III. Đánh giá chung về thực trạng tiêu thụ thuỷ sản
1. Những kết quả đạt được và vấn đề đặt ra đối với tiêu thụ thuỷ sản nước ta
nước ta
1.1 Thị trường tiêu thụ thuỷ sản nội địa
- Các cơ sở kinh doanh chủ yếu có quy mô nhỏ bé, ngay trong lĩnh vực bán buôn có tới 87% cơ sở bán buôn có quy mô hộ gia đình. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh như các phương tiện vận chuyển, bảo quản,. . . của đa số các cơ sở còn thiếu thốn và lạc hậu dẫn đến hư hỏng hàng hoá và tình trạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chi phí cho quảng cáo, giao dịch trong kinh doanh rất nhỏ bé.
- Hệ thống buôn bán phân tán và nhỏ lẻ. Một số trung tâm bán buôn thuỷ sản đã xuất hiện với nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng mô hình này cần được tiếp tục hoàn
thiên và nhân rộng.
- Cung ứng hàng hoá từ nơi sản xuất, nhập khẩu tới nơi tiêu thụ chủ yếu theo phương thức gián tiếp. Do đó, trong kênh phân phối có nhiều tầng nấc, buôn bán quy mô nhỏ lẻ. Điều đó làm cho đường đi của hàng hoá vòng vèo, chi phí lưu thông cao. Hợp đồng mua bán chủ yếu là hợp đồng miệng. Phương thức thanh toán trong mua bán chủ yếu là bằng tiền mặt.
- Cạnh tranh trong kinh doanh thuỷ sản ngày càng trở nên gay gắt và phức tạp. Cạnh tranh mua giữa các cơ sở chế biến xuất khẩu trong nước không lành mạnh, tạo điều kiện cho các đối tác nước ngoài chia rẽ và gây thiệt hai cho người bán. Bên cạnh đó, công tác thông tin thị trường đến với người sản xuất còn nhiều hạn chế làm cho người khai thác và nuôi trồng bị thua thiệt về giá bán.
- Việc tổ chức hội chợ đối với mặt hàng thuỷ sản, cũng như việc quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng trong một số năm nay tuy có tác dụng thúc đẩy phát triển thị trường thuỷ sản, song tiềm năng tiêu thụ trong dân cư vẫn chưa được khai thác nhiều.
1.2 Thị trường xuất khẩu thuỷ sản
- Việc đa dạng hoá các mặt hàng, việc tăng tỷ lệ các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao đã đem lại những lợi ích rất rõ ràng trong xuất khẩu thuỷ sản như mở rộng thi trường, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng giá xuất khẩu. Điều này cần tiếp tục phát huỷtong thời gian tới nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của các thị trường, nhất là thị trường các nước công nghiệp phát triển và góp phần tăng thu nhập quôc nội.Tuy vây, việc tăng tỉ lệ hàng có giá trị gia tăng cao trong mấy năm gần đây đã có đáu hiệu giảm. Đaay là vấn dề cần sớm được khắc phục.
- Chất lượng mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu trong thời gian qua đã tiến bộ rất lớn, song vấn đề dư lượng kháng sinh và tình trạng nhiễm khuẩn do tiêm chích tạp chất và ngâm hoá chất vẫn đang tiềm ẩn có thể gây ra rủi ro, thịêt hại cho xuất khẩu. Việt Nam đang bi Nhật Bản áp dụng biện pháp kiểm tra 100% lô hàng thuỷ sản xuất khẩu. Vì vậy, việc thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thuỷ sản từ tàu thuyền, ao nuôi đến chế biến xuất khẩu, việc thực hiện truy suất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thụ trường là yêu cầu đang đặt ra.
- Khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác dự báo thị trường còn đang rất yếu. Đồng thời, kinh nghiệm trong việc ngăn chặn và giải quyết tranh chấp còn nhiều hạn chế. Khó khăn hiện nay về thị trường xuất khẩu vẫn đang tiếp tục, nhất là đối với sản phẩm tôm do tác động của vụ
kiện vừa qua. Vì vây, vấn dề đang được đặt ra cho các cơ quan quản lý và cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam hiện nay là cần phải chủ động giải quyết các vấn đề thị trường theo hướng làm thế nào để giữthị trường Mỹ, tăng cường hơn nữa xuất khẩu vào Nhật, EU, Trung quốc, các nước NICs và ASEAN và mở rộng xuất khẩu vào các nước SNG, Trung Đông, Nam Mỹ.
- Viêc tăng tỉ lệ hàng giá trị gia tăng cao và tăng chất lượng mặt hàng trong xuất khẩu thuỷ sản có tác dụng tăng giá xuất khẩu bình quân. Đó cũng là yêu cầu để tăng kim ngạch xuất khẩu. Tuy vây, vấn đề đang đạt ra đối với giá xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam là cần tiến tới một cơ cấu giá cả hợp lý hơn và ngang bằng hơn với nhiều nước xuất khẩu lớn trong khu vực và trên thé giới.
- Nhìn chung, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay được đánh giá là khá tốt cả về giá cả và chất lượng. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả xuất khẩu, các doanh nghiệp cần tiến tới một mức có lợi hơn, tức là giá cao hơn trên thị trường xuất khẩu. Như vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để tiếp tục giữ vững và nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu ngày càng gay gắt.
- Vấn đề xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm thuỷ sản Việt Nam là một trong những vấn dề cần được các doanh nhgiệp quan tâm trong những năm tới.
Mặc dù, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong quý I đạt 700 triệu USD, bằng 13,44% kế hoạch và tăng 35,27% so với cùng kì, nhưng trong 3 tháng qua cũng đã xuất hiện một số điểm lưu ý sau:
- Có thay đổi về trật tự thị trường xuất khẩu chính về giá trị theo thứ tự EU, Mỹ, Nhật Bản; xuất khẩu cá tăng mạnh, trong khi xuất khẩu tôm chững lại.
- Một số vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm xuất khẩu từ nửa cuối năm 2006 trên một số thị trường chưa được giải quyết triệt để, số lô hàng vào Nhật Bản bị cảnh báo theo thống kê từng tháng chưa giảm đi rõ rệt.
- Sự tăng nhanh xuất khẩu cá da trơn, nhất là vào các thị trường EU và Nga có sự đột biến, cần phát huy thế mạnh của sản phẩm này nhưng đồng thời lưu ý các rủi ro về phía thị trường nhập khẩu và về thị trường nguyên liệu trong nước cũng như phát sinh các vấn đề môi trường nuôi.
- Có xu hướng rõ rệt thiếu hụt nguyên liệu nhất là những tháng đầu năm; đây là một cản trở hiên nay, về sau cho việc tăng trưởng liên tục giá tri xuất khẩu.
lạm dụng hoá chất bảo quản, giữ nước, sử dụng mã số doanh nghiệp xuất khẩu.
- Một số nội dung quy định cần thiết hoặc chưa xây dựng hoặc chưa được rà soát bổ sung. Một số thủ tục hành chính chưa được quan tâm cải tiến.