3.15.3.Do phải tuân thủ quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

Một phần của tài liệu bản chất và đặc điểm của hợp đồng (Trang 73 - 74)

Trong trường hợp để bảo vệ lợi ích công, đôi khi nhà nước phải áp dụng các biện pháp như chống dịch, trưng dụng tài sản, chống tội phạm… Trong những trường hợp đó nếu

người bán vì phải tuân thủ quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì người bán sẽ được miễn trừ trách nhiệm.

3.15.4. Do thoả thuận các bên.

3.16. Một số vấn đề về các hợp đồng thông dụng :3.16.1.Hợp đồng mua bán tài sản 3.16.1.Hợp đồng mua bán tài sản

1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán tài sản:

“HĐMBTS là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán” (Đ428 BLDS 2005).

Vấn đề cần lưu ý trong hợp đồng mua bán tài sản đó chính là thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua. Giả sử trong hợp đồng có ghi rõ thời điểm giao hàng là ngày 1/4. Đến ngày 1/4 bên mua đến nhận hàng nhưng bên bán lại không có hàng giao cho bên mua mà hẹn đến ngày 4/ 5. Như vậy thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua là ngày 4/5 chứ không phải 1/5. Ngược lại, nếu ngày 1/4 bên bán đã giao hàng cho bên mua nhưng bên mua vì lý do nào đó chưa đến nhận thì thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua là 1/4.

Cần cân nhắc thêm qui định “bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, kể cả khi bên mua chưa nhận tài sản, nếu không có thoả thuận khác”. Trong trường hợp này, có thể hiểu được rằng thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký là thời điểm bên bán đã giao hàng cho bên mua hay không, và nếu như vậy có mâu thuẫn gì với khái niệm “bên mua chưa nhận tài sản” hay không?

Vấn đề tiếp theo là trong việc mua bán tài sản, dù không có thoả thuận nhưng bên mua nên yêu cầu bên bán giao lại chứng từ hàng hoá cho mình, đồng thời phải đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá đó.

Một phần của tài liệu bản chất và đặc điểm của hợp đồng (Trang 73 - 74)