Đặc điểm điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên.

Một phần của tài liệu Đổi mới và phát triển các Hợp tác xã nông nghiệp theo Luật hợp tác xã năm 2003 ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (Trang 30 - 32)

I. CÁC ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN HTX NN Ở HUYỆN NAM TRỰC

1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên.

1.1. Điều kiện tự nhiên.

+ Vị trí địa lý: Huyện Nam Trực là một phần của châu thổ Sông Hồng - vựa lúa lớn thứ hai của cả nước, phía bắc tiếp giáp với thành phố Nam Định là trung tâm văn hoá kinh tế, chính trị, đây là một lợi thế rất lớn để tiến hành các hoạt động giao lưu văn hoá kinh tế của huyện.

Phía Đông tiếp giáp với tỉnh Thái Bình. Phía Tây tiếp giáp với huyện Vụ Bản.

Phía Nam tiếp giáp với huyện Trực Ninh và Nghĩa Hưng.

+ Địa hình: Là vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc canh tác sản xuất nông nghiệp của người dân với một cơ cấu giống cây trồng vật nuôi phù hợp, đồng nhất. Bên cạnh sản xuất lúa nước là các loại cây rau mầu, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia cầm, gia súc, …

+ Khí hậu: Mang những nét đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Khí hậu phân thành hai mùa mưa và mùa khô hanh, cho phép phát triển một cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng mang đặc trưng của hai mùa.

Nhiệt độ trung bình hàng năm 27 – 300C, độ ẩm trung bình trên 75%, lượng mưa xấp xỉ hàng năm vào khoảng 1580mm -2000 mm.

+ Thuỷ văn: Huyện có các con sông lớn chảy qua như sông Đào, sông Hồng và hệ thống sông nhỏ, ao hồ trong nội bàn huyện vì vậy hàng năm đã cung cấp đủ lượng nước phục vụ đời sống và sản xuất của người dân, tạo thế chủ động cho việc canh tác khi mùa vụ tới.

1.2: Nguồn tài nguyên thiên nhiên

+Tài nguyên đất: là nguồn tài nguyên quý giá, là cơ sở để bố trí các hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Huyện có diện tích tự nhiên 16.194 ha, với tổng diện tích đất nông nghiệp 11.818 ha trong đó cây hàng năm là 10656 ha, diện tích cấy lúa cả năm khoảng 17000 ha, bình quân diện tích canh tác 500m2/ khẩu. Hàng năm, diện tích đất được bồi đắp bởi các con sông tạo thuận lợi để phát triển các cây rau màu, tuy vậy nó chỉ chiếm một lượng nhỏ bên cạnh diện tích đất phù sa không được bồi đắp hàng năm, đây là đất trồng lúa chính của huyện và chiếm một diện tích lớn. Chất lượng của đất phù hợp với nhiều loại cấy trồng có giá trị kinh tế cao phù hợp với nhu cầu của thị trường.

+Tài nguyên nước: Trữ lượng nước dồi dào được cung cấp bởi hệ thống sông hồ trong huyện và nguồn nước mưa hàng năm. Tiềm năng to lớn này đã và đang được khai thác vào phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Hệ thống các công trình chứa nước hàng năm được tu bổ nạo vét thường xuyên tạo cho các dòng chảy được lưu thông dễ dàng, phục vụ kịp thời nhu cầu của người dân.

+ Tài nguyên khoáng sản: Trên cơ sở tiến hành thăm dò địa chất đã phát hiện ra nguồn nguyên liệu đất sét, là nguyên liệu để phát triển ngành nghề phụ của huyện. Sét gạch ngói nằm rải rác ở các bãi ven sông như Đồng Côi trữ lượng 2 tấn, sét làm bột mầu có ở Nam Hồng, Nam Trực.

+ Tài nguyên Nhân văn: Theo số liệu thống kê năm 2005 dân số toàn huyện là 204.850 người, đa số hoạt động trong ngành nông nghiệp, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao chiếm 64% trong tổng số. Người dân có tình thần trách nhiệm lao động cao, cần cù sáng tạo, kinh nghiệp sản xuất được tích luỹ từ lâu đời, biết làm chủ và khai thác tự nhiên vào phục vụ đời sống. Đây là một lợi thế lớn của huyện nhà trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế.

+ Cảnh quan môi trường: Khí hậu ôn hoà, thuận lợi cho hoạt động sản xuất và sức khoẻ của người dân. Trên địa bàn huyện còn tồn tại rất nhiều di tích lịch sử của

người xưa như đền chùa, miếu mạo, và lĩnh vực nghệ thuật như múa rối nước, keo vật, … mang đậm nét văn hoá Phương Đông đã và đang được khôi phục và lưu truyền.

Một phần của tài liệu Đổi mới và phát triển các Hợp tác xã nông nghiệp theo Luật hợp tác xã năm 2003 ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w