- Nguyên nhân: Đa số học sinh phổ thông hiện nay ít có nguyện vọng vào học tại các trường sư phạm; bên cạnh đó, số lượng học sinh phổ thông của tỉnh trúng tuyển vào
2.3.1. Bắt nguồn từ yêu cầu đổi mới giáo dụ cở tỉnh Bến Tre, đòi hỏi nâng cao vai trò của giáo viên trung học phổ thông trong đổi mới giáo dục
trò của giáo viên trung học phổ thông trong đổi mới giáo dục
Căn cứ vào phương hướng phát triển giáo dục tỉnh Bến Tre từ nay đến năm 2010 là:
- Nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục, bồi dưỡng nhân tài. Thực hiện tốt việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, giáo trình ở tất cả bậc học, cấp học, ngành học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; tích cực chuẩn bị về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên cho việc triển khai đại trà chương trình phân ban, cấp THPT năm học 2006-2007 và những năm tiếp theo.
- Tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, chính trị, nhân cách cho người học; cải tiến phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
- Phát triển qui mô giáo dục hợp lý, điều chỉnh cơ cấu đào tạo gắn với yêu cầu phát triển đổi mới giáo dục của địa phương, phấn đấu đến năm 2010 có 30% trường THPT đạt chuẩn quốc gia.
- Tiếp tục sàng lọc giáo viên không còn đủ điều kiện công tác trong ngành và giải quyết nghỉ theo qui định. Sắp xếp, bố trí lại giáo viên phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và năng lực của cá nhân, thực hiện tốt công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý trường THPT công lập theo qui định của điều lệ trường Trung học và qui định của Trung ương, địa phương.
- Tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, vững vàng về tư tưởng, chính trị đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
- Chương trình hành động số 28-CTr/TU của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 244/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre nêu rõ: “Đến năm 2010, đội ngũ giáo viên trường THPT có trình độ chuyên môn trên chuẩn là 25%, trình độ lý luận chính trị trung cấp đạt 90% ; trình độ quản lý giáo dục đạt 90%”.
- Tăng cường công tác sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính dành cho giáo dục, đặc biệt là các khoản đóng góp ngoài ngân sách. Thực hiện chế độ tài chính công khai và chế độ kiểm toán nhằm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục.
- Thực hiện tốt đề án kiên cố hóa trường lớp, phấn đấu đến năm 2010 100% trường học đạt chuẩn về thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm, thư viện theo qui định.
- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động làm cho các ngành, các tầng lớp và toàn xã hội nhận thức rõ trách nhiệm đối với sự nghiệp phát triển giáo dục. Tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hóa các loại hình trường lớp, phù hợp với thực tiễn địa phương và nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân. Thực hiện chủ trương nêu trên đây, tỉnh Bến Tre và ngành giáo dục Bến Tre rất quan tâm và không ngừng tiếp tục bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị cho đội ngũ giáo viên, phát triển Đảng trong đội ngũ (phấn đấu đến năm 2010, tỉ lệ đảng viên chiếm 35% trong tổng số cán bộ giáo viên toàn ngành) nhằm giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong nội dung và cả trong phương pháp giáo dục. Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên THPT cũng ngày càng được chuẩn hóa ở trình độ cao hơn, điều này xuất phát từ qui định của Luật giáo dục và nhu cầu của địa phương cũng như chính bản thân của giáo viên. Bởi vì, khi những nấc thang học vấn đang được đánh dấu bằng các loại văn bằng chứng chỉ và thực chất của văn bằng học vị ngày càng phải cập nhật bởi sự bùng nổ thông tin mạnh mẽ như hiện nay thì bắt buộc các giáo viên phải luôn học tập không ngừng, không những để đạt chuẩn mà còn phải nâng chuẩn, phải thực sự có tri thức, trí tuệ. Hơn nữa, khi thực hiện vai trò của mình mỗi giáo viên phải rèn luyện giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự bằng việc làm không ngừng nâng cao chất lượng bài giảng, chất lượng giáo dục. Muốn vậy, từng giáo
viên phải thường xuyên tự học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm hạnh đạo đức và trình độ chuyên môn sư phạm. Nếu những yêu cầu trên không được thực hiện thì giáo viên đó sẽ bị đào thải, bị sàng lọc trong đời sống lao động sư phạm của mình.
Như vậy, xu hướng phát triển của xã hội, yêu cầu phát triển đổi mới giáo dục ở tỉnh Bến Tre làm cho qui mô đổi mới giáo dục cấp THPT và chất lượng đội ngũ giáo viên cấp học này phát triển vả trở thành điều kiện, động lực tích cực để vai trò của đội ngũ giáo viên trong thời gian tới tiếp tục được nâng lên. Bởi vì, bất cứ gia đình nào chăm lo đến tương lai của con cái, bất cứ ai chăm lo đến tương lai của bản thân mình thì cũng phải nghĩ ngay đến việc nâng cao trình độ bằng cách học ở các trường tốt có chất lượng giáo dục, điều kiện học tập cao, có đội ngũ giáo viên giỏi, kinh nghiệm. Không có tương lai tốt đẹp nếu như không có trí tuệ, năng lực một cách thực sự thông qua quá trình được giáo dục đào tạo trong nhà trường mà điều đó vai trò quyết định là đội ngũ giáo viên.