Xu hướng tiêu thụ thuỷ sản thế giớ

Một phần của tài liệu NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NGÀNH THUỶ SẢN (Trang 39 - 43)

2. Thực trạng tiêu thụ thuỷ sản của ngành thuỷ sản ở nước ta

2.1Xu hướng tiêu thụ thuỷ sản thế giớ

Trong hai thập kỷ qua, sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhu cầu thuỷ sản trên toàn cầu không ngừng tăng cao với tốc độ tăng hằng năm 4.3%. Thị trường tiêu thụ ngày nay quan tâm nhiều hơn đén thuỷ sản như nguồn cung cấp thuỷ sản quan trọng không chỉ cung cấp 16% nhu cầu protein của con người mà còn đáp ứng chất khoáng và axit Omega 3 cần thiết cho cơ thể để phát triển trí não và ngăn ngừa một số bệnh. Cùng với sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội, mức tiêu thụ thuỷ sản trên thị trường thé giới ngày càng tăng cao.

- Về mức tiêu thụ

Lượng cung cấp thực phẩm thuỷ sản cho tiêu thụ của con người trên toàn cầu tăng từ 53,4 triệu tấn năm 1981 đến hơn 104 triệu tấn năm 2003. Mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người trên thế giới tăng từ 11,8 kg đén 16,5 kg trong giai đoạn này. Theo FAO dự báo, nhu cầu thuỷ sản có thể tăng mạnh trong tương lai và mức tiêu thụ sẽ có thể lên đến 18,4 kg/người/năm vào năm 2010 và 19,1 kg/người/năm vào năm 2015.

Châu Á và Thái Bình dương là khu vực khai thác và nuôi trồng thuỷ sản quan trọng nhất. Một số nước trong khu vực này có mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân theo đầu người cao nhất thế giới. Thuỷ sản là thực phẩm cho bữa ăn hăng ngày của người dân ở khu vực này nên mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân theo đầu người cao, đạt 39,6 kg/người năm 2003.

Tiêu thụ bình quân theo đầu người ở các nước châu Á và Ôxtrâylia năm 2003 Cung cấp bình quân theo đầu người (kg)

Các nước Thuỷ sản khai thác

Thuỷ sản

nuôi Tổng thuỷ sản

Tiêu thụ bình quân theo đầu người

Ôxtrâylia 10,5 1,9 12,4 10,9 Bănglađét 7,9 5,9 13,8 14,0 cólômbia 30,3 1,5 31,9 1,6 Trung Quốc 12,8 22.1 34,9 36,2 Ấn Độ 3,4 2,0 5,5 8 Inđônêxia 19,3 4,1 23,4 23,6 Iran 5,1 1,3 6,5 5 Nhật Bản 36,1 6,7 42,8 Hàn Quốc 23,1 0,9 24,0 52,0 Mianma 27,0 5,1 32,1 26,2 Nêpan 0,7 0,6 1,3 Pakixtan 3,5 0,1 3,5 2 Philippin 24,7 5,2 29,9 36 Xrilanca 13,9 0,5 14,4 Thái Lan 43,0 11,8 54,9 32-35 Việt Nam 19,9 11,2 31,2 Nguồn: FAO Mức tiêu thụ ở các nước đang phát triển có xu hướng tăng, nhưng có thể do dân số tăng hằng năm ở các nước này mà không hẳn do nhu cầu thuỷ sản tăng.

hướng tăng như Angiêri tăng từ 3,0 kg/người năm 1993 lên 5,1 kg/người năm 2003. Ai Cập tăng từ 5,5 kg/người năm 1982 lên 14,9 kg/người năm 2003. Các nước châu Mỹ Latinh có mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân theo đầu người hàng năm từ 2 đến 39 kg/năm, nhưng rất nhiều nước chỉ có mức tiêu thụ khoảng 10 kg/người/năm. Nhiều nước ở khu vực châu Âu có mức tiêu thụ thuỷ sản rất cao. Tiêu thụ thuỷ sản bình quân theo đầu người của EU- 15 đạt khoảng 25,5 kg/người/năm (2003), với lượng thuỷ sản chiếm khoảng 10% tổng lượng protein động vật và 6% tổng lượng prôtêin. Nhìn chung, các nước này đều có xu hướng gia tăng mức tiêu thụ thuỷ sản trong các năm qua.

