thuật và công nghệ thi công
Trong chương 2 của luận văn, chúng ta đã phân tích năng lực thiết bị kỹ thuật công nghệ của Tổng Công ty, đồng thời, đối chiếu với yêu cầu kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của toàn Tổng Công ty giai đoạn 2006 – 2010, tôi cho rằng, máy móc thiết bị đóng góp rất lớn vào giá thành sản phẩm trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó, việc đề ra các giải pháp nhằm phát triển các trang thiết bị kỹ thuật đồng bộ cho Tổng Công ty có một vai trò hết sức quan trọng trong việc cạnh tranh và thắng thầu các công trình xây dựng trong giai đoạn hiện nay.
Đầu tư vốn để hiện đại hóa trang thiết bị, máy móc, kỹ thuật và công nghệ thi công là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Tổng Công ty. Xuất phát từ thực trạng tài chính và trang thiết bị kỹ thuật của Tổng Công ty. Trên cơ sở định hướng phát triển của Tổng Công ty và dự báo xu hướng phát triển của thị trường xây dựng của cả nước nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng, trong những năm tới Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị sẽ đẩy mạnh hiện đại hóa trang thiết bị, máy móc, kỹ thuật và công nghệ thi công bằng những giải pháp cụ thể sau:
Tổng Công ty sẽ mua sắm các loại máy móc, thiết bị chuyên dùng đặc chủng, hiện đại, đồng bộ nhằm tạo nên những lợi thế trong cạnh tranh của mình và tạo ra uy tín về khoa học - công nghệ, năng lực thi công đối với các chủ dự án. Đồng thời, tiến hành rà soát lại máy móc hiện có, trên cơ sở đó có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp nhằm nâng cao tính năng sử dụng và giảm chi phí vận hành; thanh lý những máy móc cũ, công nghệ lạc hậu không còn đáp ứng với yêu cầu cạnh tranh của Tổng Công ty;
- Gắn đầu tư với việc sử dụng một cách có hiệu quả máy móc, trang thiết bị. Trên cơ sở nhu cầu của thị trường xây dựng, yêu cầu đổi mới trang thiết bị, máy móc, Tổng Công ty sẽ có kế hoạch sử dụng một cách có hiệu quả thông qua việc liên danh, liên kết với các nhà thầu, cho thuê lại máy móc, thiết bị.
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và đầu tư trang thiết bị, máy móc và công nghệ. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh, Tổng Công ty sẽ thực hiện một trong các hình thức đầu tư như: tín dụng thuê mua, thuê của các doanh nghiệp khác; mua mới thiết bị; tham gia các liên danh đấu thầu.
Để đạt hiệu quả cao trong đầu tư mua sắm trang thiết bị, máy móc, kỹ thuật và công nghệ, Tổng Công ty cần phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng tính năng, năm sản xuất, thiết bị thay thế, mức tiêu hao vật tư v.v... và lựa chọn hình thức mua sắm thích hợp. Có thể lựa chọn hình thức mua sắm trực tiếp hoặc thông qua đấu thầu. Thông thường, đối với những thiết bị có giá trị lớn, thì cần phải tiến hành đấu thầu mua sắm nhằm đảm bảo tính minh bạch trong đầu tư, lựa chọn được nhà cung ứng có uy tín và giá cả hợp lý. Trong trường hợp mua sắm trực tiếp, không thông qua đấu thầu, Tổng Công ty cần phải tiến hành thành lập Hội đồng Thẩm định giá, mời các chuyên gia hoặc các công ty tư vấn có trình độ kỹ thuật và am hiểu kỹ thuật. Mặt khác, cần phải tiến hành nghiên cứu, tham khảo một cách kỹ lưỡng giá cả, tính năng kỹ thuật từ nhà sản xuất, từ các doanh nghiệp có thiết bị, máy móc, công nghệ tương tự. Quá trình tổ chức mua sắm trang thiết bị phải được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các qui định của pháp luật, cần thực hiện đúng qui trình, thủ tục, tuy nhiên, phải đảm bảo tính gọn nhẹ, linh hoạt, không làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án mua sắm và tiết kiệm một cách tối đa chi phí cho hoạt
động này.