Đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội làm nền tảng cho việc phát văn hoá

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay pptx (Trang 73 - 75)

- Câu chuyện thứ hai: Một người lấy trộm cái tẩu hút thuốc, một người lấy trộm một nén bạc Khi phân xử người Mông phạt người lấy trộm cái tẩu thuốc nặng hơn Cá

2.2.1.Đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội làm nền tảng cho việc phát văn hoá

vậy, phát triển kinh tế được khẳng định là cơ sở quan trọng hàng đầu để phát triển văn hoá.

2.2.1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội làm nền tảng cho việc phát văn hoá hoá

Hà Giang tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định 186 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội sáu tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc và Chương trình dự án xoá đói giảm nghèo, Chương trình định canh định cư, Dự án hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số Hà Giang (HPM), Chương trình 134, 135, Chương trình xoá đói giảm nghèo theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và XIV đã đề ra.

Đẩy mạnh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế hàng hoá trong vùng, áp dụng đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thâm canh tăng vụ tiếp tục thực hiện chương trình chuyển đổi 1 vạn ha diện tích đất xấu nương đá dốc hiện đang trồng ngô năng suất thấp trong vùng đồng bào Mông sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn như cây xa mộc, trồng cỏ làm thức ăn gia súc, trồng cây ăn quả, cây dược liệu, cây đậu tương... tuỳ theo khả năng phù hợp với đặc điểm sinh thái của từng vùng.

Tập trung sản xuất lương thực để đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ ổn định đời sống của đồng bào. Phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, đưa chăn nuôi là thế mạnh của vùng đồng bào thành ngành sản xuất chính tạo ra sản phẩm hàng hoá tăng thu nhập bằng tiền của đồng bào từ sản phẩm chăn nuôi chiếm 60% tổng thu nhập gia đình tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn phát triển chăn nuôi bò, dê, nuôi ong lấy mật, phát triển trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc, phát triển sản xuất.

Tiếp tục thực hiện chính sách giao đất giao rừng để nhân dân khoanh nuôi bảo vệ rừng, phấn đấu trồng rừng đến hết 2010 đạt hai vạn ha. Trong đó 70% diện tích là cây

xa mộc ở các huyện vùng cao núi đá, vùng dân tộc Mông sinh sống. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm bố trí tuyển dụng đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở. Có chính sách khuyến khích thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật về cơ sở củng cố mạng lưới khuyến nông tập trung làm tốt công tác hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi cho đồng bào. Thực hiện lồng ghép nhiều chương trình dự án trên cùng địa bàn, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội trong vùng phát triển, tập trung giải quyết cho được những vấn đề bức xúc của đồng bào như xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất, đời sống, khai hoang phục hoá, giải quyết đất sản xuất cho nhân dân, có chính sách hỗ trợ nhà ở cho đồng bào nghèo, giúp đỡ các hộ xoá 1 vạn nhà tạm theo Chương trình Nghị quyết 05 của Tỉnh uỷ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phúc lợi công cộng, chú trọng việc đầu tư trực tiếp cho hộ nghèo theo chương trình "mái nhà bể nước, con bò, điện sáng" cho hộ đồng bào được trực tiếp thụ hưởng ổn định cuộc sống thúc đẩy xoá đói giảm nghèo.

Tập trung mọi nỗ lực của các cấp các ngành đẩy mạnh phong trào thi đua giúp đỡ nhau xoá đói giảm nghèo, ủng hộ giúp đỡ hộ nghèo, người nghèo một cách thiết thực, phấn đấu xóa vạn hộ nhà tạm, giảm một vạn hộ nghèo chủ yếu là ở vùng đồng bào dân tộc Mông, giúp đỡ các hộ trung bình mới thoát nghèo, nâng cao đời sống xoá đói giảm nghèo vững chắc.

ổn định công tác định canh định cư của đồng bào dân tộc Mông. Để ổn định công tác định canh, định cư giải quyết tốt tình hình di cư tự do, nhiệm vụ thời gian tới của Tỉnh là tập trung lãnh đạo cụ thể hoá triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định 138/2000/QĐ-TTg, Quyết định 186/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, lồng ghép đầu tư có hiệu quả các chương trình dự án để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tập trung xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn miền núi, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp đảm bảo đủ lương thực ổn định cuộc sống. Nâng cao đời sống vật chất tinh thần của đồng bào. ổn định định canh định cư vững chắc theo các tiêu chí trong Quyết định 140/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Quy hoạch và sắp xếp ổn định dân cư ở những nơi cần thiết gắn quy hoạch dân cư với phát triển sản xuất theo Quyết định 190/2003/TTg ngày 23/10/2003 của Thủ tướng

Chính phủ tiếp tục thực hiện di chuyển sắp xếp 3.000 hộ dân cư từ vùng cao thiếu đất sản xuất, đời sống khó khăn xuống vùng thấp định cư ổn định cuộc sống lâu dài theo dự án của tỉnh. Tổ chức thực hiện tốt Quyết định 120/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy hoạch bố trí sắp xếp ổn định đưa dân ra biên giới định cư lâu dài bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.

Xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng đầu tư trực tiếp cho hộ tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc của nhân dân là xoá nhà tạm, giải quyết nước ăn, khai hoang phục hoá, tăng quỹ đất sản xuất cho đồng bào sản xuất đảm bảo lương thực đủ ăn. ổn định cuộc sống định canh định cư.

Tăng cường công tác tuyên truyền vận động đồng bào ổn định định canh định cư, không di cư tự do, thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị 08/CT-UB, Chỉ thị 34/CT-UB và Chỉ thị 22/CT-UB của UBND tỉnh về việc giải quyết tình hình di cư tự do chống truyền đạo trái pháp luật. Tăng cường cán bộ bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình biến động dân cư, làm tốt công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu, ngăn chặn di cư tự do. Thực hiện tốt chính sách đối với các hộ di cư trở về quê hương làm ăn sinh sống tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào ổn định cuộc sống. Đồng thời phối hợp với các địa phương nơi có dân di cư đến ổn định đời sống cho đồng bào. Có thực hiện được như vậy thì đồng bào dân tộc Mông mới có thể hình thành ý thức tự giác giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, mới biết quý trọng, tự hào và nâng niu các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay pptx (Trang 73 - 75)