Xây dựng môi trường văn hoá

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay pptx (Trang 88 - 96)

Người Mông chủ yếu sống trong môi trường cộng đồng gia đình, dòng họ, cộng đồng làng bản. Môi trường này là nơi trao đổi các giá trị văn hóa cho mọi cá nhân, làm giàu văn hóa tộc người. Do đó, cần phải phát huy tính tích cực, xây dựng các cộng đồng này thành một môi trường văn hóa lành mạnh.

Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình người Mông là bố mẹ hết lòng thương yêu con cái, ông bà tích cực chăm sóc con cháu, vợ chồng sống với nhau hòa thuận, tình nghĩa, con cái vâng lời cha mẹ, bố mẹ tôn trọng con cái, từ mua sắm đến cưới xin đều hỏi ý kiến con cái. Đó là truyền thống giáo dục con cái bằng tình cảm yêu thương, không đánh đập con cái. Song trong truyền thống giáo dục của gia đình người Mông đôi khi mang tính bản năng, thụ động, đồng thời bố mẹ cũng có ít thời gian quan tâm đến việc học hành, giao tiếp của con cái. Xây dựng gia đình văn hóa mới, đòi hỏi bố mẹ và các thành viên trong gia đình quan tâm đến định hướng phát triển nhân cách và trí tuệ của con cái.

Xây dựng gia đình văn hóa bên cạnh việc quan tâm, xây dựng các mối quan hệ ứng xử trong gia đình và giữa các thành viên gia đình và xã hội cần coi trọng nếp sống mới. Trong nếp sống, gia đình cần xây dựng thói quen chi tiêu kế hoạch, giảm bớt các chi phí tốn kém cho các nghi lễ, dẫn đến xóa bỏ lễ thách cưới bằng trâu, bò và bạc nén quá nặng nề, xóa bỏ tục lệ lạc hậu. Do đó, cần xây dựng bản người Mông có nếp sống văn hóa là việc làm khó khăn phức tạp nhưng rất quan trọng. Vì vậy cần phải tiến hàng theo phương châm kiên trì, thận trọng, chắc, thường xuyên và liên tục.

Dòng họ là cộng đồng bền vững, chi phối mạnh mẽ tình cảm của người Mông. Phát huy tình cảm gắn bó anh em trong cùng dòng họ, sử dụng cộng đồng này có tác dụng giáo dục con cái; Duy trì lễ hội của dòng họ. Đồng thời cũng tránh những tình cảm quá khích, cục bộ dòng họ, bao che những việc làm sai của người thân. Phải từng bước đưa dần các chuẩn mực của pháp luật, đạo đức xã hội chủ nghĩa vào các cộng đồng gia đình, bản và dòng họ, để các cộng đồng này thực sự là môi trường văn hóa lành mạnh.

- Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa

Độ ngũ cán bộ ngành văn hóa ở vùng đồng bào Mông có ý nghĩa to lớn cả về phương diện chính trị lẫn phương diện văn hóa. Họ vừa là người đại diện cho dân tộc mình tham gia quản lý, điều hành bộ máy cơ sở, vừa là người triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ văn hóa thông tin, vừa giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Tuy vậy, phải thừa nhận rằng việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc Mông chưa được quan tâm đúng mức. Hầu như ở bản nào người Mông cũng có hạt nhân văn nghệ rất tích cực, nhưng đó mới chỉ là phong trào tự phát, cần phải xây dựng đào tạo, sử dụng đội ngũ này.

Nhà nước, tỉnh, huyện nên thực hiện một số chính sách ưu đãi như cán bộ văn hóa xã vùng cao được hưởng biên chế trong bộ máy cấp xã, được hưởng chế độ phụ cấp, được đi tập huấn, bồi dưỡng, tham quan, được đầu tư kinh phí để tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống thì mới có thể kế thừa và phát huy các giá trị trong bản sắc văn hóa của mình. Vấn đề cấp bách trước tiên là cần phải có chính sách quy tụ đội ngũ tri thức người Mông hiện có trên các lĩnh vực để tập trung sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, xuất bản các công trình về văn hóa Mông. Có như vậy, đồng bào mới có ý thức giữ gìn, nâng niu các loại hình văn hóa của dân tộc mình và các dân tộc khác. Từ đó hiệu quả công tác kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mới được nâng cao và có ý nghĩa thiết thực trong đời sống xã hội.

