án lựa chọn giá thầu hợp lý
Giá bỏ thầu là yếu tố mang tính chất quyết định đối với việc giành thắng lợi hay thất bại trong đấu thầu xây dựng. Để đảm bảo việc trúng thầu và thực hiện dự án có lãi đòi hỏi phải có sự phân tích giá để bỏ thầu chính xác và có kế hoạch xây dựng các phương án bỏ thầu hợp lý. Chính vì vậy, việc hoàn thiện kỹ năng phân tích giá cạnh tranh, xây dựng các phương án chọn giá đấu thầu đóng vai trò hết sức quan trọng.
Để làm tốt công tác này, trước hết Tổng Công ty cần phải xây dựng một đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm để đảm nhiệm công việc này, mặt khác quá trình phân tích giá cạnh tranh và xây dựng các phương án chọn giá đấu thầu cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, việc xác định giá dự thầu cần phải được xác định trên cơ sở khoa học
và căn cứ vào thực tế của từng dự án. Trong thực tế đấu thầu hiện nay, có nhiều doanh nghiệp để trúng thầu phải bỏ giá thầu dưới mức dự toán, chấp nhận lỗ, điều này dẫn tới hệ quả là công trình không đảm bảo chất lượng, dự án kéo dài, gây mất uy tín cho doanh nghiệp và chủ đầu tư. Công tác đấu thầu vẫn còn nhiều bất cập, có doanh nghiệp vẫn lợi dụng kẽ hở của pháp luật, móc nối với nhà đầu tư và các doanh nghiệp khác để "thông thầu", bỏ giá thầu thấp để được thực hiện dự án, tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, việc xác định giá thầu vẫn phải tuân theo những qui tắc nhất định, đó là:
- Xác định giá dự thầu: n Gdth = QI Đgi
i = 1
Trong đó:
- QI: là khối lượng xây lắp I do bên mời thầu cung cấp trên cơ sở dự toán được bóc ra từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công;
- Đgi: là đơn giá dự thầu công tác xây lắp thứ I, do nhà thầu lập ra theo qui định chung về giá xây dựng được ấn định trong hồ sơ mời thầu;
- n: là khối lượng xây lắp xác định trong hồ sơ mời thầu. - Chi phí tạo thành đơn giá dự thầu.
Đơn giá dự thầu (Đgi) bao gồm chi phí vật liệu (VL); chi phí nhân công (NC); chi phí tiêu hao máy móc (MM); lãi của nhà thầu; thuế VAT. Ta có thể tính đơn giá dự thầu theo công thức:
Đgi = ĐGdth (1 + Ktrg + Krr) Trong đó:
- Đgi: Đơn giá dự thầu
- ĐGdth: Cộng các chi phí, lãi và thuế trong đơn giá dự thầu - Ktrg: Hệ số trượt giá
- Krr: Hệ số rủi ro
- Mức lãi khi lập đơn giá dự thầu.
Lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh được tính toán theo công thức: Lợi nhuận (trước thuế) = Doanh thu - Chi phí
Khác với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường, trong lĩnh vực xây dựng người bán hàng (nhà thầu) bao giờ cũng phải xác định trước cho mình mức lãi (dự kiến) khi đề xuất mức giá bán, theo đó giá bán của công trình sẽ là:
Giá bán (CP vật liệu + CP máy móc + CP nhân công + CP quản lý)
Thứ hai, doanh nghiệp cần xây dựng các phương án bỏ giá thầu hợp lý, lựa chọn
phương án xây dựng giá thông qua việc xác định mức giá cao nhất, mức giá thấp nhất và dự kiến mức giá bỏ thầu có thể trúng.
Mức giá cao nhất Gmax được xác định trên cơ sở dự toán theo bản vẽ thiết kế thi công. (thường khó chính xác, vì việc xây dựng dự toán phải tuân thủ các qui định về giá có sẵn mà chưa tính tới yếu tố biến động của thị trường).
Mức giá thấp nhất Gmin là mức giá tối thiểu mà nhà thầu có thể bù đắp được các chi phí đã bỏ ra. Trong thực tế, có nhiều khi nhà thầu vẫn chấp nhận nhận công trình với giá Gmin để giải quyết việc làm cho đội ngũ lao động.
Giá trúng thầu dự án là mức giá hợp lý nằm giữa Gmax và Gmin. Theo lý thuyết, giá trúng thầu không thể cao hơn mức giá trần và thấp hơn mức giá sàn. Do vậy, nhà thầu phải lựa chọn mức giá bỏ thầu hợp lý nhằm đảm bảo vừa trúng thầu vừa có lợi nhuận, khoảng giá dự thầu sẽ là:
Gmax Gdt Gmin Trong đó:
- Gmax: Mức giá tối đa - Gmin: Mức giá tối thiểu - Gdt: Mức giá bỏ thầu
Giá dự thầu do nhà thầu đưa ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa điểm thực hiện dự án, tình trạng khấu hao máy móc, công nghệ thi công và các mục tiêu của nhà thầu đặt ra khi thực hiện dự án.
Nhà thầu thường đưa ra các mục tiêu sau đây để lựa chọn phương án bỏ giá dự thầu:
- Đạt lợi nhuận trung bình; - Đạt lợi nhuận ở mức thấp;
- Tạo việc làm cho người lao động, gây dựng uy tín, phát triển thị trường.