gói thầu của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị
kinh doanh của Tổng Công ty. Mặc dù những năm gần đây tình hình kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, nhất là trong giai đoạn 1996-2000, tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn nền kinh tế chỉ đạt 6,7%/năm; giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt bình quân 7,5%/năm nhưng nhìn chung, từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế tiền tệ ở châu á (1997) nền kinh tế việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Thứ nhất, sau năm 1997,
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam liên tục giảm qua các năm, điều này có tác động không nhỏ đến nền kinh tế nhỏ bé có nguồn vốn chủ yếu dựa vào bên ngoài như Việt Nam. Thứ
hai, nền kinh tế có những dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế không vững chắc
hay chất lượng tăng trưởng không cao - sự suy giảm về hiệu quả vốn đầu tư. Thứ ba,
trong giai đoạn 2001-2005, giá cả hàng hóa ở Việt Nam trở nên phức tạp, hàng hóa cơ bản đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh liên tục tăng giá như xi măng, sắt thép, điện nước,... đã làm suy giảm khả năng cạnh tranh của toàn nền kinh tế nói chung và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cơ bản tuy lượng vốn được đầu tư tương đối lớn, nhưng do nền kinh tế gặp khó khăn nên lượng vốn được đầu tư vào khu vực này cũng suy giảm nhiều.
Trong bối cảnh đó, Tổng Công ty Đầu tư phát triển Hạ tầng Đô thị vẫn tham gia và thắng thầu được nhiều công trình xây dựng với giá trị và sản lượng lớn, giải quyết được công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, nộp ngân sách hàng năm hàng chục tỷ đồng. Điều này thể hiện trong bảng số liệu tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của toàn Tổng Công ty giai đoạn 2001- 2005.
Bảng 2.4: Tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh từ năm 2001-2005 của các công ty thành viên thuộc Tổng Công ty