Cần có điều khoản điều chỉnh hợp đồng trong trường hợp hoàn cảnh, điều kiện thay đổi :

Một phần của tài liệu bản chất và đặc điểm của hợp đồng (Trang 54 - 58)

3.9.Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng:

3.11. Cần có điều khoản điều chỉnh hợp đồng trong trường hợp hoàn cảnh, điều kiện thay đổi :

Ðiều 423. Sửa đổi hợp đồng dân sự

1. Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Trong trường hợp hợp đồng được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân theo hình thức đó.

Theo quy đinh tại điều 423, thì các bên trong quan hệ hợp đồng có thể sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi theo thỏa thuận nhưng lại không ghi nhận việc sửa đổi khi hoàn cảnh thay đổi. Nghĩa là trừ khi hai bên có thỏa thuận hoặc là pháp luật có quy định, thì sự thay đổi mới có giá giá trị. Điều này chưa thực sự phù hợp với thực tiễn.

Trong quá trình thực hiện các hợp đồng, nhất là các hợp đồng dài hạn, những người kinh doanh quốc tế thường đối mặt với những rủi ro bất thường từ thiên nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật, thậm chí là rủi ro về con người, làm đảo lộn sự cân bằng vốn có của hợp đồng, làm cho một bên gặp phải khó khăn đặc biệt trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, thậm chí không thể thực hiện được nghĩa vụ trong hợp đồng.

Ban đầu, những trường hợp này được giải quyết bằng các cơ chế giải phóng nghĩa vụ của luật hợp đồng cổ điển, như cho phép bên vi phạm được chấm dứt hợp đồng và được miễn trách dựa trên điều khoản bất khả kháng. Về sau, người ta thấy rằng, điều khoản bất khả kháng không còn thích hợp để giải quyết nhiều vấn đề được đặt ra từ thực tiễn, vì trong nhiều trường hợp, cách giải quyết dựa trên điều khoản này không bảo đảm được sự công bằng cho các bên. Để có cơ chế khác thích hợp hơn trong việc bảo đảm lợi ích các bên nhằm phân chia hợp lý rủi ro và tái lập sự cân bằng của hợp đồng, các nhà kinh doanh thương mại quốc tế đã đưa vào hợp đồng của họ một điều khoản cho phép bên gặp khó khăn đặc biệt được yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng. Điều khoản này được gọi là điều khoản đàm phán lại hợp đồng khi có sự thay đổi do hoàn cảnh dẫn đến khó khăn đặc biệt trong việc thực hiện hợp đồng, được gọi ngắn gọn là “hardship”.

Hardship – hiểu nôm na là điều khoản quy định cho phép một bên trong hợp đồng có quyền xin điều chỉnh hợp đồng, khi có những thay đổi về hoàn cảnh và môi trường kinh tế, tới mức gây ảnh hưởng đặc biệt xấu đến quyền lợi của một bên, làm mất đi cân bằng kinh tế của hợp đồng, làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên cực kỳ khó khăn và tốn kém. Theo đó, điều khoản hardship quy định những cơ chế can thiệp hợp lý vào hiệu lực hợp đồng, như cho phép các bên yêu cầu tòa án điều chỉnh hoặc nếu không điều chỉnh được thì cho chấm dứt hợp đồng, nhằm tái lập sự cân bằng về lợi ích giữa các bên trong hợp đồng, theo những căn cứ, thủ tục, điều kiện chặt chẽ và hạn chế.

Khái niệm hardship xuất hiện trong thực tiễn thương mại vào những năm 1960 và được trình bày lần đầu tiên trong các nghiên cứu của Marcel Fontaine, in trong quyển “Pháp luật hợp đồng quốc tế”, xuất bản năm 1989. Nội dung của điều khoản hardship cũng được thể hiện trong các hợp đồng thương mại quốc tế, dưới nhiều dạng điều khoản khác

nhau. Có nhiều nước trên thế giới đã công nhận và xây dựng khung pháp lý và án lệ cho điều khoản hardship để điều chỉnh hợp đồng trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi

