Các chính sách khác

Một phần của tài liệu NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NGÀNH THUỶ SẢN (Trang 80 - 84)

III. Môi trường và điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp.

2. Một số đề xuất chính sách đối với Nhà nước nhằm phát triển thuỷ sản của Việt Nam trong những năm mớ

2.4 Các chính sách khác

+Nhà nước cần soạn thảo, ban hàng và thực thi các luật nghề cá, luật nuôi trồng thuỷ sản, luật bảo vệ môi trường, luật về vệ sinh thực phẩm, luật về quyền sở hữu trí tuệ… Trong từng luật đó, cần quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan khi bị người khác xâm hại, hay gây hại cho người khác, trong các vấn đề như thương hiệu, vấn đề trách nhiệm đối với người tiêu dùng…

+ Cùng với việc sửa đổi và xây dựng hệ thống luật pháp chính sách liên quan trực tiếp đến ngành thuỷ sản, cũng cần phải xây dựng cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, xây dựng pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc gia và đối xử quốc gia, tiến tới thống nhất giữa luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật đầu tư trong nước…, đồng thời phải thành lập các cơ quan pháp chế trong bộ máy quản lý thuỷ sản để hỗ trợ thực hiện các điều khoản luật pháp, chính sách đã ban hành.

+ Xây dựng chính sách xuất nhập khẩu thuỷ sản ổn định, đảm bảo sự thông nhất theo các chương trình mục tiêu dài hạn đã định của Nhà nước; xây dựng chính sách mặt hàng thuỷ sản xuất nhập khẩu theo định hướng tăng xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ chế biến, giảm dần xuất khẩu hàng thô; không nên quản lý giá với hàng xuất khẩu; xây dựng cơ cấu thị trường hợp lý theo mục tiêu đa phương hóa, đa dạng hóa…

+ Xây dựng các cơ chế, chính sách để tạo môi trường thuận lợi cho công tác khuyến ngư, trong đó cần chú trọng các chính sách hỗ trợ đối với các cán bộ khuyến ngư, cán bộ khoa học kỹ thuật tham gia hoạt động khuyến ngư.

+Ngoài quy định của Nhà nước về mức hỗ trợ 0,2% tổng kim ngạch xuất khẩu từ Quĩ hỗ trợ xuất khẩu, Chính sách cần khuyến khích các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tạo quỹ để hỗ trợ doanh nghiệp kinh phí tham gia hội trợ, quảng bá sản phẩm xuất khẩu; hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp khảo sát thị trường nước ngoài, thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện ở nước ngoài, thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện ở nước ngoài để đẩy mạnh hoạt động tiếp thị; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường.

+ Tiếp tục thực hiện và mở rộng chế độ thưởng xuất khẩu và tất cả thị trường và cho tất cả mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, không áp dụng cho các trường hợp hàng hóa xuất khẩu trả nợ, hàng hóa xuất khẩu theo Hiệp định của chính phủ, hàng hóa xuất khẩu theo hình thức đổi hàng, tái xuất. Ngoài quỹ thưởng xuất khẩu ở Trung Ương, cần khuyến khích các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và phát triển các quỹ thưởng xuất khẩu của địa phương

+ Bộ Thuỷ sản có thể xem xét thành lập cơ quan thông tin tiếp thụ thuỷ sản để theo dõi sát diễn biến tính hình thị trường thuỷ sản thế giới, kịp thời thông tin cho Chính phủ, Bộ Thuỷ sản, các doanh nghiệp và ngư dân tham gia sản xuất, nuôi trồng và chế biến hàng thuỷ sản. để kịp thời xử lý những tình huống phức tạp nảy sinh, dự báo chính xác được cung cầu thuỷ sản trên thị trường thế giới ở từng thời điểm nhất định, cũng như trong việc thương lượng với các tổ chức quốc tế, các tổ chức quốc gia nhằm loại bỏ những hàng rào kỹ thật và phi thuế quan bất hợp lý do các tổ chức và các nước đưa ra để hạn chế hàng xuất khẩu thuỷ sản kinh tế quốc tế và các nước đưa

ra để hạn chế hàng xuất khẩu thuỷ sản của ta. Cơ quan này cũng sẽ tiến hành nghiên cứu có hệ thống các thị trường truyền thống, các thị trường mới, thị trường tiêu thụ nội địa…, kịp thời cung cấp thông tin tin cậy cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước, khuyến khích phát triển các hoạt động thông tin tiếp thị ở các doanh nghiệp.