kết luận

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi một dân tộc với điều kiện và lịch sử của mình đều có bản sắc riêng làm nên cốt cách, bản lĩnh, sức sống nội sinh của chính dân tộc mình. Bản sắc văn hóa dân tộc là cái không thể vay mượn được, là hạt nhân năng động nhất trong toàn bộ tinh thần sáng tạo truyền từ đời này qua đời khác. Điều đó cho thấy trong những di sản văn hóa của dân tộc Mông có giá trị to lớn. Vì vậy, phải hết sức coi trọng việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa một cách có sáng tạo. Chỉ có như vậy thì mới không làm mất đi văn hóa vốn có của dân tộc mình. Trước sự tác động của xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, nền kinh tế thị trường thì việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Bác Hồ luôn luôn coi việc giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một nhiệm vụ có tính chiến lược của cách mạng Việt Nam. Muốn giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc, phải hiểu đúng dân tộc. Muốn hiểu đúng dân tộc phải xuất phát từ văn hóa truyền thống. Bởi vì, mỗi dân tộc đều có lịch sử, một truyền thống văn hóa riêng làm nên bản sắc văn hóa độc đáo và hết sức đặc sắc, thì việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc ngày càng trở nên đặc biệt quan tâm. Nếu chúng ta làm tốt điều này thì không những chúng ta có thể giữ gìn những nét văn hóa văn hóa riêng đáng tự hào của dân tộc, mà còn phát huy được sức mạnh tiềm tàng vốn có của nó từ bao đời nay, góp phần xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Trong quá trình kế thừa, chúng ta không thể kế thừa tất cả những giá trị văn hóa của dân tộc mà chúng ta kế thừa những yếu tố tích cực, loại bỏ những cái lạc hậu, lỗi thời. Đối với dân tộc Mông ở Hà Giang, một dân tộc đã có một nền văn hóa phong phú, độc đáo và hết sức đặc sắc, một dân tộc mà đến nay vẫn còn giữ được cơ bản về bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Do vậy, việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc này ngày càng trở nên đặc biệt cần thiết trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay nhất là những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần như: nhà ở, trang phục; ẩm thực, văn nghệ dân gian...

Để kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mông ở Hà Giang cần phải triển khai nhiều giải pháp tích cực mà luận văn đã đề cập tới. Các giải pháp này có ý nghĩa phương pháp luận nhằm nâng cao chất lượng công tác giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Mông ở Hà Giang hiện nay. Vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra hiện nay là cần đẩy mạnh phát triển KT- XH, cơ sở và nền tảng của văn hóa nhằm từng bước cải thiện đời sống của nhân dân các dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào dân tộc Mông. Nâng cao ý thức giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng dân tộc Mông ở Hà Giang. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao dân trí cũng như để nâng cao hiểu biết, kiến thức về mọi mặt trong đó có kiến thức về văn hóa các dân tộc cho bà con các dân tộc trong toàn khu vực.

Để thực hiện tốt quá trình này, Đảng- Chính quyền tỉnh Hà Giang cần phải có những chính sách kinh tế, chính trị, xã hội đúng đắn, phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương nhằm hướng dẫn, động viên nhân dân, khơi dậy trong nhân dân lòng tự hào dân tộc để họ tự giác bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Từ đó, có thể đổi mới cách nhận thức, cũng như nâng caoư ý thức về vấn đề kế thừa, phát huy những nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình, cũng như các dân tộc khác. Tiến tới xây dựng phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc.

Danh mục Tài liệu tham khảo

1. Bách khoa thư triết học (1967), tập 4, Nxb Bách khoa thư Xô Viết, Mátxcơva.

2. Trần Văn Bính (chủ biên) (2004), Văn hoá các dân tộc Tây Bắc: Thực trạng và

những vấn đề đặt ra, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Trần Văn Bính (chủ biên) (2006), Đời sống văn hoá các dân tộc thiểu số trong quá

trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

4. Huy Cận (chủ biên) (1994), Suy nghĩ về bản sắc văn hoá dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Phan Hữu Dật (2001), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối

quan hệ dân tộc hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. PGS.TS. Thành Duy (2006), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Nghị quyết Đại hội lần thứ V, tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Một số văn kiện về chính sách dân tộc miền núi, Nxb Sự thật, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị Trung ương 4, khoá VII, Nhà in Thống nhất, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành

Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đại học Bách khoa toàn thư Liên Xô (1975), tập 20, Nxb Bách khoa thư Liên Xô.

