II. Thực trạng năng lực cạnh tranh của BIC trên thị trường bảo hiểm
2.2.2. Hệ thống bán hàng qua ngân hàng BIDV của BIC
BIC đã bắt đầu bán hàng qua hệ thống ngân hàng của BIDV. Các khách hàng của BIDV sẽ là khách khàng của BIC. Các chi nhánh của BIDV sẽ là đại lý cho BIC. Tuy nhiên, việc thực hiện bán hàng qua ngân hàng của công ty BIC mới đang trong quá trinh tìm tòi để xây dựng được một mô hình Banncassrance thật hiệu quả. Hiện nay thì nhân viên ngân hàng sẽ giới thiệu sản phẩm bảo hiểm của BIC. Công việc tiếp theo là BIC phải cử nhân viên đi gặp và chào bán sản phẩm bảo hiểm với khách hàng mà BIDV đã giới thiệu . Tương lai thì kênh bán hàng qua hệ thống ngân hàng sẽ là kênh chủ lực của BIC.
Trong thời gian qua công ty chú trọng công tác quảng cáo trực tiếp qua thư từ, email, điện thoại . Trái với việc quảng cáo trên các phương tiện phát thanh truyền hình và in ấn truyền thống vốn tác động tới người tiêu dùng một cách không cụ thể và không trực tiếp, quảng cáo bằng cách sử dụng thư từ, qua điện thoại và các công cụ giao tiếp khác cho phép liên hệ và có được phản hồi trực tiếp từ khách hàng cụ thể. Bởi vì khách hàng mục tiêu của BIC là khách hàng của Ngân hàng việc tiếp xúc trực tiếp qua thư, ca-ta-lô, điện thoại, email sẽ phát huy hiệu quả tối đa khi BIC nắm bắt được tâm lý, đặc điểm của khách hàng. Khi khách hàng giao dịch với Ngân hàng đã cung cấp một số lượng thông tin nhất định, BIC sẽ dựa vào những thông tin mà Ngân hàng cung cấp để tìm hiểu về đặc điểm của những khách hàng này. Đây là một trong những lợi thế rất lớn của BIC. Vì khánh hàng trọng tâm của BIC là khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính của ngân hàng .Vì vậy trong công tác xúc tiến bán hàng thì việc xây dựng kênh phân phối, khuyến mãi, trưng bày sản phẩm, tiếp xúc khách hàng được thực hiện qua hệ thống ngân hàng của BIDV. Khách hàng khi tham gia một dịch vụ tài chính tại Ngân hàng, mà cộng thêm cả dịch vụ bảo hiểm của BIC sẽ nhận được nhiều ưu đãi hơn so với khi tham gia bảo hiểm tại một công ty khác. Điều đầu tiên khuyến khích khách hàng tham gia bảo hiểm tại BIC là nhận được đó là phí bảo hiểm cạnh tranh. Bởi vì khách hàng tham gia dịch vụ tài chính tại Ngân hàng và công ty bảo hiểm sẽ giảm chi phí giao dịch, chi phí xác định rủi ro cho cả Ngân hàng và công ty bảo hiểm. Việc trưng bày sản phẩm tại các văn phòng giao dịch của Ngân hàng. Giá trưng bày tờ rơi, áp phích quảng cáo được đặt ở các văn phòng giao dịch của BIDV tạo điều kiện cho khách hàng có thể tìm hiểu dễ dàng.
2.2.2.2. Chính sách giá.
Do mới đi vào hoạt động vì vậy việc đưa gia môt chính sách giá chưa được đưa vào chiến lược kinh doanh của BIC. BIC chưa xây dựng được một biểu phí cạnh tranh cho các loại nghiệp vụ bảo hiểm . BIC chưa cố đội ngũ quản trị rủi ro chuyên nghiệp vì vậy để đưa ra một mức giá canh tranh nhưng lại hiệu quả là công việc rất quan trọng. Vừa đảm bảo cạnh tranh vừa đảm bảo anh toàn tài chính cho công ty .
2.2.2.3.Nguồn nhân lực và bộ máy tổ chức.
Khi thành lập BIC thì một số cán bộ nguồn từ công ty bảo hiểm QBE đã chuyển sang hoạt động ở công ty bảo hiểm khác vì vậy nguồn nhân lực của công ty phải xây dựng lại từ đầu với công tác tuyển dụng và đào tạo và tuyển dụng nhân viên. Bước đầu đã gây dựng, đào tạo được đội ngũ cán bộ có tâm huyết, năng động, gắn bó với hoạt động của BIC. Đến cuối năm 2006, toàn công ty có 118 cán bộ, đa số đều còn trẻ, được đào tạo cơ bản, là nền tảng phát triển rất tốt cho BIC nếu có chính sách đào tạo, bồi dưỡng và đãi ngộ tốt.
2.2.3.Hệ thống kênh phân phối..
Năm 2006, BIC đã mở được 9 chi nhánh ở các tỉnh thành. Năm 2007 sẽ tiếp tục mở thêm chi nhánh cùng với phòng kinh doanh. Kênh phân phối hiện nay chưa phân định rõ vì khai thác nghiệp vụ trong thời gian vừa qua chủ yếu là nhân viên trong công ty thực hiện. Chiến lược của BIC là bán hàng qua hệ thống ngân hàng , tuy nhiên đây mới đang chỉ là dự án mà thôi, hiện nay ngân hàng giới thiệu khách hàng cho BIC, các công việc còn lại đều do nhân viên của công ty thực hiện.Các chi nhánh mở ra để phục vụ khách hàng ở hệ thống ngân hàng.