Những mâu thuẫn nảy sinh trong việc kế thừa, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở Hà Giang hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay pptx (Trang 69 - 72)

- Câu chuyện thứ hai: Một người lấy trộm cái tẩu hút thuốc, một người lấy trộm một nén bạc Khi phân xử người Mông phạt người lấy trộm cái tẩu thuốc nặng hơn Cá

2.1.3.Những mâu thuẫn nảy sinh trong việc kế thừa, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở Hà Giang hiện nay

hoá dân tộc Mông ở Hà Giang hiện nay

- Mâu thuẫn giữa yêu cầu của việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông với khả năng của đội ngũ cán bộ ngành văn hoá.

Bản sắc văn hóa truyền thống của người Mông được thể hiện đậm nét trong ngôn ngữ, kiến trúc nhà ở, trang phục, đặc biệt là trong các lễ hội, trong văn nghệ dân gian, trong hình thức sinh hoạt văn hóa chợ. Nhưng việc giữ gìn, kế thừa và phát huy được những giá trị văn hóa đó không phải là dễ thực hiện. Việc chọn lọc những giá trị đích thực, loại bỏ những hủ tục lạc hậu trong văn hóa cổ truyền rất cần đến sự cố gắng nỗ lực của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân và đặc biệt là sự có gắng nỗ lực của ngành văn hóa thông tin, hội văn học nghệ thuật, bảo tàng tỉnh. Để tránh sự lai căng, pha tạp hoặc không chính xác trong quá trình khôi phục các loại hình văn hóa cổ truyền thì đòi hỏi khả năng chuyên sâu về văn hóa các dân tộc thiểu số và cán bộ làm công tác văn hóa nhất là cán bộ là người dân tộc mới có thể hiểu sâu sắc đặc tính dân tộc cái tinh túy của dân tộc cần lưu giữ, cái lỗi thời cần loại trừ và vượt qua để nâng cao văn hóa của dân tộc mình tiến kịp đà tiến hóa chung. Nhưng điều đáng buồn là số cán bộ sưu tầm là người Mông ngày nay vẫn thưa vắng, cả tỉnh Hà Giang mới có 10 người là người dân tộc Mông làm công tác văn hoá. Nhiều người Mông là cán bộ lãnh đạo cốt cán của tỉnh đã nhiều lần lên tiếng về tình trạng này, nhưng vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu. Quả là còn ít những gì đã sưu tầm và công bố về văn hóa dân gian Mông, so với kho tàng văn hóa Dân gian của dân tộc Mông. Nhiều bài tụng niệm, khấn vái trong các lễ tết, lễ cưới, lễ đưa ma...,nhiều bài dân ca, truyện kể...do lâu ngày không ai ghi chép nên thất thoát và sai lệch nhiều. Rồi đây số người già sẽ mất đi, mang theo bao di sản văn hóa của cha ông. Số trẻ là con em dân tộc Mông lớn lên sẽ thừa hưởng một gia tài văn hóa đáng lẽ là phong phú nhưng lại cạn dần, do lớp cha anh không sưu tầm đủ độ cần

thiết và bảo vệ chu đáo. Đó là một thiệt thòi không những đối với người Mông mà còn đối với nền văn hóa nghệ thuật dân gian của đất nước.

Tìm ra một biện pháp hữu hiệu cho vấn đề này vẫn là trách nhiệm của các nhà quản lý dân tộc và quản lý văn hóa địa phương. ở đây, lại là vấn đề kinh phí hợp lý, phương tiện sưu tầm cần thiết phải được trang bị đầy đủ. Điều quan trọng hơn là ý thức trách nhiệm đối với văn hóa dân tộc và tình yêu quê hương sâu sắc mới đủ sức mạnh lôi cuốn những cán bộ văn hóa là người Mông bắt tay vào sưu tầm di sản văn hóa của dân tộc mình.

- Mâu thuẫn giữa yêu cầu không ngừng nâng cao ý thức của việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông với khả năng, điều kiện hạn chế của đồng bào Mông trong việc đáp ứng yêu cầu đó.

Trong những năm gần đây Hà Giang đã có những chương trình, đề án cụ thể nhằm bảo tồn, giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc và đã thu được những kết quả đáng khích lệ, đã tác động sâu sắc đến ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh, từng bước ngăn chặn tình trạng xem thường những giá trị của các di sản văn hóa và hủy hoại nó. Nhìn chung đại bộ phận tộc người Mông đã ý thức được sự mai một bản sắc văn hóa của dân tộc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn vong của dân tộc mình, cho nên họ mong muốn bản sắc văn hóa của dân tộc mình được giữ gìn, kế thừa và phát huy trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, để mong muốn đó trở thành hiện thực là cả một quá trình với những mâu thuẫn nảy sinh trong việc giữ gìn, kế thừa phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông ở Hà Giang hiện nay.

Nét đặc trưng trong văn hóa dân tộc Mông là ngôi nhà truyền thống đó là ngôi nhà đất trình tường rất chắc chắn, mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Vật liệu làm nhà của đồng bào Mông chủ yếu là đất, tranh, tre, gỗ. Mỗi vì chỉ có ba cột theo hình chữ đinh, các gian rộng người ta bố trí làm cột đỡ. Xung quanh ngôi nhà xếp đá làm hàng. Đây là nét riêng chỉ có trong kiến trúc nhà ở của người Mông. Thế nhưng với điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay, thì họ không còn giữ được nếp nhà truyền thống đó, mà có xu hướng cải biên ngôi nhà truyền thống cho phù hợp với xu thế toàn cầu hóa. Vật liệu chính của ngôi nhà được thay bằng gạch, ngói, xi măng vừa tiện lợi, đỡ tốn

công, tốn của. Nhưng chính trong ngôi nhà đó đã xuất hiện đồ dùng sinh hoạt hiện đại, đã làm cho ngôi nhà đó không còn giữ nguyên được nét truyền thống vốn có của nó. Điều đó chứng tỏ đời sống của đồng bào được nâng lên, nhu cầu sinh hoạt cao hơn, hiện đại hơn.

