Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Đổi mới và phát triển các Hợp tác xã nông nghiệp theo Luật hợp tác xã năm 2003 ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (Trang 64 - 67)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HTX NN HUYỆN NAM TRỰC

1. Những kết quả đạt được

1.1 Tác động của việc đổi mới và phát triển HTX NN theo Luật đến sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Nam Trực. phát triển kinh tế xã hội của huyện Nam Trực.

Sự đổi mới của các HTX trong huyện theo luật HTX đã mang lại những kết quả to lớn, tác động tới sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. Công tác kiện toàn bộ máy quản lý theo luật HTX đã phat huy được hiệu quả, thể hiện trong công tác điều hành các dịch vụ kinh doanh của HTX. Kinh tế hộ, trang trại nhờ đó mà có những bước phát triển vượt bậc,và hoạt động luôn luôn có lãi trên cơ sở sự giúp đỡ của các HTX kinh doanh dịch vụ, góp phần nâng cao gía trị sản xuất nông nghiệp và tỷ suất sản xuất hàng hoá cao đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Trong huyện đã xuât hiện thêm nhiều loại hình HTX mới hoạt đông kinh doanh ngoài nông nghiệp, như HTX với những ngành nghê truyền thống dệt, may, cơ khí, chế tạo phụ tùng máy móc...Giải quyết một phần lượng lao động dư thừa trong nông thôn, thông qua phát triển mới các ngành nghề có nhu cầu lao động tại chỗ cao. Mức sống của người dân được cải thiên về vật chất lẫn tinh thần. Sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành theo hướng phù hợp với sự phát triển, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ

trọng ngành nông nghiệp nhưng giá trị sản lượng trong ngành nông nghiệp vẫn tăng mạnh.

Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp diễn ra mạnh, thể hiện ở bảng dưới đây.

Biểu 9: Giá trị cơ cấu giá trị SX NN huyện Nam Trực.

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 SL (Trđ) % (Trđ)SL % (Trđ)SL % (Trđ)SL % Trong đó: Trồng trọt 264.041 74,2 277.134 73,8 291.200 73,2 299.400 70,01 Chăn nuôi 88.133 24,8 94.396 25,2 102.200 25,7 122.700 28,7 Dịch vụ nông nghiệp 3.620 1 3640 1 4.320 1,1 4.950 1,2

(Nguồn: Phòng NN &PTNT huyện Nam Trực )

Từ bảng trên ta thấy giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có sự thay đổi liên tục qua 4 năm. Trong đó, giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi từ năm 2003 đến 2005 mức độ tăng còn chậm dưới 0,1% qua các năm, nhưng từ năm 2005-2006 đã có sự tăng đột biến, mức tăng gấp khoảng 3 lần so với các năm trước là 3%. Nguyên nhân là do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiêp đã có hiệu quả cao, chuyển sang chăn nuôi những loại cây, con có giá trị kinh tế cao, mặc dù tình hình dịch bệnh xuất hiện nhưng các HTX đã tổ chức tốt công tác tiêm phòng theo định kỳ nên đã ngăn chặn được nguy hại. Tốc độ tăng của ngành dịch vụ nông nghiệp so với cơ cấu giá trị ngành cũng chưa có biểu hiện rõ rệt với mức tăng ít và chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp. Tỷ trọng giá trị của ngành trồng trọt mặc dù có giảm giữa các năm song vẫn chiếm một tỷ lệ cao trong tổng giá trị ngành,chỉ giảm 4% từ năm 2003(74,2%) xuống còn 70,01% năm 2005, nhưng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt liên tục tăng qua các năm. Điều đó thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp phù hợp với yêu cầu của quy luật phát triển, và là kết quả tất yếu của việc không ngừng áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới vào trong sản xuât nông nghiệp của huyện