- Các mặt hàng tiêu thụ

Trong tổng số 104 triệu tấn thực phẩm thuỷ sản của thế giới được tiêu thụ trong năm 2003, những mặt hàng được người tiêu dùng ưa thích nhất là thuỷ sản tươi, ướp đá, đạt mức tiêu thụ nhiều hơn cả, ước tính khoảng 52,1% tông thuỷ sản thương mại toàn cầu. Các sản phẩm thuỷ sản đông lạnh chiếm vị trí thứ 2, đạt mức 26,9%, tiếp theo sau là thuỷ sản đóng hộp (11,5%) và sản phẩm chế biến bảo quản, ướp muối (9,4%). Đối với các nước phát triển, mức tiêu thụ các thuỷ sản đông lạnh lớn nhất đạt mức 54,7%, các sản phẩm đóng hộp đạt 25,7%, các sản phẩm chế biến tiêu thụ đạt mức 12,2%, còn lại là sản phẩm tươi (6,2%). Ngược lại, ở các nước đang phát triển mức tiêu thụ thuỷ sản cao nhất là các mặt hàng tươi sống chiếm 65,6%, tiếp theo là thuỷ sản đông lạnh khoảng 18,4%, các sản phẩm chế biến bảo quản 8,6% và đóng hộp là 7,4%.

Xu hướng tiêu thụ thuỷ sản ở châu Á

Hiện nay, thuỷ sản trong thực đơn hằng ngày của người dân vùng nông thôn đang dần thay đổi, do việc giảm nguồn lợi khai thác, chuyển đổi nghề nghiệp và sự thay cơ chế quản lý nguồn nước. Thực phẩm từ nguồn nuôi trồng đang dần thay thế thuỷ sản từ nguồn khai thác tự nhiên.

Từ năm 1950 – 1970 lượng tiêu thụ thuỷ sản bình quân theo đầu người tăng gấp đôi và từ đó ổn định ở mức 9-10 kg/đầu người. Tuy nhiên, tiêu thụ thuỷ sản bình quân theo đầu người dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao cùng với sự tăng trưởng dân số thế giới. Lượng cung cấp thuỷ sản có thể sẽ bị hạn chế do các yếu tố môi trường và phạm vi nhu cầu có thể là 150 đến 160 triệu tấn, hoặc 19-20 kg/đầu người và năm 2030. Tăng tiêu thụ thực phẩm thuỷ sản toàn cầu chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển nơi dân số đang ngày càng tăng và thu nhập cao tạo điều kiện cho người dân tăng sức mua các mặt hàng thuỷ sản giá trị cao. Theo dự báo của FAO, tổng nhu cầu thuỷ sản ở các nước đang phát triển sẽ tăng từ 30,5 triệu tấn năm 1979/81 tới gần 140 triệu tấnnăm 2015. Châu Á chiếm khoảng 68% tổng nhu cầu thuỷ sản năm 1979/81 và sẽ

tăng tới 86% vào năm 2010 và năm 2015. Mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân theo đầu người ở Đông Nam Á sẽ đạt tới 25,8 kg vào năm 2020 và cũng sẽ tăng tới 39,5 kg ở Trung Quốc còn ở các nước đang phát triển sẽ tăng từ 10,7 kg/người/năm trong giai đoạn 1999-2001 lên 13,5 kg/người/năm vào năm 2015, trong khi các nước phát triển cũng sẽ tăng từ 16,3 kg lên 17,3 kg.

Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á và vùng Viễn Đông, là khu vực được coi là nhà sản xuất, xuất khẩu, cũng như nhập khẩu các sản phẩm thuỷ sản lớn nhất, đặc biệt là các sản phẩm nuôi trồng. Nhu cầu đối với sản phẩm thuỷ sản ở khu vực này cao và ngày càng tăng (trừ Nhật Bản) vì người tiêu dùng rất thích ăn thuỷ sản. Tiêu thụ ở hộ gia đình và nhà hàng ngày càng tăng. Tuy nhiên, do sở thích về các loài và các dạng sản phẩm khác nhau cũng là lí do dẫn đến nguồn cung cấp phong phú. Bên cạnh đó, ngành du lịch phát triển bùng nổ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ đối với các loài có giá trị cao. Hệ thống bán lẻ hiện đại và tăng trưởng kinh tế nhanh nhất là các nước đang phát triển ( Trung Quốc, Việt Nam, và Singapo) cũng là nguyên nhân dẫn đến tiêu thụ tăng cao ở khu vực này.

