Thực trạng thị trường vận tải hành khách

Một phần của tài liệu Hoàn thiện việc xây dựng và quản lý thương hiệu Công ty Cổ phần Vận tải Hành khách số 14 (Trang 32 - 36)

I. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ

3. Thực trạng thị trường vận tải hành khách

3.1. Thuận lợi

Dịch vụ vận tải hành khách là ngành có tốc độ phát triển nhanh, hàng năm nhu cầu đi lại của hành khách ngày càng lớn.

Năm 2005, Khối lượng vận tải ước đạt 250,507 triệu tấn và 81,7 tỷ TKm, tăng 8,7% về tấn và 13,5% về TKm (so với 2004). Về vận tải hành khách, ước đạt 1,25 triệu HK và 53,1 tỷ HKKm, tăng 9,6% về HK, 12,3% về HKKm so với 2004. Doanh thu toàn ngành ước đạt 76.466 tỷ đồng, tăng 10% so với thực hiện năm 2004.

Năm 2006, Dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách giữ mức ổn định, khối lượng vận chuyển hàng hóa trong tháng 5/2006 ước đạt trên 290 nghìn tấn, tăng 9,15% so với cùng kỳ; hàng hóa luân chuyển đạt 16,8 triệu tấn.km. Vận tải hành khách ước đạt trên 606 nghìn lượt khách và luân chuyển 49,5 triệu hành khách.km. Tổng doanh thu hoạt động vận tải tháng 5/2006 ước đạt 23,2 tỷ đồng. 10 tháng đầu năm đạt 1.100 triệu lượt hành khách, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2005.

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong năm qua vẫn tăng mạnh, trong tháng 12 ước đón 300 nghìn khách du lịch, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2005, tổng số khách quốc tế năm 2006 đến Việt Nam trên 3,43 triệu lượt khách, tăng

17,05% so với năm 2005. Khách du lịch nội địa cả năm 2006 ước đạt 16,1 triệu lượt, tăng 11% so với năm 2005. Thu nhập du lịch ước đạt 30.000 tỷ đồng, tăng 15,4% so với năm 2005.

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2006 bằng đường hàng không chiếm tỷ lệ cao khoảng 65%, khách đến bằng đường biển chiếm 6%, khách đến bằng đường bộ chiếm khoảng 29%.

Thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam vẫn chủ yếu từ một số thị trường như: Đông Bắc Á, Châu Âu, Châu Mỹ, ASEAN, cụ thể: Trung Quốc, Hồng Kông chiếm 22%; Đông Bắc á chiếm 25%; Thị trường Châu Âu (bao gồm cả Nga và các nước Bắc Âu) chiếm 13%; các nước Bắc Mỹ (gồm cả Canada)cũng chiếm tới 12%; Thị trường các nước ASEAN đã tăng đáng kể, chiếm 16%.

Về phía Bộ Giao Thông Vận Tải đã có những quyết định đúng đắn thúc đẩy thị trường vận tải hành khách phát triển lành mạnh. Cụ thể là những công việc sau:

- Chỉ đạo tăng cường kiểm tra bổ sung hệ thống cọc tiêu, biển báo hiệu, biển chỉ dẫn, phao tiêu tín hiệu giao thông thuỷ, đường bộ.

- Kiểm tra đường xá, cầu cống nếu bị hư hỏng tiến hành dặm vá và sửa chữa kịp thời đảm bảo các phương tiện qua lại thông suốt an toàn, kiểm tra tiến độ giải quyết các điểm đen trên đường bộ thuộc ngành quản lý, cải tạo một số giao lộ bất hợp lý và phân luồng phương tiện.

- Tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng kiểm định, kiểm định xe khách liên tỉnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giao thông - Vận tải

- Tăng thêm các tuyến vận tải hành khách chất lượng cao, tăng cường quản lý người lái xe khách theo quy định. Thực hiện nghiêm Chỉ thị 01/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh vận tải khách bằng ôtô.

- Tổ chức lực lượng Thanh tra giao thông kiểm tra, kiểm soát tại bến xe các phương tiện hoạt động theo đúng biểu đồ vận hành đã được duyệt và xử lý nghiêm các xe khách chạy vòng vo, xe dù, bến cóc làm rối loạn trật tự vận tải. - Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Công an tỉnh tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình giao thông và lấn chiếm lòng đường vỉa hè, buôn bán, họp chợ, kinh doanh dịch vụ, làm nơi để phương tiện, v.v...

3.2. Khó khăn

Việt Nam đã thực sự hội nhập đầu tư nước ngoài vào nước ta ngày càng tăng trong đó có lĩnh vực vận tải hành khách. Cạnh tranh vận tải ngày càng phức tạp, không những cạnh tranh trong nội bộ ngành vận tải hành khách đường bộ mà còn có sự cạnh tranh liên ngành như ngành vận tải hàng không, vận tải hàng hải, vận tải đường sắt.

