chiến lược cạnh tranh đấu thầu dài hạn
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, công tác Marketing có một vai trò sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. ý thức được tầm quan trọng của công tác Marketing, cũng như những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty trong giai đoạn 2006-2010, tôi cho rằng, giải pháp về nghiên cứu thị trường là một giải pháp quan trọng giúp cho Tổng Công ty có thể duy trì thị phần của mình trên thị trường và có được lợi thế cạnh tranh khi tham gia đấu thầu trên thị trường
Trên cơ sở kế nghiên cứu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, các ngành, Tổng Công ty cần phải xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của mình. Theo đó, để đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược cạnh tranh đấu thầu dài hạn, Tổng Công ty cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, tăng cường thu thập thông tin liên quan đến các dự án và gói thầu. Đầu
tư phát triển hạ tầng đô thị là một trong những lĩnh vực kinh doanh tương đối đặc thù, việc tìm kiếm các dự án, gói thầu cần phải căn cứ vào kế hoạch phát triển, qui hoạch các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, đường giao thông... Theo qui định của pháp luật, trước khi triển khai dự án chủ đầu tư cần phải thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về mục tiêu của dự án, những hạng mục của dự án sẽ thực hiện đấu thầu. Tuy nhiên, khoảng thời gian này thường rất ngắn, vì vậy ảnh hưởng đến việc hoạch định các giải pháp tham gia đấu thầu và chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Do đó, để tăng cường năng lực cạnh tranh đấu thầu, Tổng Công ty cần phải tổ chức lại công tác thông tin, nghiên cứu thị trường theo hướng:
- Về cơ cấu tổ chức: Thành lập bộ phận thông tin, nghiên cứu thị trường, có thể dưới hình thức Phòng Thông tin và nghiên cứu thị trường, trực thuộc Tổng Công ty, với đội ngũ nhân lực khoảng 4 đến 6 người, am hiểu chuyên môn, quan hệ rộng;
- Về chức năng, nhiệm vụ: Bộ phận này có chức năng, nhiệm vụ tìm hiểu thông tin về các dự án đấu thầu; nghiên cứu về các chủ đầu tư là cơ quan nhà nước, doanh nghiệp...; nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh; thu thập thông tin về giá cả nguyên vật liệu, vị trí địa lý, điều kiện thi công các dự án...
Thứ hai, đẩy mạnh công tác quảng cáo, xúc tiến bán hàng. Để tăng cường các hoạt động nhằm khuếch trương thanh thế và uy tín của Tổng Công ty, tìm hiểu nhu cầu của chủ đầu tư. Tổng Công ty cần phải thường xuyên tiến hành quảng cáo, giới thiệu khả năng tham gia các dự án và những thành tựu của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia hội chợ, các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức hội nghị khách hàng giới thiệu các sản phẩm, công nghệ mới nhằm mở rộng quan hệ với các bạn hàng, xây dựng website của Tổng Công ty để quảng bá đơn vị và tiếp nhận các thông tin phản hồi từ bạn hàng.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu các thông tin về thị trường, hoạt động xúc tiến thương mại, Tổng Công ty cần xây dựng chiến lược cạnh tranh đấu thầu dài hạn. Để chiến lược này phát huy tính khả thi trong thực tế, Tổng Công ty cần xác định đúng đắn nhu cầu dự thầu và các nguồn lực: lao động, máy móc, kỹ thuật, tài chính...
- Về nhu cầu dự thầu: Doanh thu hàng năm của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị chủ yếu dựa vào giá trị của các hợp đồng trúng thầu. Giá trị của dự án trúng thầu là cơ sở quan trọng cho việc xác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty, chỉ tiêu này được xác lập dựa trên các yếu tố sau:
Qtt = k. Qst Trong đó:
- Qtt: Là giá trị các dự án trúng thầu trong năm;
- Qst: Là giá trị tổng sản lượng theo kế hoạch trong năm; - k: là hệ số tăng trưởng về sản lượng.
Để lập chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn, Tổng Công ty cần phải xác định doanh thu trong kế hoạch, từ đó đề ra yêu cầu, nhiệm vụ dự thầu. Chỉ tiêu này được xác
lập dựa trên các thông số sau:
Qtt = Qgi = Qtb. m (i = 1 m) Trong đó:
- Qtt: Là tổng doanh thu trúng thầu trong kỳ kế hoạch; - Qgi: Là giá trị gói thầu trúng thứ i (i = 1 m)
- Qtb: Là giá trị trung bình các dự án trung thầu trong kỳ; - m: là số lần phải trúng thầu trong kỳ kế hoạch.
- Về các nguồn lực của công ty:
+ Nguồn nhân lực. Hiện nay, nguồn nhân lực của toàn Tổng Công ty tương đối dồi dào, chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty, trong những năm tới đây công tác phát triển nguồn nhân lực cần phải được quan tâm đặc biệt, với mục tiêu xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đội ngũ công nhân có kinh nghiệm, lành nghề. từng bước hình thành cơ cấu hợp lý về trình độ nghề nghiệp của toàn Tổng Công ty, hướng tới cơ cấu tối ưu về trình độ nghề nghiệp trong đơn vị. Chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho một bộ phận cán bộ, công nhân kỹ thuật; nâng cao kỹ năng thực hiện các qui trình công việc trong Tổng Công ty cho cán bộ và công nhân.
+ Máy móc, thiết bị, công nghệ thi công và vốn. Đây là vấn đề hết sức quan trọng có tác động lớn đến sự hình thành chiến lược phát triển kinh doanh của Tổng Công ty. Trước sự phát triển của khoa học - công nghệ và thị trường xây dựng, quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ diễn ra hết sức gay gắt. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo chiến lược phát triển dài hạn của mình, Tổng Công ty cần phải dự báo được nhu cầu đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ thi công cũng như nhu cầu về vốn thực hiện các dự án để xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn của mình, duy trì hợp lý lượng vốn đổi mới, hiện đại hóa và đồng bộ công nghệ khoảng 41-42 tỷ VNĐ/ năm.