Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay pptx (Trang 60 - 69)

- Câu chuyện thứ hai: Một người lấy trộm cái tẩu hút thuốc, một người lấy trộm một nén bạc Khi phân xử người Mông phạt người lấy trộm cái tẩu thuốc nặng hơn Cá

2.1.2. Nguyên nhân của thực trạng

- Điều kiện tự nhiên

Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới cực Bắc, nơi địa đầu Tổ quốc có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng của đất nước. Với diện tích tự nhiên là 7.945,79,5 km2, phía Bắc và Tây Bắc giáp Trung Quốc, có đường biên giới dài 274km, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Lào Cai, Yên Bái, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang.

Hà Giang có địa hình rất phức tạp và hiểm trở, phía Tây nằm trên cao nguyên Bắc Hà, có độ cao trung bình từ 1.200 đến 1.600m với nhiều dãy núi đồ sộ, cao nhất là đỉnh Tây Côn Lĩnh (2.431m). Phía Bắc của tỉnh là cao nguyên Đồng Văn, độ cao trung bình là 1.600m. Phía Đông một phần nằm trong vòng cung sông Gâm, chạy dài trên 100km từ bắc đến nam, nối liền với tỉnh Tuyên Quang. Do địa hình phần lớn là những dãy núi đá vôi hùng vĩ, nối nhau trùng điệp, xen lẫn với núi là những thung lũng và những dải đất hẹp. Vì thế, hệ thống đường giao thông đi lại ở đây gặp nhiều khó khăn, đường nhỏ, hẹp và dốc. Khí hậu ở Hà Giang về cơ bản thuộc vùng nhiệt đới gió mùa. ở các huyện vùng cao phía Bắc khí hậu rất khắc nghiệt, số ngày mưa và ngày giá lạnh chiếm phần lớn thời gian trong năm. Cấu trúc địa hình đã tạo ra cho Hà Giang có nhiều sông, suối, hồ phục vụ cho đời sống dân cư và tưới tiêu đồng ruộng. Sông ở Hà Giang có độ nông, sâu không đều, độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, không thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của dân cư trong tỉnh. Tuy nhiên, do sự phân bố không đều nên vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh rất ít sông suối, hàng năm vào mùa khô thường thiếu nước nghiêm trọng. Với đặc điểm tự nhiên như vậy, nhưng Hà Giang vẫn luôn là vùng đất giàu tiềm năng thiên nhiên, là chỗ dựa vững chắc cho đời sống kinh tế đồng bào dân tộc. Trong đó có đồng bào Mông sinh sống là cơ sở cho việc hình thành đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của họ.

Với kỹ thuật lạc hậu: đốt, phá chọc, tỉa nếu không dựa vào thiên nhiên vào sự bạt ngàn của núi rừng thì họ sẽ không tồn tại. Thiên nhiên đã cho họ đất đai màu mỡ để canh tác, tre - gỗ để làm nhà, rau thịt trong các bữa ăn. Tất cả những thứ đó đều qua bàn tay lao động của con người đã trở thành những giá trị văn hóa gắn bó với núi rừng, dân tộc Mông đã phải đối đầu với những thiên tai, dịch bệnh, khan hiếm nước sinh hoạt về mùa khô cho nên họ đã chọn cách ứng xử phù hợp trong sản xuất và trong sinh hoạt: gieo trồng canh tác vào mùa mưa và vui chơi lễ hội vào mùa khô, từ đó đã tạo nên mô hình văn hóa vùng rừng núi. Thiên nhiên đã in đậm vào tâm hồn họ tạo thành tính cách thật thà, chất phác, chăm chỉ lao động, hiếu khách, yêu cuộc sống...tất cả những thứ đó đã đưa vào thơ, ca, nhạc, họa chất men của cuộc sống đã làm nên nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông nói chung, và

dân tộc Mông ở Hà Giang nói riêng. Nhưng cũng tạo cho họ tâm lý trông chờ ỷ lại vào tự nhiên cũng như sức ỳ về tâm lý, tính tự, tự ái, an phận còn khá đậm. Sự tự tin, chủ động, mạnh dạn vươn lên, giao lưu hoa văn hóa bên ngoài chưa mạnh, nhịp sống còn trầm, sâu, chậm hòa nhập với nhịp sống công nghiệp, hiện đại. Cùng với sự hạn chế về trình độ tư duy, đồng bào Mông cũng không tránh khỏi thái độ sùng bái tự nhiên, đó là nguồn gốc của tín ngưỡng tôn giáo, của niền tin vào thế giới hồn ma.

