3.16.2.Hợp đồng tặng ch o:

Một phần của tài liệu bản chất và đặc điểm của hợp đồng (Trang 74 - 77)

Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu

cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận. (465, BLDS 2005)

Hợp đồng tặng cho là một trong những công cụ pháp lý được hình thành lâu đời nhất trong pháp luật dân sự.

Việc xác định hợp đồng tặng cho là hợp đồng thực tế hay hợp đồng ưng thuận có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng.

Có thể khẳng định hợp đồng tặng cho là hợp đồng không có sự đền bù.

Có nhiều quan điểm của các luật gia cho rằng hợp đồng tăng cho là hợp đồng thực tế. Hợp đồng thực tế là hợp đồng chỉ phát sinh hiệu lực tại thời điểm các bên thực hiện nghĩa vụ của mình trên thực tế.

Còn hợp đồng ưng thuận là hợp đồng có hiệu lực ngay sau khi các bên đạt được sự thoả thuận ( tại thời điểm hợp đồng được ký kết ) nếu không có thoả thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Điều 466 không nói rõ “ nhận tài sản “ là nhận tài sản về mặt pháp lý hay thực tế nhận tài sản. Mặt khác điều 465 lại có thể hiệu cụm từ “đồng ý nhận “ là đồng ý nhận tài sản ngay tức thì và cũng có thể là đồng ý nhận tài sản vào thời điểm nào đó trong tươnng lai.

Nếu cho rằng hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng thực tế thì sẽ có rất nhiều vấn đề pháp sinh và pháp luật khó có thể giải quyết.

VD : hợp đồng tăng cho tài sản được lập thành văn bản và đã được ký kết, theo đó bên tăng cho sẽ giao tài sản cho bên được tặng cho vào thời điểm xác định trong tương lai. Nếu cho rằng hợp đồng tặng cho là hợp đồng thực tế thì trước khi nhận tài sản người được tăng cho có quyền từ chối nhận tài sản và người tăng cho có quyền từ chối thực hiện hợp đồng.

VD : ¼, A tăng B chiếc xe. Hợp đồng được lập thành văn bản có chứng thực . O6ng B chưa nhận ngay vì nhà chưa có ga ra và nói với A sẽ nhận xe sau 2 tuần tức là 15/4. Sau đó ông B xây ga ra xong thì đến nhận xe. Ông A không cho nữa.

Nếu cho rằng hợp đồng tăng cho là hợp đồng thực tế thì ông A kh6ong phải bồi thường cho ông B vì hợp đồng chưa có hiệu lực và ông A có quyền từ chối bất cứ khi nào.

Điều đó thật vô lý. Có quan điểm cho rằng ông A phải bồi thường cho ông B vì đây là trách nhiệm ngoài hợp đồng. Giải thích này càng không thoả đáng vì dùi là trách nhiệm trong hay ngoài hợp đồng thì một trong các điều kiện phát sinh chính là hành vi trái pháp luật. Mà hành vi của ông A trong trường hợp này là không hề trái luật, vậy thì sao có thể gán cái trách nhiệm ngoài hợp đồng cho Ông A.Vì pháp luật không quy định rõ tài sản trong hợp đồng tặng cho được bên được tăng cho thực tế nhận hay nhận về mặt pháp lý. Do đó cần phải được giải thích rõ ràng để tránh những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn.

Khoản 1 điều 439, 440 : ta có thế hấy rằng thời điểm giao và nhận tài sản đựơc xác định về mặt pháp lý tức là thời điểm giao tài sản có thể do các bên thoả thuận trong hợp đồng, không phụ thuộc vào thời điểm thực tế giao nhận tài sản.

Ví dụ : Các bên thoả thuận giao tài sản vào ngày 1/4 nhưng tài sản lại được người mua thực tế nhận vào ngày 5/4 . Như vậy thời điểm mà quyền sở hữu av2 rủi ro đối với tài sản được chuyển từ người bán sang người mua là ngày 1/4 bởi vì sau ngày này tài sản đã được đặt dưới sự định đoạt của người mua.

BLDS 2005, ngoài điều 467, thì không quy định hờp đồng tặng cho phải được ký kết bằng văn bản.

Việc coi hợp đồng tặng cho là hợp đồng thực tế hay hợp đồng ưng thuận có ý nghĩa quan trọng trong những trường hợp liên quan đến chủ thể của hợp đồng.

Ví dụ : Sau khi hợp đồng tặng cho được ký kết và bên tăng cho chết khi tài sản chưa được giao cho bên được tăng cho. Nếu cho rằng hợp đồng tăng cho là hợp đồng thực tế thì người thừa kế của bên tặng cho không có nghĩa vụ phải giao tài sản cho bên được tăng cho, điều này có vẻ như mâu thuẫn với các quy định của pháp luật về thừa kế. Trong trường hợp người tặng cho chết trước người được tặng cho thì hợp đồng tăng cho có thể trở thành di tặng, tài sản tặng cho có thể trở thành vật được di tăng .

Vấn đề tiếp theo là : Hợp đồng tăng cho có thể bị huỷ không ? Vì là hợp đồng không có sự đền bù, do đó chỉ có bên tặng cho có nghĩa vụ nên vấn đề huỷ hợp đồng, nêế có thể,

chỉ được đặt ra đối với bên tăng cho, bởi lẽ bên được tăng cho có quyền từ chối trong mọi thời điểm trước khi nhận tài sản.

Trên thực tế có nhiều trường hợp, sau khi hợp đồng tăng cho có hiệu lực, bên được tặng cho đã nhận tài sản nhưng họ đã có hành vi trái với mong muốn của người tăng cho hoặc sau khi hợp đồng tặng cho được thực hiện thì hoàn cảnh, tình trạng gia đình, vật chất của người tăng cho có sự thay đổi căn bản và người tăng cho lại có nhu câầ lớn về tài sản để có thể đảm bảo cuộc sống tối thiểu của mình… Nếu pháp luật không có cơ chế cho phép yêu cầu huỷ hợp đồng thì người tăng cho có thể gặp khó khăn trong cuộc sống sau này,

=>Để việc ký kết và thực hiện hợp đồng tăng cho trong thực tiễn trở nên thuận lợi hơn, đảm bảo quyền lợi cho các bên trong hợp đồng, các nhà làm luật nên tham khảo thêm các quy định của pháp luật trên thế giới về vấn đề này, Từ đó góp phần hoàn thiện hơn chế định này.

Một phần của tài liệu bản chất và đặc điểm của hợp đồng (Trang 74 - 77)