Pháp luật hợp đồng Việt Nam hiện hành chưa chấp nhận cơ chế hardship quy định việc đàm phán lại để điều chỉnh nội dung của hợp đồng trong trường hợp hoàn cảnh có sự thay đổi làm mất cân bằng kinh tế nghiêm trọng giữa các bên. Tuy vậy, trong các văn bản pháp luật chuyên ngành và trong các chính sách điều hành của Chính phủ, điều kiện hardship cũng đã được đề cập đến ở một mức độ nhất định. Có thể kể đến một số quy định cụ thể, như quy định cho phép điều chỉnh phí bảo hiểm khi xảy ra những biến cố làm tăng mức độ rủi ro của đối tượng được bảo hiểm trong Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Điều 20); quy định cho phép các bên thỏa thuận thay đổi giá bán trong hợp đồng khi có những thay đổi của Nhà nước về chính sách tiền lương, chính sách giá các mặt hàng do Nhà nước kiểm soát giá trong Luật Đấu thầu 2005 (Điều 50 (2) và 57); hay việc cho phép điều chỉnh giá trong hợp đồng xây dựng hình thức “giá cố định” và hình thức “giá trọn gói” do “giá vật liệu xây dựng biến động ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu”… Tuy nhiên, đây chỉ là những quy định tương đối đặc thù để giải quyết các tranh chấp liên quan trong các hợp đồng chuyên biệt, nên không được xem là căn cứ chung để giải quyết các tranh chấp liên quan trong các hợp đồng khác.

Về thực tiễn, có nhiều vụ tranh chấp phát sinh trong thực tiễn pháp lý ở Việt Nam, nhưng do quy định về vấn đề này trong luật thực định còn thiếu sót, nên đã gây ra nhiều khó khăn cho các bên liên quan trong việc áp dụng pháp luật. Đây là một vụ tranh chấp điển hình có liên quan đến việc thay đổi hoàn cảnh ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng và đã làm cho các bên liên quan, các nhà tư vấn và cả tòa án trở nên lúng túng.

Tháng 11/2007, bà Trương Thị H. (Đồng Nai) ký hợp đồng mua một ôtô tải của Công ty T., với giá gần 120 triệu đồng. Theo thỏa thuận, bà H phải đặt cọc số tiền 20 triệu đồng (số tròn), và công ty sẽ giao xe vào cuối tháng 4/2008. Đến hạn, công ty mời bà H đến nhận xe nhưng đòi tăng giá xe lên thêm hơn 30 triệu đồng so với giá ban đầu. Bà H. không chấp nhận và đã khởi kiện công ty ra tòa để đòi công ty giao xe theo đúng giá ghi trong hợp đồng. Theo người đại diện công ty: “Công ty có cam kết không tăng giá xe nhưng đến

thời điểm giao xe thì Nhà nước áp dụng quản lý khí thải xe theo quy chuẩn mới nên công ty buộc phải điều chỉnh giá xe. Nếu bà H không chịu nhận xe giá cao hơn vì chất lượng tốt hơn, công ty sẵn sàng trả lại tiền cọc cộng lãi suất ngân hàng đối với số tiền mà bà H đã nộp cho công ty”. Theo Luật sư Nguyễn Văn H., công ty có trách nhiệm bán xe cho bà H. theo đúng giá đã thỏa thuận trong hợp đồng. Những lý do nêu ra như nguồn xe của công ty bị cắt, Nhà nước quản lý khí thải xe theo quy chuẩn mới tại thời điểm giao xe… chỉ là những vướng mắc của công ty, không phải là trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan để công ty được quyền giao xe chậm và tăng giá xe. Như vậy, quan điểm của bên bán là khi Nhà nước đưa ra quy định mới về tiêu chuẩn khí thải dẫn đến việc thay đổi làm giá thành của xe tăng lên thì bên mua phải chịu khoản chi phí tăng lên này. Còn bên bên mua và luật sư đều cho rằng, đây không phải là sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, nên bên bán phải trách nhiệm thực hiện đúng hợp đồng.