Người Mông lấy cây ngô làm trụ cột, chính cây ngô là nền tảng cho sự tồn tại của đồng bào Mông. Song chính cái nền tảng vững chắc đó lại là lực cản khá nặng nề trên bước đường tiến tới một mô hình văn hóa tiên tiến dựa trên nền sản xuất hàng hóa với cơ cấu công - nông - lâm và thương nghiệp phát triển như hiện nay. Nền văn hóa Mông được hình thành từ lao động tự cung, tự cấp. Đó là mô thức văn hóa còn mang tính chất khép kín, nó đã làm cho dân tộc này đã sống trong tình trạng trì trệ lâu năm với kỹ thuật lạc hậu phải bốc từng vốc đất bỏ vào gốc ngô, một dân tộc chưa có đủ trình độ để phát triển trong lao động chuyên ngành, nghề, tạo ra thế giới giao lưu văn hóa đa dạng mà nó chỉ vẫn tồn tại trong không gian trật hẹp chưa thấy được sự sáng tạo và sức lan tỏa của mình ra đất nước và trên thế giới, họ chỉ thấy được trước mắt họ là tài nguyên rừng và cứ thế là họ tàn phá, đốt rừng làm nương rẫy tràn lan thêm vào đó là tâm lý ỷ vào tự nhiên, khai thác tự nhiên thiếu kế hoạch, đó cũng là nguyên nhân dẫn tới di canh, di cư.

- Nguyên nhân kinh tế - xã hội

ở Hà Giang, dân tộc Mông là dân tộc đông nhất với hơn 200.000 người chiếm 30,8% dân số cả tỉnh và chiếm gần 23% người Mông cả nước. Phân bố ở khắp 11 huyện, thị trong trong tỉnh, nhưng tập trung chủ yếu ở 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh là: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc (chiếm khoảng 80% dân số của huyện) và 2 huyện phía Tây là Hoàng Su Phì và Xín Mần (chiếm khoảng 20% dân số của huyện). Nơi định cư sinh sống của đồng bào dân tộc Mông chủ yếu là vùng cao núi đá và trên những sườn núi sơn nguyên có độ cao trung bình từ 800m đến 1200m so với mặt biển. Phía Bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn là vùng núi đá cao, có độ dốc lớn, nơi đây có những dải núi tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng (ở 4 huyện này diện tích núi đá chiếm 2/3 diện tích của huyện), khí hậu khắc nghiệt, mùa mưa quá ẩm ướt, mùa khô lại quá hanh có

nơi lại xuất hiện sương muối nhiều, ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống trồng trọt và chăn nuôi. Đặc biệt là thiếu nước ăn nghiêm trọng vào mùa khô, đất sản xuất canh tác ít, chủ yếu là nương hốc đá dốc phù hợp với phát triển kinh tế nương, rẫy. Cây trồng chủ yếu là ngô nhưng chỉ trồng được một vụ, cũng có ruộng trồng lúa nước nhưng không nhiều. Kỹ thuật canh tác truyền thống vốn dĩ đã lạc hậu, thiếu vốn đầu tư nên nhiều nơi không thâm canh, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém, đời sống còn lệ thuộc nhiều vào tự nhiên. Nhìn chung, thu nhập của người Mông chủ yếu từ sản xuất trồng trọt và chăn nuôi là chính, đời sống còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo của người Mông hiện nay vẫn chiếm hơn 50% số hộ nghèo của tỉnh.

