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nhất là điều kiện thuỷ văn; bão, lũ. Đối với những nước như nước ta có bờ biển dài, diễn biến bão lũ phức tạp, nhiều trận bão lũ lớn đã gây thiệt hại nặng cho nuôi trồng thuỷ sản cả một vùng hay một địa phương. Trong nhiều trường hợp, thiên tai có thể gây thiệt hại đến cả tính mạng ngư dân, nhất là ngư dân làm nghề đánh bắt ngoài khơi. Để hạn chế tối đa những hậu quả có thể gây ra do thiên tai và khắc phục những
hậu quả thiên tai nhằm nhanh chóng phục sản xuất, cần chú ý những vấn đề chủ yếu là:
- Cần đầu tư các phương tiện thực hiện dự báo khí tượng thuỷ văn phát hiện và cảnh báo sớm các thiên tai như bão biển, lũ lụt.. . cho ngư dân. Xây dựng các vùng tránh bão cho tàu thuyền đánh cá, xây dựng lực lượng cứu hộ, cứu nạn chuyên nghiệp để bảo vệ tài sản và tính mạng của ngư dân.
- Ban hành và thực thi những chính sách sách ưu đãi cho các vùng, các hoạt động kinh doanh nuôi trồng, khai thác hay chế biến của các chủ thể kinh doanh để khắc phục rủi ro hay thiên tai nhằm nhanh chóng ổn định đời sống và phát triển sản xuất.
- Cần từng bước nghiên cứu xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành thuỷ sản.
Ngoài những đặc điểm chung như trình bày trên, ngành thuỷ sản Việt Nam còn có những đặc điểm riêng đáng lưu ý sau đây:
a, Thuỷ vực và nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam đa dạng và khá phong phú. Đối với nước ta, nếu không kể tiềm năng mặt nước và nguồn lợi thuỷ sản nội địa, ta còn có tiềm năng về biển cho phát triển thuỷ sản. Biển Đông của Việt Nam có diện tích 3.447 ngàn km2,độ sâu trung bình 1.140 m và bờ biển dài trên 3.260 km, kha dồi dào về nguồn lợi sinh vật biển. Nguồn lợi sinh vật biển có khoảng 11.000 loài động vật và thực vật biển, trong đó: động vật nổi có 468 loài, động vật đáy có 6.377 loài, san hô cứng có 298 loài, động vật chân đầu có 53 loài; cá biển có hơn 2000 loài thuộc 717 giống, 178 họ; tôm biển có 225 loài; rong biển có 667 loài.. . Ngoài ra còn nhiều loại đông thực vật biển phong phú và có giá trị khác như: chim biẻn, thú biển, thực vật nổi và thực vật ngập mặn v.v.. . Với tiềm năng mặt nước lớn và nguồn lợi thuỷan phong phú, Việt Nam hoàn toàn có thể và cần thiết phải phát triển ngành thuỷ sản thành một ngành kinh tế mũi nhọn của khu vực nông, lâm, thuỷ sản trên cơ sở những thuận lợi chủ yếu là:
- Chủng thuỷ sản nuôi trồng khá phong phú với nhiều giống loài từ nhiệt đới đén ôn đới như cá trê phi, rô phi, cá chim trắng, tôm thẻ chân trắng, bống tượng, đến trắm cỏ, chép lai.. .
- Khả năng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản có thể diễn ra quanh năm, trong khi ở các nước xứ lạnh chỉ có thể nuôi trồng, khai thác một vụ với quy mô lớn ngoài trời.
- Giống loài động thực vật trong nước đa dạng, đặc biệt có nhiều loài có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao.
nhiều nưa, bão, lũ, rét và hay bị hạn vào mùa đông gây ra những khó khăn, thậm chí những tổn thất trong phát triển nuôi trồng và khai thác thuỷ sản.
b, Ngành thuỷ sản Việt Nam hiện nay đang ở trình độ thấp, có mặt còn lạc hậu, đang trong uqá trình đổi mới để phát triển và hộ nhập.
Đến năm 2003, diện tích nuôi trồng thuỷ sản cả nước đạt trên 1 triệu ha, tăng 4,3% so vơi năm 2002. Do vậy sản lượng thu hoach từ nuôi trồng tăng 11,3% và giá trị sản lượng tăng 15,2%. Nhờ đó ngành nuôi trồng thuỷ sản đã góp phần tăng nguồn hàng xuất khẩu, tham gia tích cực vào xoá đối giảm nghèo tại hầu hết các địa phương ở miền biển, đồng bằng, miền núi, vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản vẫn thiếu ổn định do còn nhiều hạn chế về giống và thuỷ lợi, chưa thực hiện tốt chương trình quản lý chất lượng theo HACCP và quản lý dư lượng một số chất độc hại (kiểm soát dư lượng và tiêu chuẩn vùng nuôi). Cho mãi đến ngày 5/01/2004 Cục quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản (Nafigaved) mới chính thức được ra mắt và đi vào hoạt động. Về khai thác nguồn lợi thuỷ sản biển đến nay vẫn chậm đổi mới công nghệ, công cụ và phương thức khai thác lạc hậu so với một số nước trong khu vực; chưa gắn kết chặt chẽ khai thác bới bảo quản chế biến. Trong chế biến xuất khẩu, hiện nay cả nước mới có 152/332 cơ sở chế biến thuỷ sản đạt tiêu chuẩn vệ an toàn (bằng 45,8%) v.v.. .
Nguồn lao động với kỹ năng lao động trong ngành thuỷ sản thể hiện tập trung nhất trình độ phát độ phát triển của ngành. Đến nay theo thống kê của Bộ Thuỷ sản cho thấy, tổng số lao động thuỷ sản hiện có khoảng 3,4 triệu người, trong đó làm nghề nuôi trồng là 668 ngàn người (chiếm 19,6). Mặc dù số lượng lao động đông nhưng trình độ văn hoá và tay nghề không cao: trình độ văn hoá chưa hết tiểu học chiếm 13,8%, trung học cơ sở chiếm 39,6% và phổ thông trung học chiếm 31,6%. Về trình độ chuyên môn được đào tạo sơ cấp chiếm 9,6%, trung cấp 5,5%, cao đẳng và đại học 8,1%, trên đại học khoảng 1%. Lực lượng lao động thuỷ sản chưa đươc đào tạo chiếm tỷ lệ lớn, nhất là trong lĩnh vực khai thác và nuôi trồng. Hầu hết ngư dân khai thác hải sản dựa theo kinh nghiệm.Đối với khai thác xa bờ, ngay cả các thuyền trưởng cung có hạn chế về kỹ thuật đánh bắt v.v.. .
Từ đặc điểm về trình độ phát triển thấp như trình bày trên, cần chú ý những vấn đề chủ yếu sau đây:
- Xây dựng và thực hiện việc quy hoạch phát triển ngành thuỷ sản theo hướng tăng trưởng ổn định và bền vững đối với tất cả các khâu từ nuôi trồng, khai thác,đến chế biến và tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
- Từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho ngành thuỷ sản, tập trung vào việc xây dựng các vùng nuôi trồng đủ tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, đầu tư
cho chế biến và các cơ sở hạ tầng phục vụ khác.
- Nhanh chóng áp dụng các thành tựu mới về khoa học và quản lý trong phát triển ngành. Tăng cường năng lực hoạt động của mạng lưới khuyến ngư từ Trung ương đến địa phương để hỗ trợ kỹ thuật và kiến thức cho người sản xuất.
- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ đồng bộ để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành thuỷ sản.