I. CÁC ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN HTX NN Ở HUYỆN NAM TRỰC
2. Điều kiện kinh tế xã hội 1 Kết cấu hạ tầng.
2.1. Kết cấu hạ tầng.
+ Giao thông: Với hai trục đường chính 21 và 55, bên cạnh đó là hệ thống giao thông nội bàn đã được bê tông hoá đến tận đường làng, ngõ xóm, thuận tiện cho việc đi lại của người dân cả trong sản xuất lẫn sinh hoạt hàng ngày. Hàng năm huyện cũng có kế hoạch tu bổ nâng cấp các tuyến đường bị xuống cấp. Đặc biệt thuận tiện cho quá trình chuyên môn hoá, hiệp tác hoá với các vùng miền khác trong giao lưu đi lại.
+ Hệ thống thuỷ lợi: Trong huyện đã xây dựng nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân. Với vai trò là biện pháp quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp nên hàng năm đã có nhiều công trình thuỷ lợi mới và sửa chữa lại bàn giao cho các đội sản xuất quản lý và sử dụng với chất lượng cao, công suất sử dụng lớn. Công tác khai thông dòng thuỷ, kiên cố hoá hệ thống kênh mương, đầu tư các trang thiết bị máy móc được tiến hành hàng năm nhờ đó mà sản xuất nông nghiệp luân đạt giá trị cao.
+ Nguồn điện năng:Cho đến nay 100% số hộ trong huyện đã sử dụng mạng điện quốc gia vào phục vụ sản xuất và sinh hoạt hàng ngày với chi phí phù hợp với mức thu nhập của người dân. Hệ thống đường dây, tạm biến áp cung cấp điện được bảo dưỡng và tu sửa thường xuyên đáp ứng yêu cầu của người dân.
+ Cơ sở cung cấp giống và vật tư nông nghiệp: Giống và vật tư nông nghiệp là yếu tố vật chất quan trọng cơ bản để tiến hành sản xuất nông nghiệp. Huyện đã cấp giấy phép kinh doanh cho những cơ sở tư nhân có nhu cầu kinh doanh mặt hàng này và có cơ chế giám sát chặt chẽ bên cạnh các cơ sở kinh doanh đại diện cho nhà nước. Về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu về giống và vật tư cho nông nghiệp cho các họ sản xuất với số lượng vừa đủ, chất lượng cao, giá cả phù hợp và một cách kịp thời, tạo tâm lý yên tâm cho các đối tượng tiêu thụ mặt hàng quan trọng này.
Bên cạnh đó là các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm và các trung tâm nghiên cứu khoa học cũng ngày càng được đầu tư mở rộng và hoạt động có hiệu quả cao.
+ Hệ thống thông tin liên lạc: Đóng vai trò là tai mắt trong nền kinh tế thị trường, cho phép các chủ sản xuất kinh doanh chớp thời cơ mở rộng sản xuất kinh doanh trên cơ sở tiếp thu kịp thời những thông tin từ thị trường và các nhà sản xuất khác. Toàn huyện đã xây dựng hệ thống thông tin với sự xuất hiện của các trung tâm bưu điện cấp xã và các phương tiện thông tin đại chúng khác với chất lượng ngày càng tốt đáp ứng kịp thời nhu cầu cập nhật tin tức hàng ngày của người dân về các lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi rộng lớn, từ đó có phương hướng để tiến hành các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
+ Các cơ sở chế biến nông sản: Nắm bắt được nhu cầu của thị trường về những sản phẩm đã qua chế biến nên huyện đã nhanh chóng tiến hành xây dựng các cơ sở chế biến hàng nông sản với công suất lớn, phương tiện máy móc hiện đại, thuận tiện ở những nơi sản xuất có khối lượng lớn để làm giảm tổn hao sản phẩm. Các cơ sở này ngày càng được chú trọng quan tâm đầu tư, xây dựng, đây cũng là kết quả của việc thực hiện chuyển đổi nội dung và mở rộng phương thức sản xuất kinh doanh theo luật HTX của Huyện.
2.2. Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cư.
+ Dân số:Toàn huyện có 19 xã và 1 thị trấn, trong đó có 9 HTX toàn xã và 27 HTX liên thôn, với tổng số dân là 204.850 người (2005), mật độ dân số cao trên 800 người/km2, đa số người dân sống tập trung ở những thôn, làng. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của huyện là 1,04%, đây là kết quả đáng khích lệ của huyện nhà trong công tác hạn chế sự gia tăng dân số.
+ Lao động- việc làm: số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, và hoạt động trong ngành nông nghiệp là chủ yếu.Hàng năm cung về việc làm có tăng nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn so với tốc độ gia tăng dân số trong độ tuổi lao động nên tình trạng thất nghiệp trong lao động nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ cao. Bên cạnh đó về
kinh nghiệm và trình độ của người lao động vẫn còn thiếu và yếu do đó làm giảm sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành có hàm lượng khoa học cao.
+ Đời sống dân cư: ngày càng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần, thu nhập bình quân đầu người trên 300nghìn đồng/tháng, cao hơn so với mức thu nhập trung bình của cả nước. Sức tiêu thụ các mặt hàng nông sản lớn, đây là một lợi thế cho ngành nông nghiệp của huyện nhà trong công việc tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Đã xuất hiện những trung tâm vui chơi giải trí đến từng thôn, làng và dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo điều kiện cho người dân phát triển toàn diện.