Một nét đặc trưng văn hóa của người Mông phải kể đến phong tục tập quán, lễ hội, trong tang ma, hôn nhân của người Mông. ở đây mâu thuẫn nảy sinh giữa việc thực hiện Quy chế nếp sống văn minh trong việc cưới hỏi, tang ma, lễ hội được đồng tình hưởng ứng với việc giữ gìn những nét văn hóa truyền thống, những nghi thức cổ truyền. Đồng bào Mông coi đám tang là một lễ hội quan trọng bởi người Mông quan niệm "sống gửi thác về". Chết mới thực sự là được sống một kiếp khác. Họ rất coi trọng tang ma, tổ chức đám ma rất chu đáo, rất trọng thể. Họ quan niệm đám tang không phải là một cái gì quá đau đớn, đến khung cảnh này mọi người có thể gặp nhau, ăn uống, trao đổi, giao tiếp rất thuận tiện. Trong đám tang của người Mông nếu tính theo đơn vị thời gian thì thường tổ chức các nghi lễ trong hai đến ba đêm. Thế thì nó mâu thuẫn với Quy chế nếp sống văn minh và hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống ở khu dân cư" thì đám tang chỉ có một đêm. Xét về phương diện kinh tế thì đồng bào đỡ tốn kém rất nhiều, nhưng xét về góc độ văn hóa đám tang của người Mông có tính giáo dục cao, giáo dục con người phải yêu lao động, yêu cuộc sống và sống phải đạo với ông bà cha mẹ... sẽ mai một dần.

Trong hôn nhân (lễ cưới) của người Mông, đây là ngày hội cho hai họ và cả bản. Như đã nói, dân tộc Mông được mệnh danh là một dân tộc thích văn nghệ, đàn hát và âm nhạc. Chỉ cần có đám cưới có ông chủ quản (chủ hôn) mời khách lên mâm rượi và mời hát, thế là đã mở đầu một cuộc hát say sưa, càng về khuya càng đậm đà và thường những cuộc vui như thế kéo dài tới vài ba đêm và người Mông rất thích hát, hầu như ai cũng biết hát. Thế rồi vào thời kỳ đầu những năm 60, chính quyền Cách mạng với chủ trương phổ biến đời sống mới đã không khuyến khích việc duy trì những sinh hoạt văn hóa theo nếp cũ trong dân chúng. ở những vùng đồng bào Mông Hà Giang thời kỳ này cán bộ lãnh đạo ở cơ sở đã cấm việc hát, đặc biệt là việc hát ở những dịp có lễ hội đông người để tránh phải khu xử những chuyện rắc rối trong quan hệ và hôn nhân. Từ đó việc

hát đã thưa dần, cho đến nay các phong trào văn nghệ dần dần mai một. ở các xóm có bản người Mông hiện nay số người biết hát rất hiếm hoi, hoặc hát được cũng không duy trì được thói quen ca hát, những người biết chơi khèn, chơi sáo cũng dần dần thưa đi.

Một sắc thái để nhận diện người Mông, đặc biệt là người Mông hòa vào các dân tộc khác chính là cách thức trang trí y phục ngày thường và y phục lễ hội, nhất là trang phục nữ giới là ta có thể nhận ra người Mông (Trắng, Hoa, Đen...) trong vô vàn con người khác tộc đang ở chợ, ở lễ hội. Đó phải chăng cũng là một sắc thái văn hóa dân tộc Mông.

Một ưu điểm của người Mông nổi tiếng khéo tay hay làm. Đồng bào đan lát, làm đồ da, làm giấy bản, rèn, mộc... đều giỏi. Họ đã rèn nông cụ, khoan nòng súng và làm những thùng gỗ đựng nước rất tốt. Nghề làm đồ trang sức khá phát triển. Vòng cổ, vòng tay, khuyên tai, nhẫn đều được làm rất đẹp. Phụ nữ Mông rất thạo việc dệt vải, thêu may, in hoa văn bằng kỹ thuật sáp ong, ghép vải. Thế nhưng vẫn bằng hình thức thủ công, nay ở một số nơi đã bắt đầu hình thành những tổ thợ thủ công chuyên sản xuất nhiều mặt hàng công nghiệp bằng kỹ thuật truyền thống của người Mông.

Như vậy, bản sắc văn hóa được toát lên từ bất cứ chi tiết văn hóa nào mà dân tộc này có. Nó toát lên từ gốc gác, từ bản chất, từ nếp sống, từ bản tính người, từ cách ăn uống, đi lại, ở, mặc đến các phong tục tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng, tôn giáo, trong những thao thác kỹ thuật và trong kho tàng văn hóa hiện đại và dân gian. Để kế thừa bản sắc văn hóa đó đòi hỏi các ban ngành chức năng và bản thân đồng bào Mông phải có những phưng thức thích hợp để đảm bảo sự thống nhất giữa tính truyền thống và hiện đại trong việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông ở Hà Giang hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay pptx (Trang 69 - 72)