Buộc thực hiện hợp đồng khi có sự vi phạm:

Một phần của tài liệu bản chất và đặc điểm của hợp đồng (Trang 52 - 54)

3.9.Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng:

3.10.2.Buộc thực hiện hợp đồng khi có sự vi phạm:

Thực tế việc thực thi hợp đồng của một trong các bên không phải bao giờ cũng hoàn toàn đúng, đầy đủ. Một bên có thể không thực hiện nghĩa vụ, thực hiện không đúng, đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng, để duy trì quan hệ hợp đồng và những lợi ích kinh tế nhắm đến trong đó thì bên bị vi phạm có thể yêu cầu bên vi phạm phải thực hiện những nghĩa vụ đã được thoả thuận trong hợp đồng mà họ vi phạm. Buộc thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng là việc buộc thi hành nghiêm chỉnh và đúng đắn nghĩa vụ hợp đồng. Biện pháp này nhằm thiết lập lại vị trí ban đầu vốn có trước khi có vi phạm, đưa các bên trở lại với quan hệ hợp đồng như đã thoả thuận. Buộc thực hiện hợp đồng là một biện pháp chế tài của nhà nước đặt ra đối với bên vi phạm hợp đồng khi bên bị vi phạm yêu cầu, là sự cưỡng chế của nhà nước nhằm bắt bên vi phạm thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng. Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng chỉ đặt ra khi hợp đồng không được thực hiện, thực hiện không đúng, việc hợp đồng đựơc thực hiện đúng sẽ loại trừ chế tài buộc thực hợp đồng và không phát sinh trách nhiệm dân sự. Ngược lại việc phát sinh trách nhiệm dân sự cũng loại trừ việc thực hiện đúng nghĩa vụ dân sự. Cần có sự phân biệt , chế tài cưỡng chế buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ với trách nhiệm dân sự, vì biện pháp cưỡng chế của nhà nước không phải là trách nhiệm dân sự mà đó chỉ nhằm bảo đảm thi hành trên thực tế những gì mà bên

vi phạm đã cam kết thực hiện trong hợp đồng. Nhờ vào sự cưỡng chế này các bên trong hợp đồng trở lại vị trí vốn có của mình trong hợp đồng. Tuy nhiên việc áp dụng, biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng không làm mất đi quyền yêu cầu đòi bồi thường những thiệt hại phát sinh do việc nghĩa vụ hợp đồng không đựơc thực hiện, hay khoản tiền phạt mà các bên đã thoả thuận áp dụng khi có vi phạm.

Hợp đồng được lập ra để nhằm tới một lợi ích về mặt kinh tế cho cả hai bên thương nhân, việc yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng sẽ tránh được những sự lãng phí về mặt kinh tế cho các bên cũng như cho xã hội. Hơn nữa, biện pháp buộc thực hiện hợp đồng là sự thiện chí cho bên vi phạm một cơ hội sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, bổ xung hàng hoá thiếu, gia hạn thực hiện…Khuyến khích việc các bên duy trì hợp đồng sẽ mang lại lợi ích cho xã hội nhiều hơn khi áp dụng các biện pháp khác như huỷ hợp đồng, đình chỉ hợp đồng.

Đối với các nghĩa vụ về tiền tệ hay phi tiền tệ nguyên tắc là khi có sự vi phạm hợp đồng bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng. Nhưng vẫn có những ngoại lệ không cho phép áp dụng biện pháp này vì tính chất của hợp đồng, hay nghĩa vụ không thể thực hiện đựoc do hoàn cảnh hoặc theo quy định của pháp luật, sự bất hợp lí về chi phí đối với việc sửa chữa hàng hoá dịch vụ, hay việc thực hiện hợp đồng mang tính tuyệt đối cá nhân…Ví dụ. A là một kiến trúc sư danh

tiếng chuyên thiết kế những công trình xây dựng nổi tiếng nhận lời thiết kế một công trình vĩ đại cho Chính phủ Việt Nam để chào mừng kỉ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Nhưng đến thời hạn phải giao bản thiết kế công trình đó mà vị kiến trúc sư kia không giao được bản thiết kế để bắt đầu xây dựng. Chính phủ Việt Nam kiện ra trọng tài bắt A phải thực hiện đúng hợp đồng.

Sẽ là bất hợp lí và không mang lại hiệu quả công việc tốt khi cưỡng ép một công việc mang đậm sự sáng tạo, dấu ấn của cá nhân, không thể bắt kiến trúc sư A phải cho gia được một bản thiết kế công trình kỉ niệm cho Chính phủ Việt Nam vì một công việc, sản phẩm đòi hỏi tính sáng tạo, nghệ thuật không thể bị gượng ghép cho ra đời. Nếu bắt buộc A phải thi hành đúng hợp đồng thì kết quả khó có thể như mong đợi và việc làm này không làm

lợi cho các bên, gây lãng chí không cần thiết. Hơn nữa nhiều khi việc bắt buộc thực hiện hợp đồng dẫn đến những chi phí bất hợp lí phát sinh. Chi phí phát sinh cho việc thực hiện đúng nghĩa cao hơn gấp nhiều lần giá trị phần nghĩa vụ phải thực hiện, trong những trường hợp như vậy thay vi áp dụng biện pháp thực hiện đúng hợp đồng ta có thể áp dụng những biện pháp khác hợp lí, công bằng hơn cho bên vi phạm hợp đồng, tránh những sự lãng phí vô ích. Tuy nhiên, trong Luật Việt Nam về Buộc thực hiện đúng hợp đồng không thấy quy định về những trường hợp loại trừ việc áp dụng biện pháp này, thiếu sót như vậy có thể gây nhiều khó khăn cho việc áp dụng pháp luật vào giải quyết tranh chấp của toà án, kéo dài thời gian giải quyết vụ việc, ảnh hưởng tới tính kinh tế của việc thực hiện hợp đồng, sự công bằng, hợp lý đối với các bên. Trong khi việc áp dụng những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng ít đựơc các toà án Việt Nam vận dụng để giải quyết như: thiện chí, trung thực, giao dịch công bằng, bình đẳng của các bên trong hợp đồng thương mại. Thiết nghĩ nên quy định những trường hợp mà yêu cầu buộc thực hiện hợp đồng không được chấp thuận một cách rõ ràng, làm cho luật hợp đồng Việt Nam hiện đại hơn, phù hợp vói tập quán, thông lệ quốc tế.

3.11. Cần có điều khoản điều chỉnh hợp đồng trong trường hợp hoàn cảnh, điều kiện thay đổi :

Một phần của tài liệu bản chất và đặc điểm của hợp đồng (Trang 52 - 54)