+Nhà nước cần tăng cường chính sách hỗ trợ phát triển các ngành dịch vụ của nền kinh tế nói chung, đặc biệt các ngành dịch vụ phân phối và các ngành dịch vụ mới. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thuỷ sản, Nhà nước cần thực thi một số biện pháp như: Đẩy nhanh quá trình hình thành các thị trường cung cấp dịch vụ trong nền kinh tế, đặc biệt là việc xây dựng, hình thành các tổ chức cung cấp dịch vụ của Nhà nước và các thành phần kinh tế trên cơ sở cải cách, đổi mới hoạt động của các cơ quan sự nghiệp như các việc nghiên cứu, các trường đào tạo, các trung tâm triển lãm quảng cáo,… Hạn chế việc phân bổ, chưa nhỏ nguồn vốn hỗ trợ phát triển các dịch vụ hỗ trợ theo ngành sản xuất, mà nên tập trung các nguồn vốn hỗ trợ để tăng cường hỗ trợ tài chính, khuyến khích các chủ thể cung cấp dịch vụ của nền kinh tế nâng cao năng lực chuyên môn, mở rộng lĩnh vực hoạt động…

Để nâng cao hiệu quả của chính sách, Nhà nước cần tăng cường giáo dục ý thức pháp luật cho các đối tượng thụ hưởng chính sách bằng các biện pháp sau: Qui định rõ rằng, chi tiết về các vi phạm và các hình thức xử phạt hành chính, mức xử phạt đối tượng thụ hưởng chính sách ưu đãi nhưng có vi phạm; xây dựng các chương trình, các hình thức phổ biến đường lối, chủ trương chính sách, cũng như nội dung và các vấn đề có liên quan trong các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuỷ sản; tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát và tư vấn của các cơ quan quản lý đối với các đối tượng thụ hưởng chính sách

KẾT LUẬN

Thuỷ sản Việt Nam là một ngành được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Nó đóng vai trò rất lớn trong việc mở rộng quan hệ Thương Mại quốc tế đảm bảo

được an toàn lương thực quốc gia, tạo việc làm và xoá đối giảm nghèo cung cấp cho người dân hàng ngàn tấn mỗi năm và thu hút được ngày càng nhiều người lao động. Hiện nay, thuỷ sản Việt Nam đã có mặt trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong năm 2006, Thuỷ sản Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Bên cạnh đó, cũng còn những tồn tại những hạn chế bất cập. Một trong nhữg hạn chế đáng lo ngại nhất là năng lực quản lý hiện tại của ngành chưa được đáp ứng đòi hỏi của quá trình sản xuất, việc đối phó với nguy cơ có thể xảy ra trong sản xuất và trên thị trường vẫn còn chạy theo vụ việc chưa có tính chủ động. Trong điều kiện Việt Nam đã và đang hội nhập kinh tế quốc tế, dưới sự đòi hỏi khắt khe của thị trường thế giới. Ngành Thuỷ sản phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý chất lượng, an toàn sản phẩm ngay từ những khâu đầu tiên cho đến suốt quá trình sản xuất, để có thể đảm bảo các yêu cầu của các nước nhập khẩu, đồng thời bảo vệ người tiêu dùng nội địa.

Trên cơ sở thành công và hạn chế những năm qua, Chính phủ và ngành Thuỷ sản đã xác định được những mục tiêu, phương hướng phát triển thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Mặc dù những chỉ tiêu rất cao, nhưng với năng lực sản xuất của ngành, với trình độ công nghệ chế biến đạt mức tiên tiến trong khu vực và đôi ngũ nhân lực của ngành, hiện vẫn chưa có hạn chế lớn nào có thể làm chậm bước phát triển tiếp theo.

Trước những năng, triển vọng của ngành thuỷ sản,của Nhà nước, chúng ta có thể kì vọng rằng, đến năm 2010, Thuỷ sản Việt Nam lại đạt đến một bước ngoặt mới, xuất khẩu thuỷ sản vượt qua 5 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản trong nước và quốc tế.

Mặc dù, đã có nhiều cố gắng nhưng đề án môn học của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự góp ý của thầy,cô giáo.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của GS.TS Đặng Đình Đào, cùng với thầy, cô giáo khoa Thương Mại, để em hoàn thành đề án môn học.

Sinh viên

Một phần của tài liệu NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NGÀNH THUỶ SẢN (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w