Những tồn tại yếu kém 1 Chỉ đạo sản xuất

Một phần của tài liệu Đổi mới và phát triển các Hợp tác xã nông nghiệp theo Luật hợp tác xã năm 2003 ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (Trang 67 - 69)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HTX NN HUYỆN NAM TRỰC

2. Những tồn tại yếu kém 1 Chỉ đạo sản xuất

2.1 Chỉ đạo sản xuất

Việc quy hoạch vùng sản xuất chưa đồng bộ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm, nhiều nơi mang tính tự phát, một số diện tích chuyển đổi chưa phát huy tác dụng, chưa phát huy được lợi thế vùng màu để sản xuất cây có giá trị hàng hoá cao, sản xuất hạt lúa lai F1 không mở rộng được, việc chỉ đạo đưa diện tích cây vụ đông xuống chân 2 lúa còn chậm, công tác tiêm phòng đạt tỷ lệ thấp, chuyển giao khoa học kỹ thuật tới hộ xã viên còn đơn điệu, ngành nghề kém phát triển

2.2 Trong hoạt động dịch vụ, vốn quỹ HTX

Hầu hết các HTX mới làm được những dịch vụ mang tính cộng đồng, ngay ở những dịch vụ này vai trò HTX còn hạn chế: ở một số HTX không quy hoạch được vùng sản xuât, chuyển giao kỹ thuật tới các hộ xã viên còn đơn điệu, dự thính, dự báo sâu bệnh chưa bám sát đồng ruộng, thuỷ nông HTX để đọi hoặc tư nhân làm, dịch vụ điện còn để khoán thầu, giá điện tới hộ xã viên cao, chất lượng điện không đảm bảo. Đối với những dịch vụ mang tính thương mại còn trên 50% HTX không làm được, ở những HTX làm dịch vụ thì tỷ lệ cung ứng vật tư chỉ đạt trên 30% chủ yếu là do tư nhân làm, vai trò hỗ trợ phát triển ngành nghề, tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế.

Chưa thực hiện được việc giao khoán giữa HTX với các đội tổ cung cấp dịch vụ, vấn đề giá cả các loại dịch vụ còn tuỳ tiện thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn

Một số HTX chưa coi hoạt động dịch vụ là một loại hoạt động hỗ trợ cho hộ xã viên, mà còn mang nặng tính kinh doanh, nhất là những loại dịch vụ mang tính chất thương mại, độc quyền dễ kiếm lời như dịch vụ giống, điện, thuỷ nông…

Vấn đề thù lao cho cán bộ HTX NN nói, tổ chung và cán bộ trực tiếp quản lý các đội tổ dịch vụ cũng như lao động ở các đội, tổ dịch vụ chưa có căn cứ tin cậy. Mức thù lao nhìn chung chưa thoả đáng 90 –100 nghìn đồng/tháng/người.

Với mục tiêu hỗ trợ kinh tế hộ gia đình phát triển, không coi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu, song trên thực tế hầu hết các HTX NN đều muốn hoạt động có lãi,vì vậy dễ làm cho các HTX đi chệch mục tiêu kiểu mới. Khi hoạt động kinh doanh dịch vụ có lãi, vấn đề phân phối lãi cũng rất khác nhau, mặc dù phân phối lãi là do xã viên quyết định, nhưng nếu không có những quy định chặt chẽ hơn thì rất dễ dẫn đến việc vi phạm những nguyên tắc tài chính, cũng như làm tăng nguy cơ tham ô trong HTX.

* Hiệu quả kinh tế đối với tập thể

Do không làm được các dịch vụ thoả thuận, nên lãi dịch vụ chỉ là tiết kiệm chi phí, lợi nhuận trên doanh thu thấp đạt 0,7%, trích khấu hao từ tài sản phục vụ dịch vụ mới đạt gần 1% giá trị tài sản.

Tình trạng nợ đọng sản phẩm ở một số HTX vẫn còn chiều hướng gia tăng. Tất cả những yếu tố trên làm vốn quỹ HTX hầu như không tăng trưởng, HTX không có vốn làm dịch vụ nên vai trò đối với hộ xã viên trở nên mờ nhạt.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh dịch vụ còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng của huyện.

2.3 Việc chuyển đổi HTX theo Luật HTX còn nhiều tồn tại

* Xã viên: hai yếu tố cơ bản để xác định tư cách xã viên( tính tự nguyện và góp vốn) đã có nhưng khi thực hiện còn nhiều HTX vẫn còn lúng túng do vậy xã viên ít quan tâm đến kết quả hoạt động của HTX nhưng lại đòi hỏi quyền lợi.

* Sở hữu tài sản vốn quỹ: tư liệu quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp là đất đai hiện nay đã giao ổn định cho hộ xã viên, HTX chỉ là người dịch vụ. Tài sản hiện nay của HTX là tài sản sở hữu chung chung do vậy hiệu quả quản lý và sử dụng thấp. Do những tồn tại trên nên việc đỏi mới tổ chức, quản lý HTX theo luật HTX năm 2003 vẫn còn nhiều khó khăn.

* Quản lý vốn quỹ của HTX: hàng năm HTX đều tổ chức khoán vốn quỹ cho chủ nhiệm thông qua đại hội xã viên. Song kỳ đại hội sau không thể xử lý được các khoản thiếu hụt vốn phần do giám sát của trưởng kiểm soát chưa chặt chẽ, công tác quản lý vốn quỹ còn nhiều bất cập, vai trò giám sát của hộ xã viên còn mang tính hình thức.

Một phần của tài liệu Đổi mới và phát triển các Hợp tác xã nông nghiệp theo Luật hợp tác xã năm 2003 ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w