Do đời sống của đồng bào Mông còn quá thấp kém như vậy cho nên, phần lớn họ chưa nhận thức được vai trò quan trọng của việc "kế thừa", "phát huy" các giá trị văn hóa quý báu của dân tộc mình. Đời sống khó khăn khiến họ chỉ lo miếng cơm, manh áo, lo toan cuộc sống hàng ngày và họ chưa nghĩ nhiều tới một phần rất quan trọng đó là đời sống tinh thần, điều đó là lẽ tự nhiên. Đời sống khó khăn họ chỉ coi giá trị văn hóa của dân tộc mình như một giá trị tinh thần thuần túy, chưa khai thác và phát huy được những nhân tố tích cực của nó. Văn hóa truyền thống vốn đã ít chứa đựng những nhân tố phát triển, những giá trị văn hóa mới vốn chưa được đồng bào tiếp cận được là bao nhiêu, mà chủ yếu là mang tính tự phát. Hơn nữa trong tư duy của đồng bào còn chứa đựng những yếu tố bảo thủ, những tập tục lạc hậu không mơ ước nhiều về một đời sống hiện đại về vật chất và phong phú về tinh thần mà chỉ an phận với những gì mình đang có.

ở Việt Nam nền kinh tế thị trường đang diễn ra rất sôi động, phong phú và không kém phần phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến bản sắc văn hóa dân tộc. Khi tham gia cơ chế thị trường chúng ta phải chấp nhận sự khắc nghiệt của quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu...thì mới có thể tồn tại và phát triển được. Tuy nhiên, khi không biết điều tiết một cách hợp lý chúng ta sẽ bị các quy luật này chi phối rất mạnh và trở nên phụ thuộc vào chúng. Dường như lối sống mộc mạc, thật thà, chất phác của đồng bào dân tộc Mông đã bị ảnh hưởng ít nhiều bởi cơ chế này và họ quyên mất hoặc thậm chí cố tình tiếp nhận văn hóa các dân tộc khác (kể cả văn hóa nước ngoài) một cách tùy tiện và còn có thái độ chối bỏ văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Cùng với những tác động của nhân tố kinh tế, bản sắc văn hóa còn chịu sự tác động của nhân tố chính trị xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế như hiện nay, ngoài những tác động tích cực thì quốc tế hóa kinh tế cũng sẽ tạo cơ hội để các thế lực thù địch tìm cách lợi dụng tâm lý, phong tục tập quán của đồng bào để thực hiện âm mưu chống phá cách mạng. Chúng thực hiện chính sách "Chia để trị", kích động dân tộc cực đoan, tâm lý kỳ thị, chia rẽ các dân tộc, lôi kéo, mua chuộc số tầng lớp trên làm ngọn cờ tập hợp lực lượng, khống chế quần chúng, buộc quần chúng phải đi theo. Để mỵ dân chúng thực hiện nhiều hình thức như: xóa thuế cho người Mông, phát triển đạo thiên chúa...Đặc biệt chúng đã lợi dụng hiện tượng "xưng vua", lập đài phát thanh bằng tiếng Mông đặt tại Ma ni la, Phi líp Pin mục đích để thâm nhập vào vùng người Mông, thu thập tin tức tình báo, móc nối xây dựng cơ sở kích động chia rẽ dân tộc, đả kích chế độ, kêu gọi người Mông đi về phía Tây.

Như vậy, quá trình hợp tác và giao lưu văn hóa thế giới đã tạo cho chúng ta cơ hội mở rộng khả năng tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho đời sống người Mông nói chung, người Mông ở Hà Giang đã và đang đổi thay một cách nhanh chóng. ở nhiều địa phương, người Mông đã dần dần thay đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, mở rộng đầu tư cho sản xuất, bãi bỏ việc trồng cây thuốc phiện, sử dụng các loại máy nông nghiệp vào sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, từng bước chuyển từ sản xuất theo lối tự cung, tự cấp, tiến tới sản xuất hàng hoá. Đã có không ít hộ có thu nhập cao, trở nên khá giả, giàu có. Đồng bào đã ổn định trong đời sống định cư. Sự giao lưu văn hoá và kinh tế với các dân tộc anh em trong nước đã làm cho dân tộc Mông Hà Giang phát triển không ngừng, vừa giữ gìn những nét đẹp của truyền thống văn hoá dân tộc mình vừa tiếp thu những giá trị văn hoá mới của đời sống hiện đại, nhanh chóng đưa dân tộc Mông ở Hà Giang tiến nhanh, tiến mạnh trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xây dựng nền văn hoá cũng chính là thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá vùng đồng bào các dân tộc Mông nói riêng và các dân tộc thiểu số ở Hà Giang nói chung.