Các hãng hàng không giá rẻ ngày càng phát triển, xu hướng những người trung lưu, thượng lưu chuyển sang di chuyển bằng máy bay. Vận tải đường sắt được sự quan tâm của các cấp ngành nên lưu lượng hành khách đi bằng đường sắt có sự cải thiện đáng kể.

Trong nội bộ ngành vận tải hành khách đường bộ xuất hiện thêm nhiều các đại gia lớn như Hoàng Long, Tân Đạt, Hải Âu, Hà Nội Transerco…là những đối thủ đáng gờm. Bên cạnh đó là một hệ thống xe dù, xe cóc… cực kỳ đông đảo hoạt động một cách tự do chưa có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

Theo cam kết gia nhập WTO, từ năm 2007 các doanh nghiệp nước ngoài được phép góp 49% vốn và sau 3 năm lên 51% để cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách tại Việt Nam. Năm 2008, Hiệp định về vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng sông Mê Công mở rộng

có hiệu lực… Những yếu tố này buộc các doanh nghiệp phải đủ mạnh để cạnh tranh nếu không sẽ bị thua ngay trên sân nhà.

Cùng với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nước ta đã thực sự bước vào quá trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Đó là động lực để kinh tế đất nước phát triển, đồng thời cũng thách thức các doanh nghiệp trong nước phải vươn lên, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đối với ngành vận tải ôtô, thách thức về sự cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài chưa mạnh mẽ như với nhiều ngành khác, song nhìn từ thực trạng hiện nay thì việc đổi mới sắp xếp lại hệ thống vận tải ôtô là hết sức cần thiết. Bởi cho đến giờ phút này, chính sách quản lý vận tải đường bộ của chúng ta vẫn quá lỏng lẻo, và còn đang thiếu một chính sách tổng thể của nhà nước để tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Theo cam kết gia nhập WTO thì từ năm 2007 các doanh nghiệp nước ngoài được phép thành lập liên doanh với số vốn 49% và sau 3 năm lên 51% để cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách tại Việt Nam, trên cơ sở xem xét các trường hợp cụ thể. Năm 2008, hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng sông Mê Công mở rộng có hiệu lực. Điều đó đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách tạo và buộc các doanh nghiệp vận tải ôtô đổi mới vươn lên. Các doanh nghiệp vận tải ôtô Việt Nam phải đủ mạnh để cạnh tranh với nước ngoài nếu không chúng ta sẽ bị thua ngay trên sân nhà.Nếu nhìn nhận thẳng thắn thì quy mô các doanh nghiệp vận tải ôtô của chúng ta hiện nay còn nhỏ bé và manh mún. Theo số liệu của Cục đường bộ Việt Nam, hiện nay, lực lượng vận tải ôtô toàn quốc có hơn 300.000 xe tải, và hơn 91.000 xe khách; có 930 doanh nghiệp vận tải khách, trong đó 311 doanh nghiệp chỉ có từ 1 đến 10 xe. Bình quân số phương tiện trên đầu người của Việt Nam so với khu vực chưa phải là cao nhưng sự cạnh tranh giữa các doanh

nghiệp vô cùng khốc liệt vì, mức thu nhập của người dân còn thấp, nhu cầu đi lại tính trên bình quân đầu người chưa cao.

Các chi phí vận tải phát sinh đều tăng: xăng dầu, bến bãi… trong khi cước phí không tăng, thậm chí giá cước một số tuyến giảm do phải cạnh tranh. Thực hiện quyết định 26/QĐ-UB cho những xe đón trả khách trong giờ cao điểm cũng gây khó khăn cho công tác điều hành vận tải.

Đối với tuyến Lào vẫn tồn tại xe tư nhân của Lào cho người Việt Nam sang thuê chạy thẳng vào Hà Nội, tranh giành khách, hạ giá cước gây lộn xộn trên tuyến.

Về tài chính: giá đầu tư phương tiện tăng làm ảnh hưởng đến giá thành dẫn đến hiệu quả kinh doanh hạn chế, thiếu xe vào tuyến đi mua xe thì giá cao nên việc giữ nốt tuyến là khó khăn.

Vì những khó khăn trên nên vấn đề thương hiệu cần được quan tâm một cách đúng mức chỉ khi nào công ty thể hiện được tên tuổi của mình trên thương trường mới có thể gặt hái được thành công.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện việc xây dựng và quản lý thương hiệu Công ty Cổ phần Vận tải Hành khách số 14 (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w