Một số nguyên tắc cơ bản trong việc kế thừa, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay pptx (Trang 48 - 53)

- Câu chuyện thứ hai: Một người lấy trộm cái tẩu hút thuốc, một người lấy trộm một nén bạc Khi phân xử người Mông phạt người lấy trộm cái tẩu thuốc nặng hơn Cá

1.2.2.Một số nguyên tắc cơ bản trong việc kế thừa, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

em.

Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tạo điều kiện để vùng Miền núi phát triển đồng đều và vững chắc, đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu chung của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Quá trình vận động, phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ CNH, HĐH sẽ tác động sâu sắc và toàn diện đến sinh hoạt văn hóa, đến bản sắc và bản lĩnh văn hóa từng dân tộc.

Bản sắc dân tộc luôn mang tính lịch sử cụ thể và luôn tạo lập các giá trị mới, để thích ứng với yêu cầu phát triển chung của thời đại. Vì vậy, bản sắc văn hóa dân tộc phải được hiểu trong xu thế phát triển, và phát triển là điều kiện để giữ gìn bản sắc. Để làm được điều đó ngoài việc tạo các tiền đề phát triển kinh tế, xã hội vững chắc thì việc kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa các dân tộc là một vấn đề hết sức cần thiết và có ư nghĩa hết sức quan trọng trong giai đoạn mới hiện nay.

1.2.2. Một số nguyên tắc cơ bản trong việc kế thừa, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc dân tộc

Việt Nam đứng trước sự tác động của cơ chế thị trường và vấn đề toàn cầu hóa đang là một xu thế khách quan, đặt ra những thách thức to lớn đối với việc giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong xu thế toàn cầu hóa, nếu không hội nhập khu vực và quốc tế sẽ bị cô lập, lạc hậu, không phát triển được. Nhưng nếu tiếp nhận vô điều kiện các yếu tố ngoại sinh thì sẽ dẫn đến nguy cơ tự đồng hóa, tự đánh mất bản sắc văn hóa của mình. Vì vậy chủ động hội nhập quốc tế song phải giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong đó có dân tộc Mông. Trong quá trình kế thừa, phát huy cần thực hiện một số nguyên tắc sau:

- Thứ nhất, kế thừa, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc phải có chọn lọc, phê phán. Kế thừa là một hiện tượng mang tính quy luật đối với sự phát triển nói chung. Mọi sự vật phát triển luôn luôn là quá trình phủ định có kế thừa. Những yếu tố tích cực của cái cũ được giữ lại và phát triển trong sự ra đời cái mới. Trong văn hóa người Mông

chúng ta cần kế thừa yếu tố đặc trưng của dân tộc mình như: Văn hóa vật chất (nhà cửa, trang phục, đồ dùng sinh hoạt, văn hóa ẩm thực); văn hóa tinh thần. Những nét văn hóa chúng ta cần kế thừa như: chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; trai gái tự do tìm hiểu bạn đời họ thường dùng tiếng khèn, hát đối đáp, hội ném pao để tỏ tình...hay nét riêng trong cách trang trí nhà ở như: trong nhà bao giờ cũng có gác để cất giữ đồ đạc, lương thực, thực phẩm; cách chọn đất làm nhà, hình ảnh nhà trình tường; trang phục của người Mông hoàn toàn khác các dân tộc khác về màu sắc, hoa văn, đường nét. Còn trong đồ dùng sinh hoạt cũng như trong ăn uống của người Mông rất giản đơn nhưng lại thể hiện văn hóa riêng của dân tộc mình nhất là món "thắng cố". Ngày nay, món này không thể thiếu trong các phiên chợ vùng cao. Ngoài ra trong văn hóa ứng xử; văn hóa tinh thần của người Mông cũng có những nét riêng. Đó là văn hóa truyền thống riêng có của người Mông, mặc dù trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế thị trường đã tràn vào các "giao" của người Mông, nhưng người Mông ở Hà Giang về cơ bản vẫn còn giữ được nét văn hóa của mình.

Bên cạnh những giá trị bản sắc văn hóa làm phong phú cho nền văn hóa các dân tộc Việt Nam, trong văn hóa truyền thống dân tộc Mông cũng có một số điểm hạn chế. Đó là tính biệt lập, khép kín ít mở mang giao lưu; tính tự ty, cục bộ dòng họ, ý thức Quốc gia chưa cao, dễ bị kẻ định lợi dụng tâm lý dân tộc kích động tính tự trị, gây mâu thuẫn dân tộc; Quá trình khai thác tự nhiên thiếu kế hoạch, đã dẫn tới đốt phá rừng, di canh, di cư. Đặc biệt, hiện nay hiện tượng di cư tự do, truyền đạo trái phép đã làm giảm đi vẻ đẹp của một dân tộc có quá trình lịch sử lâu đời, với một kho tàng văn hóa đầy bản sắc.

- Thứ hai, kế thừa, phát huy những di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mông, đồng thời đẩy mạnh giao lưu, tiếp thu các giá trị văn hoá của các dân tộc anh em. Văn hoá là dòng chảy xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tương lai của một dân tộc. Không có sự thay thế văn hoá mà chỉ có sự kế thừa, chuyển đổi, thích nghi... Kế thừa là một trong những tính quy luật của sự phát triển văn hoá, kế thừa là tất yếu khách quan. Văn hoá dân tộc Mông nếu không dựa vào di sản văn hoá truyền thống, không bám rễ vào văn hoá truyền thống thì không thể phát triển.

