- Xây dựng kết cấu hạ tầng trong đó tập trung sức giải quyết các vấn đề bức xúc
2.2.2. Củng cố hệ thống chính trị cơ sở, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ dân tộc Mông hiện nay là khâu có ý nghĩa then chốt quyết định sự phát
ngũ cán bộ dân tộc Mông hiện nay là khâu có ý nghĩa then chốt quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh- quốc phòng
- Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng
Theo số liệu thống kê của ban dân miền núi tỉnh, số lượng Đảng viên chiếm tỉ lệ 0,5% dân số người Mông, khoảng 40% chỉ đạt trình độ văn hóa cấp 1, trên 80% chưa được bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước [2-43]
Chất lượng còn thấp, làm cho năng lực và sức chiến đấu tổ chức cơ sở Đảng hạn chế. Mỗi xã có Đảng bộ cơ sở, phấn đấu mỗi bản có một chi bộ từ 3 đảng viên trở lên. Muốn vậy phải tập trung cao độ vào công tác phát triển đảng viên mới, chú trọng các thành viên là cán bộ xã, đoàn thể, trưởng bản, giáo viên các trường tiểu học, số quân nhân phục viên, xuất ngũ.
Nội dung lãnh đạo của các chi, Đảng bộ vùng đồng bào Mông nên tập trung vào các khâu then chốt hiện nay là:
Tìm ra cơ cấu kinh tế, phát huy được thế mạnh của địa phương; xác định đúng cây, con, có giá trị kinh tế để chuyển sang sản xuất hàng hóa, thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo. Lãnh đạo nhân dân giám sát chặt chẽ các công trình hạng mục của Nhà nước đầu tư để chống thất thoát, lãng phí, mang lại hiệu quả thiết thực.
Về giáo dục, y tế, văn hóa tập trung lãnh đạo chương trình xóa mù chữ, phổ cập tiểu học, chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng các dịch bệnh. Đẩy mạnh các sinh hoạt lễ hội văn hóa truyền thống, đồng thời vận động nhân dân bài trừ các thủ tục lạc hậu, lãng phí.
Về quốc phòng - an ninh chú trọng lãnh đạo chống di dịch cư tự do, ngăn chặn tình trạng vượt biên và truyền đạo trái phép.
- Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý Nhà nước của bộ máy chính quyền xã, bản.
Lựa chọn những cán bộ là người dân tộc Mông có đủ năng lực quản lý, tập hợp quần chúng, có phẩm chất đạo đức và uy tín trong quần chúng, bầu vào cương vị chủ chốt của cấp xã, bản.
Quan tâm mở các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước, kinh tế văn hóa - xã hội, các chính sách pháp luật của Nhà nước cho cán bộ quản lý. Điều cần lưu ý là ngoài hình thức tập trung ở huyện, tỉnh, thì quan trọng và thiết thực hơn là cử đoàn cán bộ vào bồi dưỡng ngay tại xã, thậm trí là bản. Cải tiến phương pháp bồi dưỡng, tránh xa vào lý luận chung, phải mô hình hóa các lý thuyết để cán bộ xã, bản dễ tiếp thu. Coi trọng việc xây dựng quy định chức năng nhiệm vụ của trưởng bản trong việc quản lý điều hành các hoạt động của bản, đồng thời sử dụng tổ chức dòng họ của người Mông vào một số việc trong quản lý xã hội, an ninh - quốc phòng.
Tỉnh cần ưu tiên xây dựng các trụ sở làm việc của các xã vùng cao, biên giới, tăng định suất hưởng lương cho cán bộ xã, có chế độ thanh toán công tác phí cho cán bộ xã đi họp ở huyện, tỉnh.
- Đẩy mạnh hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng để giáo dục, tuyên truyền và vận động quần chúng thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Đổi mới nội dung và phương thức sinh hoạt của mỗi đoàn thể phù hợp với tâm lý lứa tuổi, phong tục tập quán dòng họ, điều kiện cư trú, để làm sao thu hút được quần chúng đi sinh hoạt. Trong tình hình hiện nay thì phương thức gắn sinh hoạt các đoàn thể quần chúng với các hình thức sinh hoạt truyền thống của cộng đồng như lễ hội, ngày tết, ngày cưới, trong tang ma, các sinh hoạt của bản và dòng họ, là có hiệu quả thiết thực nhất.