2.3 Thực trạng phát triển kinh tế của huyện Nam Trực trong những năm qua. năm qua.
Quán triệt tư tưởng của đảng và nhà nước về đổi mới nền kinh tế nên trong những năm qua huyện Nam Trực đã tiến hành đổi mới kinh tế và đổi mới về các hình thức sản xuất nông nghiệp được coi là mặt trận hàng đầu, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu CNH_HĐH nông nghiệp nông thôn. Cùng với sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện và sự cố gắng không ngừng của nhân dân trong huyện, đã vượt qua những khó khăn thử thách xây dựng kinh tế huyện vững mạnh, với nhiều thành tựu đổi mới quan trọng. Cụ thể:
* Về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Theo báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Nam Trực tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXIII tháng 5/2005.
+ Tăng trưởng kinh tế: nhìn chung kinh tế toàn huyện tăng trưởng mạnh, nhiều ngành đã tạo ra sự tăng trưởng vượt bậc như công nghiệp và xây dựng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm(2001-2005) đạt 7,67% vượt kế hoạch 0,17%, trong đó nông gnhiệp tăng bình quân 3,7% hoàn thành chỉ tiêu, công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 18,8% vượt 6,8% chỉ tiêu, thương mại dịch vụ tăng 7,1% hoàn thành chỉ tiêu.
+Về cơ cấu kinh tế: đã có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp nhưng giá trị sản xuất vẫn tăng cao. Về cơ cấu kinh tế đến năm 2005, tỷ trọng nông nghiệp chiếm
41,2%, công nghiệp và xây dựng chiếm 28,2%, dịch vụ 30,7%, huyện đã hoàn thành chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng đạt được những kết quả khả quan, theo hướng giảm diện tích đất trồng trọt chuyển sang chăn nuôi, chuyển diện tích của những cây trồng kém hiêu quả những cây trồng có giá trị kinh tế cao theo yêu cầu của thị trường hoặc sang nuôi trồng thuỷ sản tại những nơi có điều kiện phù hợp, làm cho giá trị sản xuất nông nghiệp tăng và hoàn thành chỉ tiêu đặt ra đến năm 2005 giá trị sản xuất nông nghiệp/ha đất canh tác đạt khoảng 34 triệu đồng.
* Thực trạng phát triển một số ngành + Sản xuất nông nghiệp bao gồm:
Trồng trọt: tổng diện tích gieo trồng hàng năm là 22.604 ha. Giá trị sản phẩm nông ngiệp bình quân 5 năm tăng 4,4%, năng suất một số cây trồng chính tăng so với các năm trước. Tổng sản lượng lương thực bình quân 5 năm đạt 108.035 tấn, lương thực bình quân đầu người 572 kg, luôn ở mức an toàn cao. Sản lượng một số sản phẩm hàng hoá tăng so với các năm trước.
Chăn nuôi:Ngành chăn nuôi tiếp tục có bước phát triển mạnh, tổng đàn gia súc gia cầm tăng nhanh, giá trị sản phẩm chăn nuôi bình quân hàng năm tăng 8.7%. Tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi tăng từ 22.2% năm 2000 lên 25.7% năm 2005. Trong chăn nuôi đã xuất hiện tích tụ vốn đầu tư vào chăn nuôi theo mô hình trang trại. Nhiều hộ gia đình chăn nuôi lợn với quy mô từ 50-300 con lợn lạc xuất khẩu... công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi, tiêm phòng dịch bệnh được quan tâm chỉ đạo, đã phát hiện sớm và dập tắt kịp thời dịch cùm gia cầm típ A-H5N1.
Công tác thuỷ lợi: Đã chỉ đạo triển khai đề án phòng chống lụt bão hàng năm có hiệu quả. Hoàn thành tốt kế hoạch tu bổ, xây dựng đê kè cống. Thường xuyên quan tâm công tác thuỷ lợi nội đồng , kiên cố hoá hệ thống kênh mương.
Công tác quản lý HTX:dã tiến hành Đại hội tổng kết nhiệm kỳ và tổng kết sản xuất kinh doanh hàng năm. Hoạt động kinh doanh dịch vụ của các HTX đã kịp thời phục vụ hco sản xuất, hỗ trợ có hiệu quả cho kinh tế hộ phát triển. Công tác quản lý sử dụng vốn quỹ đảm bảo nguyên tắc, vừ có hiệu quả.
Công tác quản lý đất đai: đã hoàn thành việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010. Hoàn thành hồ sơ địa chính, triển khai kế hoạch sử dụng đất hàng năm và cấp giấy chứng nhận cho các hộ sử dụng đất.Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày06/8/2002của tỉnh uỷ Nam Định về công tác dồn điền đổi thửa.
+ Công nghiệp - tiểu thủ công nghệp: thực hiện đường lối đổi mới của đảng trong những năm qua, trên cơ sở phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương, các cấp chính quyền đã phối hợp với các doanh nghiệp tích cực tìm kiếm thị trường, đối tác đầu tư, đẩy mạnh xây dựng các cụm công nghiệp tập trung, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài tỉnh. Giá trị sản xuất của ngành trong 5 năm (2001-2005) đạt tốc độ tăng bình quân 30%/năm, sảm phẩm đa dạng phong phú về chủng loại từ ngành ngề truyền thống đến các ngành nghề mới, góp phần làm tăng giá trị sản lượng công nghiệp ở địa phương.
+ Tài chính- tín dụng ngân hàng: Các cấp các ngành đã tập trung chỉ đạo tăng cường khai thác các nguồn thu, thực hiện thu chi theo dự toán, thực hành tiết kiệm chi tiêu hành chính. Ngân hàng NN & PTNT đã tập trung huy động vốn và đầu tư phục vụ tốt nhu cầu vốn vây phát triển nền kinh tế đặc biệt là các hộ sản xuất nông nghiệp.