Văn hoá truyền thống dân tộc Mông là sản phẩm của lịch sử và mang tính lịch sử. Có những yếu tố văn hoá truyền thống phù hợp với xã hội hiện nay, nhưng cũng có những yếu tố lỗi thời, lạc hậu so với yêu cầu cuộc sống hiện hành. Vì vậy, không quan niệm đã kế thừa là kế thừa mọi yếu tố của truyền thống mà là kế thừa có chọn lọc. Tiêu chí (nguyên tắc) của sự chọn lọc đó là các yếu tố di sản văn hoá "có khả năng thích ứng và phù hợp với xã hội mới và con người mới", nói cụ thể là nó phù hợp với tính chất tiên tiến đậm đà bàn sắc dân tộc của nền văn hoá mới mà chúng ta xây dựng. Đó là những giá trị thẩm mỹ, lịch sử, đạo đức và nhân văn có tính dân tộc và tiến bộ.

Văn hoá truyền thống dân tộc Mông có đặc trưng là tổng thể nguyên hợp. Do đó, khi kế thừa và phát huy phải có chọn lọc những cái tinh tuý của văn hoá mỗi yếu tố của văn hoá đều gắn liền với một sự kiện nhất định như: lễ thờ cúng thổ thần gắn liền với vấn đề bàn bạc quy ước của "giao" (bản) trong buổi "Nào xồng"; lễ cúng tổ tiên, cùng các vị thần gắn liền với phần hội "Gầu tào". Hoạt động nghệ thuật chưa tách khỏi hoạt động tín ngưỡng. Tín ngưỡng còn tạo ra không gian thiêng, thời gian thiêng trong lễ hội, củng cố ý thức cộng đồng của người Mông (phản ánh trong lễ gọi hồn đặt tên, lễ cầu sức khoẻ, lễ đuổi ma tà "Tu su", lễ "Nào xồng"...). Tín ngưỡng gắn chặt với hoạt động văn hoá. Vì vậy cần phải tôn trọng tín ngưỡng của người Mông. Quan niệm ấu trĩ của một thời lấy lý do bài trừ mê tín dị đoan cấm tổ chức "Nào xồng", "Gầu tào" đã dẫn đến hậu quả triệt tiêu sinh hoạt văn hoá cộng đồng đặc sắc. Đặc biệt không áp đặt quan niệm giản đơn, ấu trĩ, xoá bỏ những yếu tố cấu thành văn hoá truyền thống, cắt xén yếu tố cơ bản làm ảnh hưởng quan hệ tổng thể. Những người lãnh đạo, những người làm công tác quản lý văn hoá phải có thái độ trân trọng bảo tồn văn hoá truyền thống của dân tộc Mông, không được nhìn nhận và hành động đối với văn hoá Mông qua lăng kính của dân tộc mình, chưa coi trọng những yếu tố độc đáo, giàu bản sắc văn hoá Mông. Chỉ nhìn và quản lý văn hoá dân tộc Mông với con mắt của người hiện đại với lăng kính của người Việt (Kinh) chắc chắc sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực cho văn hoá dân tộc Mông.

- Thứ ba, kế thừa, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông là một bộ phận trong

Văn hoá là dòng chảy xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tương lai của một dân tộc. Không có sự thay thế văn hoá mà chỉ có sự kế thừa, chuyển đổi, thích nghi...Kế thừa là một trong những tính quy luật của sự phát triển văn hoá, kế thừa là tất yếu khách quan. Văn hoá dân tộc Mông nếu không dựa vào di sản văn hoá truyền thống, không bám rễ vào văn hoá truyền thống thì không thể phát triển.

Kế thừa di sản văn hoá dân tộc phải gắn liền với vấn đề nâng cao phát triển văn hoá. Văn hoá truyền thống Mông ra đời trong xã hội nông nghiệp, quan hệ cộng đồng được đề cao. Ngày nay, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiếp xúc với các yếu tố văn hoá mới đòi hỏi nền văn hoá Mông phải được nâng cao theo hướng hiện đại hoá nhưng vẫn phải giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Kế thừa di sản văn hoá dân tộc phải gắn liền với vấn đề nâng cao phát triển văn hoá. Văn hoá truyền thống Mông ra đời trong xã hội nông nghiệp, quan hệ cộng đồng được đề cao. Ngày nay trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiếp xúc với các yếu tố văn hoá mới đòi hỏi nền văn hoá Mông phải được nâng cao theo hướng hiện đại hoá nhưng vẫn giữ bản sắc dân tộc.

Quá trình giao lưu văn hoá, người Việt với cư dân đông đại diện cho văn hoá quốc gia có vai trò rất quan trọng. Người Việt, văn hoá Việt thực sự là cầu nối văn hoá Mông tiếp xúc với các giá trị văn hoá hiện đại. Văn hoá mới, văn hoá hiện đại, văn hoá của xã hội công nghiệp thông qua người Việt sẽ đến với vùng người Mông. Tuy nhiên, trong quá trình giao lưu văn hoá cần tránh cả hai khuynh hướng. Khuynh hướng thứ nhất là áp đặt văn hoá mới, áp đặt văn hoá người Việt đến vùng người Mông. Khuynh hướng thứ hai là đóng kín không gian, môi trường giao tiếp, chối bỏ giao tiếp. Cả hai khuynh hướng này đều kìm hãm sự phát triển văn hoá dân tộc Mông.

Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH. Tạo điều kiện cho đồng bào Mông luôn kế thừa, phát huy được truyền thống văn hoá của mình.

Chương 2

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay pptx (Trang 48 - 53)