Một vấn đề bất cập hiện nay là việc thu hút, tập hợp các tầng lớp quần chúng ở các xã vùng cao là rất quan trọng và cần thiết. Song kinh phí cho các hoạt động này lại không có, hoặc có không đáng kể. Để góp phần giải quyết khó khăn này, một giải pháp có thể thực hiện ngay được là khi triển khai các chương trình, dự án kinh tế xã hội, an ninh - quốc phòng thì phải yêu cầu các chủ dự án gắn quá trình triển khai, thực thi dự án
với các đoàn thể quần chúng trong công tác tuyên truyền, vận động, quản lý giám sát...qua đó để hỗ trợ kinh phí cho các đoàn thể quần chúng
- Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc Mông, nhất là cán bộ làm công tác văn hoá
Nói đến dân tộc là nói đến đôi ngũ cán bộ người dân tộc. Để đảm đương quản lý điều hành nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc mình. Không xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thì không thể nói đến bình đẳng giữa các dân tộc, không thể giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc đó.
Đối với miền núi, vấn đề cán bộ phải được đặt lên hàng đầu để thực hiện đường lối văn hóa và chính sách dân tộc. Không có đội ngũ cán bộ là người dân tộc, tiếp thu và truyền bá những kiến thức và kinh nghiệm xây dựng nền văn hóa mới, thì làm sao nói đến hiện đại và hiện đại hóa văn hóa truyền thống của miền núi, nhất là đối với một tỉnh biên giới chủ yếu là dân tộc thiểu số sinh sống như tỉnh Hà Giang hiện nay. Do vậy vai trò của giáo dục, đào tạo có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc Mông.
Nghiên cứu đặc trưng văn hóa dòng họ người Mông chúng ta thấy rõ tình cảm dòng họ rất sâu đậm, bền chặt, vượt lên trên cả lợi ích quốc gia, lợi ích chung của cộng đồng
Người Mông luôn có tâm lý muốn dòng họ của mình có lãnh tụ, có người cầm đầu. Vì vậy khi bố trí cán bộ ở vùng dân tộc Mông nên đặc biệt chú ý đến khía cạnh tâm lý này. Nếu trong xã có nhiều dân tộc, nhiều dòng họ thì phải bố trí xen kẽ nhau. Các vị trí chủ trì nên lựa chọn dòng họ có công khai phá, thành lập bản, làng đầu tiên, dòng họ có uy tín nhất trong bản, xã.
Đội ngũ cán bộ là người Mông còn thiếu về số lượng, cả tỉnh Hà Giang chỉ có 10 người là người dân tộc Mông đã được đào tạo làm công tác văn hoá lại tập trung ở thị xã thị trấn, còn các thôn bản có người Mông thì hầu như cán bộ văn hoá xã đều chưa qua đào tạo dẫn đến chất lượng còn yếu, không những về trình độ năng lực mà còn biểu hiện tư tưởng dân tộc hẹp hòi, cục bọ dòng họ, tự ti, trông chờ ỷ lại cấp trên.
Như vậy, quan trọng hơn cả là việc đào tạo một đội ngũ cán bộ chính bằng người Mông. Không ai hiểu và làm tốt công tác tuyên truyền cho họ tốt hơn là người của chính họ, vì thế cần xây dựng riêng trên địa bàn từng huyện, xã, từ khâu đào tạo nguồn, tuyển chọn đào tạo, bồi dưỡng đến sử dụng cán bộ, chú trọng lựa chọn từ các trường nội trú, cán bộ trong quân đội, Công an, các cơ quan Đảng, Nhà nước, những nhân tố trưởng thành từ cơ sở.
Thực hiện chế độ cử tuyển đối với người Mông, trong quá trình đào tạo phải trú trọng cả 3 mặt: văn hóa, chuyên môn và trình độ lý luận chính trị, đặc biệt quan tâm bồi dưỡng kiến thức và năng lực công tác vận động quần chúng. Khi sử dụng cán bộ người Mông đặc biệt chú ý gần dòng họ, gia đình, bởi người Mông luôn phải ở gần nhà để thực hiện các nghi lễ theo phong tục. Trên cơ sở đánh giá cán bộ theo từng thời kỳ mà thực hiện bồi dưỡng, đào tạo các loại cán bộ chủ chốt, nhất là cơ sở. Ngoài các lớp tập trung nên mở các lớp ngắn hạn tại địa phương
Ngoài các chính sách chung của Nhà nước, các địa phương hàng tháng nên có trợ cấp cho cán bộ của các bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa; khen thưởng động viên, tổ chức đi thăm quan học tập các địa phương bạn. Bên cạnh đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc phải thực hiện chính sách ưu tiên thỏa đáng để động viên đội ngũ trí thức, sinh viên mới ra trường lên công tác ở miền núi, tạo môi trường giao lưu trí thức, kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ dân tộc.