Xu hướng tiêu thụ thuỷ sản ở một số thị trường chính.

Nhu cầu về các sản phẩm thuỷ sản đang ngày càng tăng mạnh, nhất là ở những thị trường lớn như Mỹ và EU nhưng lại có phần chậm lại ở thị trường Nhật Bản. Nhu cầu của các loài nuôi như tôm, cá rô phi và cá tra đang tăng nhanh, đặc biệt là thị trường Mỹ. Năm 2004, tổng sản lượng tiêu thụ ở Mỹ là 2,18 triệu tấn. Do tiêu thụ tăng nên nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ cũng tăng theo, đạt 11,3 tỷ USD so với 11,1 tỷ USD năm 2003. Các sản phẩm thuỷ sản đông lạnh và tươi (tôm và cá rô phi) được tiêu thụ mạnh, chiếm 71% tổng sản lượng tiêu thụ. Trong khi đó, các sản phẩm chế biến, bảo quản và đóng hộp có xu hướng giảm. nhu cầu đối với các loài thuỷ sản nuôi cũng đang tăng, đặc biệt là tôm, cá hồi, cá tra và cá rô phi.

Ở Nhật Bản, nhu cầu về các sản phẩm thuỷ sản không tăng, thậm chí có xu hướng giảm, chủ yếu là do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế trong những năm 90. Hơn nữa là sự thay đổi cách sống của thế hệ trẻ ở Nhật Bản và việc giảm nguồn cung cấp thuỷ sản ở trong nước cũng làm thay đổi xu hướng tiêu thụ ở Nhật Bản. Tiêu thụ của tất cả các loại sản phẩm ở các hộ gia đình cũng có xu hướng giảm.

Nhu cầu thuỷ sản ở EU cũng đang tăng và tiêu thụ theo đầu người của các nước thành viên EU–25 cũng dự kiến tăng 1-12% từ 2005-2006 ( FAO). Sự tăng trưởng kinh tế, sự nhận thức về sức khoẻ, thay đổi cách sống và sự phân phối thuỷ sản qua các của hàng bán lẻ hiện đại là những yếu tố chính thúc đẩy sự gia tăng này. Nhu cầu các sản phẩm nuôi nhiệt đới như tôm đang tăng mạnh ở thị trường EU được phản ánh ở tình hình nhập khẩu tăng. Các nước trong khối EU ngày càng có xu

hướng tiêu thụ nhiều thuỷ sản hơn dể tăng cường súc khoẻ. EU đang tăng cường nhập khâu thuỷ sản từ các nước ASEAN nhằm đáp ứng nhu cầu trong khu vực.

Dựa vào nghiên cứu của FAO, tiêu thụ thuỷ sản ở EU trong tương lai sẽ theo 3 xu hướng khác nhau:

- Tiêu thụ thuỷ sản chế biến bảo quản và thuỷ sản ướp lạnh, tươi hầ như ổn định. - Tiêu thụ giáp xác, nhuyễn thể, philê cá và các sản phẩm đã chế biến sẽ tăng. - Tiêu thụ sản phẩm đông lạnh sẽ giảm.

Mức tăng tiêu thụ cao nhất được dự báo cho các loài giáp xác, đặc biệt là tôm và mặt hàng philê cá

Dự báo tình hình tiêu thụ thuỷ sản toàn cầu (kg/người) Năm Nhóm loài 1961-1965 1981-1985 1991-1995 2001 2010* 2020* Cá 8,2 9,9 10,6 12,1 13,7 14,3 Loài khác 1,3 2,2 3,2 4,2 4,7 4,8 Tổng 9,5 12,1 13,8 16,3 18,4 19,1 FAO* dự báo

Một phần của tài liệu NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NGÀNH THUỶ SẢN (Trang 39 - 43)