14. Lê Duy Đại, Triệu Đức Thanh (2004), Các dân tộc ở tỉnh Hà Giang, Nxb Thế giới, Hà Nội.

15. Bế Viết Đẳng (1978), Dân tộc Mèo, Sách "Các dân tộc ít người ở Việt Nam - các tỉnh phía Bắc", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

16. Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) (2001), Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt

Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Nguyễn Khoa Điềm - Nông Quốc Chấn (2001), Bảo tồn phát huy văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Phạm Văn Đức (1991), "Vấn đề kế thừa và phát triển trong lịch sử triết học", Tạp chí Triết học, (3).

19. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Văn hoá và Phát triển (2004), Văn

hoá và phát triển ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Lý

luận chính trị, Hà Nội.

20. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Tập bài giảng lý luận dân tộc và chính sách dân tộc, Hà Nội.

21. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Phạm Mai Hùng (2003), Giữ gìn và phát huy di sản văn hoá dân tộc, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

23. Phan Huy Lê (2002), Truyền thống dân tộc trong công cuộc đổi mới và hiện đại

hoá đất nước Việt Nam, Đề tài KX-07/02.

24. Trường Lưu - Hùng Đình Quý (1996), Văn hoá dân tộc Mông Hà Giang, Viện Văn hoá, Sở Văn hoá Thông tin Hà Giang.

25. C.Mác- Ph.ăngghen (1994), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. C.Mác- Ph.ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Lê Đại Nghĩa - Phạm Duy Hải (1998), Tư duy khoa học trong giai đoạn cách mạng

khoa học - công nghệ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Nhiều tác giả (1997), Văn hoá và sự phát triển các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

32. Đỗ Thị Nhung (2005), Di sản văn hoá các dân tộc ở tỉnh Hà Giang trong quá trình

phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, Luận văn cao cấp lý luận chính trị, Học

viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

33. Lò Giàng Páo (1996), Trống đồng cổ với các dân tộc người Hà Giang, Nxb Thế giới, Hà Nội.

34. Dương Thị Phương (1998), Văn hoá truyền thống đồng bào H'Mông ở Hà Giang, Sách "Giữ gìn và phát huy tài sản các dân tộc ở Tây Bắc và Tây Nguyên", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

35. Vương Duy Quang (2006), Văn hoá tâm linh của người H'mông ở Việt Nam.

Truyền thống và hiện tại, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội

36. Trần Hữu Sơn (1996), Văn hoá H'mông, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

37. Sở Văn hoá Thông tin Hà Giang (1994), Văn hoá truyền thống các dân tộc Hà

Giang, Hà Giang.

38. Sở Văn hoá Thông tin Hà Giang (2000), Hà Giang thời tiền sử, Hà Giang.

39. Sở Văn hoá Thông tin Hà Giang (2006), Hồ sơ khảo sát văn hoá cổ truyền tộc ng-

ười Mông, thuộc dự án KX-HG-03(04), Hà Giang.

40. Lâm Tâm (1961), "Lịch sử di cư và tên gọi của người Mèo", Nghiên cứu lịch sử, 61 (30).

41. Văn Tâm, Nguyễn Đạm (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội. 42. Tô Ngọc Thanh (2001), Văn hoá các dân tộc thiểu số, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

43. Hồ Bá Thâm (2003), Bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 44. Trần Ngọc Thêm (), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí

Minh.

45. Tỉnh uỷ Hà Giang (2000), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII

46. Tỉnh uỷ Hà Giang (2004), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV

nhiệm kỳ 2005-2010, Hà Giang.

47. Tỉnh uỷ Hà Giang (2007), Tài liệu Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 27- CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) về việc cới, việc tang và lễ hội (1998-

2007), Hà Giang.

48. Từ điển tiếng Việt (1998), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

49. Từ điển tiếng Việt (2005), Nxb Đà Nẵng.

50. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang (2004), Báo cáo tổng kết Chỉ thị 45/CT-TW về một số công tác vùng dân tộc Mông ngày 6/8/2004.

51. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang (2008), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm

2008 và quý 2 năm 2009, Hà Giang.

52. ủy ban Quốc gia về thập kỷ thế giới phát triển văn hóa (1992), Thập kỷ thế giới

phát triển văn hóa, Bộ Văn hóa thông tin và thể thao ấn hành, Hà Nội.

53. Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

54. Hoàng Vinh (1996), Một số vấn đề lý luận văn hóa thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

55. Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học (2008), Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân

tộc thiểu số vúng Tây Bắc nước ta, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia

Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay pptx (Trang 88 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)