Biểu 10: Diện tích và năng suất một số cây trồng chính của huyện

DT (ha) NS (tạ/ha) DT (ha) NS (ta/ha) DT (ha) NS (tạ/ha) Lúa 17522 116,3 17245 123,12 16954 125,8 ngô 329 42,5 465 43 411 43.5 Khoai Tây 205 142,5 100,4 143 992 139,5 Lạc 1253 34,2 132,6 34,8 1330 35 Đậu tương 878 16 883 18,9 890 19

(Nguồn: Phòng NN &PTNT huyện Nam Trực) Nhìn vào bảng trên ta thấy diện tích và năng suất của các cây trồng chính tăng liên tục qua các năm, đặc biệt là cây đậu tương năng suất tăng từ 16ta/ha (2003) đã lên 19ta/ha (2005), tăng 1,19 lần, trong khi đó năng suất của cây khoai tây đã có sự giảm, năm 2005 giảm 0,89 lần so với năm 2003. Còn năng suất của các cây ngô, lạc, lúa mức tăng đều qua các năm . Như vậy nền sản xuât nông nghiệp trong huyện đã giữ được mức tăng trưởng ổn định và có hiệu quả, và xu hướng phát triển chính của ngành đã có sự gắn kêt với thị trường tiêu thụ giảm những cây trồng chứa nhiều tinh bột, tăng diện tích những cây trồng có năng suât chất lượng cao, phù hợp với thị trường .

1.2 Tác động đổi mới HTX NN đối với sự phát triển của HTX

* Về đánh giá phân loại HTX

Về căn cứ hướng dẫn số 10/2006/TT-BKH ngày 19/11/2005 của bộ KHĐT, kết quả sản xuất kinh doanh của các HTX, sở NN & PTNT đã cụ thể hoá các chỉ tiêu đánh giá và phân loại HTX

+ Nhóm một là các HTX loại khá: các HTX này thể hiện rõ vai trò chỉ đạo sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, làm tốt các dịch vụ thiết yếu, cung ứng 70% giống, 30% phân bón, thuốc trừ sâu, kinh doanh có lãi, không có nợ đọng, có ý thức tham gia xây dựng HTX, loại khá gồm 8 HTX.

+ Nhóm hai là những HTX trung bình gồm 16 HTX: nhóm HTX này làm được các dịch vụ thiết yếu, vốn quỹ được bảo toàn, có mức tăng trưởng, các dịch vụ thoả thuận không là đựơc hoặc tỷ lệ cung ứng thấp.

+ Nhóm ba là các HTX yếu có 12 HTX là những HTX không làm được dịch vụ thoả thuận hoặc hiệu quả thấp không có vốn lưu động hoạt động.

* Cơ chế quản lý: tất cả các HTX trong huyện đã chuyển sang mô hình HTX hoạt động theo cơ chế thị trường, quản lý dân chủ bình đẳng, tôn trọng quyền của các xã viên, phát triển với mục tiêu hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh tế là thành viên của HTX. Các mô hình HTX hoạt động theo luật HTX năm 2003 đã khẳng định được vị trí của kinh tế hộ xã viên, họ là những đơn vị kinh tế tự chủ, tự đề ra phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, tự hoạch toán thu chi trên cơ sở sự hỗ trợ có hiệu quả của các HTX.

* Bộ máy quản lý: bộ máy quản lý đã được kiện toàn theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, cơ chế hoạt động mềm dẻo, linh hoạt, đã phân định rõ chức năng nhiệm vụ của từng thành viên trong bộ máy quản lý. Trình độ của người cán bộ được nâng lên rõ rệt thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý của HTX, đáp ứng được nhu cầu phát triển của kinh tế nông thôn.

* Hình thức sở hữu trong HTX: đã xác định được hình thức phù hợp có sự tham gia quản lý giám sát của hộ xã viên và HTX, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh. Không còn tình trạng sử dụng vốn lãng phí, tình trạng thất thoát vốn xay ra ít, đảm bảo vốn hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Đổi mới và phát triển các Hợp tác xã nông nghiệp theo Luật hợp tác xã năm 2003 ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w