Về chính sách thuế

Một phần của tài liệu NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NGÀNH THUỶ SẢN (Trang 74 - 76)

III. Môi trường và điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp.

2.1.Về chính sách thuế

2. Một số đề xuất chính sách đối với Nhà nước nhằm phát triển thuỷ sản của Việt Nam trong những năm mớ

2.1.Về chính sách thuế

Trong điều kiện ngày nay khi lợi thế cạnh tranh của hàng thuỷ sản đã giảm nhiều do các chi phí như giá lao động, chi phí tàu thuyền, dầu tư máy móc thiết bị mới ngày càng tăng và nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào ngành thuỷ sản ngày càng giảm, Nhà nước cần có những chính sách thuế hợp lý để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thuỷ sản. Cụ thể là:

+ Nhà nước điều chỉnh và áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản do chính sách bảo hộ ngành chế biến thức ăn nuôi thuỷ sản.

+ Nhà nước cần xem xét để giảm thế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản nói chung và nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản.

+ Để khuyến khích các doanh nghiệp và ngư dân phát triển hoạt động khai thác cá xa bời, đề nghị Nhà nước áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp nhất đối với ngành nghề khai thác thuỷ sản xa bờ, do mức độ rủi ro cao nhưng lợi nhuận và tiền lương hiện nay chưa cao.

+ Để không gây áp lực tâm lý nặng nề và đảm bảo khả năng thu đối với thuế thu nhập cá nhân, Nhà nước cần nghiên cứu đơn giản hoá các biện pháp thu thuế, cách tính thu nhập chịu thuế giữa thu nhập chịu thế ở các mức thuế suất khác nhau.

+ Đối với thuế sử dụng đất, để đảm bảo thu nhập cho các hộ nông dân nói chung và ngư dân nói riêng ổn định đời sống và phát triển sản xuất Nhà nước cần:

a) Giảm 50 – 70% hoặc miễn tiền sử dụng đất trong trường hợp được giao đất phải trả trong suốt thời gian hoạt động của dự án tuỳ theo địa bàn đầu tư.

b) Miễn tiền thuê đất tối thiểu 3 năm và miễn toàn bộ tiền thuê đất phải trả trong suốt thời gian hoạt động của dự án tuỳ theo địa bàn đầu tư;

c) Miễn thuế sử dụng đất.

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành thuỷ sản, cần thực hiện các ưu đãi về thuế sử dụng đất cho nuôi trồng thuỷ sản đối với lĩnh vực đầu tư ưu tiên: nuôi công nghiệp và các nghề yểm trợ cho nuôi công nghiệp.

+ Tăng mức thuế suất thuế tài nguyên đối với khai thác thuỷ sản gần bờ, để hạn chế hoạt động khai thác, đảm bảo nguồn tài nguyên thuỷ sản đang bị cạn kiệt và bảo vệ môi trường. Đồng thời, giảm mức thuế suất thuế tài nguyên đối với khai thác thuỷ sản xa bờ để khuyến khích ngư dân và doanh nghiệp tăng nhanh sản lượng và lợi nhuận khai thác. Tuy nhiên việc giảm bớt thế tài nguyên cho khai thác xa bờ cần phải kèm theo quy định xử phạt nghiêm minh để đảm bảo môi trường sinh thái.

+ Mức thuế mặt nước cần có sự giảm hơn nữa để khuyến khích nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, không nên miễn loại thuế tài nguyên mặt nước và cần tăng mức xử phạt nhằm tạo thêm nguồn thu ngân sách chi nhà nước và giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

+ Giảm các loại chi hí dịch vụ như điện, giao thông, thuỷ lợi, nước, cảng, giá cước container…để tạo điều kiện khuyến khích đầu tư nước ngoài vào ngành thuỷ sản…Phấn đấu áp dụng cùng một giá các chi phí xuất với các doanh nghiệp Việt Nam;

+ Bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài và bỏ hoàn thuế lợi tức tái đầu tư, thay bằng việc công bố áp dụng rộng rãi danh mục dự án khuyến khích đầu tư vào ngành thuỷ sản.

Một phần của tài liệu NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NGÀNH THUỶ SẢN (Trang 74 - 76)