Đối với nước ta xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa diễn ra trong quá trình nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường và chính sách mở cửa hòa nhập vào khu vực và thế giới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặt khác, toàn cầu hóa còn là cơ hội để chúng ta tiếp thu khoa học, công nghệ hiện đại, là điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá, lưu giữ, phát triển văn hóa của dân tộc mình. Những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc và các phương tiện kỹ thuật hiện đại mà trở thành tài sản, giá trị chung của nhân loại. Đây chính là cơ hội chuyển hóa và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc theo yêu cầu của nền văn hóa mới. Như vậy, chỉ có thông qua giao lưu thì bản sắc văn hóa dân tộc mình mới có dịp truyền bá, làm cho các dân tộc khác hiểu được văn hóa của dân tộc mình. Từ đó làm cho mỗi dân tộc càng yêu quý, giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa đã có trong lịch sử của dân tộc.

Bên cạnh những thành tựu to lớn, những tiến bộ vững chắc trong hơn 20 năm qua, nền kinh tế thị trường và chính sách đổi mới, mở cửa cũng đã và đang buộc chúng ta phải đối mặt với nhiều hiện tượng phức tạp như sự phân tầng xã hội,phân hóa giàu nghèo có xu hướng ngày càng sâu sắc ở cả nông thôn và thành thị,nạn ma túy, mại dâm, tham nhũng đang phát triển. Trong thế toàn cầu hóa và tác động của nền kinh tế thị trường hiện tượng đáng lo ngại là nhiều người trong thế hệ trẻ không biết đến các làn điệu dân ca, không biết thổi khèn, không biết dệt vải, không biết tới những câu truyện dân gian, truyện cổ của dân tộc mình, ngay cả đến chữa viết họ cũng lãng quên...Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến làm mai một dần bản sắc văn hóa của dân tộc trong đó có dân tộc Mông, nhất là đối với tầng lớp thanh niên.

Tóm lại, trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và chính sách mở cửa. Tất cả các quốc gia các dân tộc đều nhận thức được rằng bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc là một yêu cầu khách quan, bức thiết của sự phát triển. Xử lý đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa các nội sinh và ngoại sinh là một nội dung quan trọng của chiến lược phát triển. Không mở cửa giao lưu quốc tế thì dân tộc sẽ rơi vào tình trạng suy thoái, cô lập. Nhưng nếu trao đổi, tiếp nhận vô điều kiện yếu tố ngoại sinh đến mức quay lưng với truyền thống, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc thì tất yếu

sẽ bị đồng hóa. Đúng như báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định:

Bản sắc dân tộc có tính tiên tiến của nền văn hóa được thấm đậm không chỉ trong công tác văn hóa - văn nghệ, mà cả trong hoạt động xây dựng. Sự sáng tạo vật chất, ứng dụng vào các thành tựu khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo, sao cho trong mọi lĩnh vực chúng ta có tư duy độc lập, có cách làm vừa hiện đại, vừa mạng sắc thái Việt Nam. Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại song phải luôn luôn coi trọng những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc, quyết không tự đánh mất mình, trở thành bóng mờ sao chép của người khác [91, 30].

- Về tổ chức, quản lưý:

Thứ nhất, Do sự nhận thức của các nhà lãnh đạo ở các cấp đối với vấn đề văn hóa còn nhiều khiếm khuyết và lệch lạc, chưa nhận thức đúng vai trò, vị trí của văn hóa trong trong sự nghiệp phát triển đất nước. Chỉ thấy một chiều, văn hóa là kết quả của quá trình chuyển đổi kinh tế - xã hội, chưa thấy được văn hóa sẽ tạo động lực cho sự phát triển. Từ đó dẫn tới những chủ trương và sự chỉ đạo thực tiễn nhiều lúc, nhiều nơi không đáp ứng và làm chủ được những biến đổi đang diễn ra, có biểu hiện xem nhẹ văn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay pptx (Trang 60 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)