Có thể thấy, vấn đề thay đổi hoàn cảnh làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên khó khăn hơn và tăng chi phí thực hiện hợp đồng không phải là tình huống ít diễn ra trong thực tiễn pháp lý Việt Nam. Nhưng sự thiếu vắng các quy định loại này trong pháp luật Việt Nam hiện hành đã cho thấy sự phản ứng quá thận trọng (nếu không nói là quá chậm chạp) của nhà lập pháp Việt Nam, làm cho các tranh chấp loại này không có căn cứ pháp lý để giải quyết thỏa đáng. Đó cũng là nguyên nhân làm cho việc quyết vấn đề này của tòa án hiện vẫn còn chưa nhất quán. PGS.TS Phạm Duy Nghĩa cho rằng, sự thiếu sót trên đây có thể được xem như là một trong những biểu hiện của sự “lạc hậu” của pháp luật hợp đồng nước ta vì “không đáp ứng được nhu cần quản lý rủi ro thời nay”.

 Mặc dù hợp đồng được giao kết có hiệu lực thì phải được tôn trọng và thực hiện đúng. Nhưng việc thực hiện hợp đồng là một quá trình có nhiều rủi ro mà các bên không lường trước được. Quá trình thực hiện hợp đồng có thể phát sinh những tình tiết mà các bên cần phải xem xét”. Mặt khác, những tranh chấp về loại này ở Việt Nam ngày càng phổ biến, nhất là trong các hợp đồng về xây dựng, hợp đồng cung ứng các hàng hóa hoặc dịch vụ dài hạn, hợp đồng phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh ở những ngành nghề mới, có nhiều rủi ro: nhu cầu thị trường thay đổi, khó khăn đặc biệt do điều kiện sự thay

đổi của tự nhiên, công nghệ, hay sự mất giá trầm trọng của đồng tiền , sự can thiệp của Nhà nước về tiêu chuẩn kỹ thuật mới hoặc hạn chế trong chính sách ngoại thương… Bởi vậy, yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi chúng ta cần phải quy định bổ sung những cơ chế pháp lý cho phép điều chỉnh hợp đồng trong trường hợp thay đổi hoàn cảnh dẫn đến khó khăn đặc biệt cho việc thực hiện hợp đồng, nhất là trong bối cảnh của toàn cầu hóa hiện nay, khi “chủ nghĩa đế quốc với nền kinh tế bất ổn đã làm gia tăng nhiều trường hợp khiến cho các bên khi thực hiện hợp đồng phải theo những điều kiện mới về thực chất mà các bên không thể lường trước được và càng không thể trù tính được vào lúc ký hợp đồng”, và khi mà việc tuân thủ vô điều kiện nguyên tắc ‘hiệu lực bất biến của hợp đồng’ có thể dẫn đến “quyết định sai lầm khiến một số người giàu lên bằng những tổn thất phi lý của người khác” , thì việc tìm cơ chế pháp lý thích hợp để giải quyết vấn đề này càng trở nên cách cấp bách hơn bao giờ hết.

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào các thể chế kinh tế thế giới, chúng ta cần phải tiếp thu có chọn lọc các quy định tiên tiến của pháp luật các nước và các nguyên tắc, tập quán thương mại về pháp luật hợp đồng, làm cơ sở cho việc bổ sung và hoàn thiện hơn pháp luật hợp đồng Việt Nam.

Để hoàn thiện hơn pháp luật hợp đồng Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho ứng xử của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng, và cho tòa án trong quá trình giải quyết các tranh chấp liên quan, thiết nghĩ cần phải : xác định rõ ràng về căn cứ, điều kiện, phạm vi áp dụng và hậu quả pháp lý của điều khoản hardship, như quy định cơ chế cho phép tòa án buộc các bên đàm phán lại hợp đồng hoặc tuyên chấm dứt hợp đồng nếu các bên không thỏa thuận lại được, khi xảy ra sự kiện khách quan, không lường trước được dẫn đến việc thực hợp đồng trở nên đặc biết khó khăn, tốn kém hay làm giảm cơ bản thu nhập từ hợp đồng.

Một phần của tài liệu bản chất và đặc điểm của hợp đồng (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w